Bình Định: Chung sức giữ rừng

19/04/2018, 23:29

(TN&MT) - Điều kiện đi lại cách trở, khắc nghiệt do địa hình đồi núi phân bố rộng, cheo leo khiến công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn, thử thách. Trước thực tế này, Hạt Kiểm lâm các địa phương đã nắm chắc tình hình, chủ động xây dựng quy chế phối hợp giữ rừng trên từng địa bàn với mục tiêu phát hiện, ngăn chặn, đẩy đuổi và xử lý kịp thời các hiện tượng xâm hại về rừng.

Tuần tra chung

Ông Đoàn Văn Tá, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện An Lão, cho biết vùng rừng giáp ranh giữa 2 huyện An Lão và Hoài Nhơn dài trên 25 km với diện tích đất có rừng gần 5.000 ha, gồm gần 2.400 ha rừng tự nhiên và hơn 2.500 ha rừng trồng thuộc địa bàn giáp ranh giữa xã An Hưng, An Tân, An Hòa (An Lão) với xã Hoài Châu, Hoài Phú, Hoài Sơn (Hoài Nhơn). Đây là điểm nóng phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, lâm sản trái pháp luật và lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép trong năm 2017. Đặc biệt, sau vụ phá rừng tự nhiên xảy ra ở khoảnh 7, khoảnh 8, tiểu khu 1, xã An Hưng (An Lão) - khu vực giáp ranh với xã Hoài Sơn (Hoài Nhơn), ngày 9.1 vừa qua, lực lượng chức năng 2 địa phương đã ký kết Quy chế phối hợp chia sẻ thông tin, tuần tra, truy quét, phòng chống cháy rừng chung.

anh 2 (28)
Lực lượng kiểm lâm trong tỉnh đang đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, bảo vệ rừng chung thông qua quy chế phối hợp đã được ký kết

Qua thực hiện quy chế phối hợp, bước đầu các hành vi xâm hại tài nguyên rừng vùng giáp ranh đã được kiểm soát và ngăn chặn. Đáng chú ý, trong quý I năm 2018, lực lượng chức năng 2 địa phương đã tổ chức 21 đợt kiểm tra, truy quét và 15 đợt tuần tra kiểm soát lâm sản tại các vùng giáp ranh. Qua kiểm tra, Hạt Kiểm lâm 2 huyện đã phá hủy 9 lò than, 3 lán trại, 900kg than hầm và bắt giữ 8 ster củi giao cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Đồng thời nhận thấy, các vùng rừng giáp ranh ổn định không có phát hiện phá rừng mới, không có khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; khu vực phá rừng cũ vẫn còn nguyên hiện trường không có tác động. Ngoài phối hợp tuần tra chung với huyện Hoài Nhơn, Hạt Kiểm lâm huyện An Lão cũng chủ động xây dựng quy chế tuần tra, kiểm soát, bảo vệ rừng với huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nhờ vậy, các vùng giáp ranh giữa xã An Hưng, An Trung, An Dũng, An Vinh, An Toàn (An Lão) và xã Ba Trang, Ba Lế (Ba Tơ, Quảng Ngãi) được bảo vệ tốt hơn.

Tại huyện Tây Sơn nơi có nhiều diện tích đất có rừng nằm giáp ranh với các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão và TX An Khê, Đắc Pơ, K’Bang (Gia Lai). Đây là những vùng có địa hình đồi núi rất hiểm trở, do vậy, các đối tượng lợi dụng điều này để xâm hại rừng. Để chủ động bảo vệ, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn đã xây quy dựng chế phối hợp quản lý, tuần tra chung với lực lượng chức năng ở các địa phương có rừng chung đường ranh giới với huyện. “3 tháng đầu năm 2018, lực lượng bảo vệ rừng các bên đã tổ chức 46 đợt tuần tra, kiểm soát lâm sản, kiểm tra, truy quét, qua đó, phát hiện 1 vụ vi phạm vô chủ với số gỗ tịch thu gần 1,5m3 và được chuyển về Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn xử lý; đồng thời, hủy tại rừng 21 lò than, 14 lán trại, 2.700 kg than, 15 cái xẻng và 15 cái cuốc”, ông Nguyễn Ơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn, cho hay.

Tiếp tục bảo vệ, kiểm soát chặt chẽ

Theo Chi cục Kiểm lâm (Sở NN&PTNT Bình Định), đầu năm 2018 đến nay, lực lượng kiểm lâm các địa phương trong tỉnh đã có nhiều thông tin kịp thời, chính xác, phối hợp đồng bộ trong truy quét lâm, khoáng sản nên hạn chế được tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Điểm sáng là tình hình vi phạm về khai thác, vận chuyển lâm sản ở các vùng rừng giáp ranh giữa huyện An Lão - Hoài Nhơn, Hoài Ân - Vĩnh Thạnh, Vân Canh - Đồng Xuân (Phú Yên),… được kiểm soát. Kết quả này có được nhờ chính quyền các địa phương và ngành chức năng có liên quan đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong quản lý, bảo vệ rừng; trong đó có việc ký kết các quy chế phối hợp giữ rừng.

anh 1 (31)
Kiểm lâm huyện Tây Sơn đang tập trung đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng. Trong ảnh: Cán bộ kiểm lâm tiến hành đo đạc, xác minh nguồn gốc gỗ vi phạm

Tuy các vụ xâm hại về rừng bước đầu được kiểm soát, song đại diện Chi cục Kiểm lâm cho rằng không vì thế mà các địa phương tỏ ra lơ là, chủ quan trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Do vậy, thời gian tới, chính quyền các cấp, chủ rừng, lực lượng kiểm lâm, công an ở địa phương tập trung quản lý tốt địa bàn ngay từ cơ sở, thống kê đối tượng, kiểm soát và ngăn chặn ngay từ đầu việc đưa người, phương tiện, dụng cụ vào rừng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; trục xuất các đối tượng làm ăn phi pháp ra khỏi địa bàn quản lý. Cạnh đó, quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến lâm sản, không để xảy ra tình trạng lợi dụng làm đầu mối tiêu thụ lâm sản trái phép.

Ông Đỗ Tùng Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão, cho biết: Huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện tiếp tục phối hợp cùng lực lượng chức năng tại huyện Hoài Nhơn tăng cường hoạt động bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Khi phát hiện có dấu hiệu xâm hại đến tài nguyên rừng, các tổ công tác của 2 địa phương cần kịp thời phản ảnh, báo cáo cho cấp có thẩm và phối hợp tổ chức ngay các biện pháp ngăn chặn. Khi tuần tra truy quét rừng và kiểm tra, kiểm soát lâm sản, phát hiện có đối tượng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, xác lập biên bản, củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời, thường xuyên trao đổi thông tin để nắm bắt thông tin, kịp thời hỗ trợ lẫn nhau khi có vụ việc đột xuất với phương châm hành động là không để xảy ra phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn.


(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Nam triển khai nhân rộng thực hành không rác thải tại một số điểm du lịch
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi các Sở, ban ngành về việc triển khai nhân rộng thực hành không rác thải tại một số điểm du lịch tiêu biểu.
  • Cùng hành động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2023
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Công văn số 7294/BTNMT-TTTT về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.
  • Quảng Bình: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, yêu cầu công khai danh sách các cơ sở sản xuất phải lắp đặt, đã lắp đặt, chưa lắp đặt thiết bị quan trắc liên tục tự động trên các phương tiện thông tin đại chúng và cổng thông tin điện tử của đơn vị. Việc lắp đặt phải khẩn trương hoàn thành lắp đặt và truyền dữ liệu quan trắc liên tục tự động trước ngày 31/12/2024 theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
  • Dự báo thời tiết ngày 8/9: Miền Bắc tiếp tục nắng nóng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hôm nay (8/9), Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ngày nắng, nóng, có nơi trên 35 độ. Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và giông, khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Thời tiết ngày 3/9: Bắc Bộ nắng nóng, Nam Bộ mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, thời tiết ngày 3/9, Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Trong khi Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to; có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
  • Dự báo thời tiết ngày 1/9: Miền Bắc nắng đẹp, miền Nam mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Trong hôm nay (1/9), thời tiết miền Bắc nhìn chung có nắng, có nơi nắng nóng, đêm không mưa. Miền Trung ngày nắng gián đoạn, chiều tối và tối có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; đêm có mưa rào và giông vài nơi.
  • Quảng Nam: Tăng cường bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam triển khai các giải pháp hữu hiệu về bảo vệ môi trường (BVMT), qua đó góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới giảm nghèo bền vững.
  • Thời tiết ngày 27/8: Bắc Bộ mưa to chiều tối, Nam Bộ ngày nắng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay 27/8, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Mưa có xu hướng tăng về chiều tối đến đêm khiến thời tiết Bắc Bộ có mưa vừa đến mưa to. Nam Bộ ngày nắng, chiều mưa dông.
  • Dự báo thời tiết ngày 25/8: Mưa lớn tiếp diễn, Bắc Bộ đến Nghệ An có nguy cơ cao sạt lở, lũ quét
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ có mưa từ rạng sáng nay (25/8) và sẽ tiếp diễn trong ngày hôm nay. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện thuộc các tỉnh vùng núi Bắc Bộ và Nghệ An, Thanh Hóa.
  • Thời tiết ngày 20/8: Hà Nội nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/8, thời tiết khu vực Hà Nội có mây, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng gián đoạn.
  • Dự báo thời tiết ngày 18/8: Trung Bộ vẫn nắng to, Bắc Bộ chuẩn bị mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 18/8, Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; từ đêm nay có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Thời tiết các tỉnh Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận phổ biến là nắng nóng, nhiệt độ cao nhất từ 35 – 37 độ, có nơi trên 37 độ.
  • Thời tiết ngày 13/8: Miền Bắc tiếp diễn mưa to, trời dịu mát
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, dự báo thời tiết 13/8/2023, Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Voi 12/8
    (TN&MT) - Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Voi 12/8, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã phối hợp cùng một số đơn vị khởi xướng các hoạt động hưởng ứng, nhằm kêu gọi hành động khẩn cấp bảo tồn loài và giúp các quần thể voi tại Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ trở lại.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO