Bình Định: Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp trên biển, đầm phá

Như Quỳnh | 27/10/2019, 15:00

(TN&MT) - Chi cục Thủy sản thuộc Sở NN&PTNT Bình Định vừa phối hợp với các đơn vị chức năng mở đợt tuần tra, truy quét các đối tượng khai thác hải sản bất hợp pháp trên biển và các đầm phá. Qua đó đã kịp thời ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm.

“Điểm sáng” qua đợt cao điểm

Thực hiện Kế hoạch số 31/KH-SNN ngày 11.9.2019 về công tác phối hợp tăng cường tuần tra, kiểm soát chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh của Sở NN&PTNT. Từ ngày 17.9 đến ngày 14.10, Chi cục Thủy sản phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quy Nhơn, Đồn Biên phòng Đề Gi và Cảnh sát giao thông đường thủy (Công an tỉnh Bình Định) tổ chức tuần tra, kiểm soát hoạt động thủy sản vùng cảng biển Quy Nhơn, cảng biển Đề Gi (huyện Phù Cát).

Trong quá trình thực hiện, lực lượng chức năng liên tục tổ chức các buổi tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp cho các chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá, ngư dân, chủ cơ sở dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản tại địa phương hiểu và chấp hành các quy định mới về Luật Thủy sản 2017, Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16.5.2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản và các quy định về IUU. Đồng thời, bố trí lực lượng chức năng hỗ trợ Ban quản lý cảng cá Quy Nhơn, cảng cá Đề Gi đảm bảo tình hình ANTT tại khu vực cảng cá, vùng nước trước cảng cá Quy Nhơn và Đề Gi.

Thanh tra pháp chế Chi cục Thủy sản kiểm tra thủ tục hành chính hành nghề của một tàu cá hoạt động trên biển.

Bên cạnh đó, đơn vị chức năng còn thành lập hai Tổ công tác phối hợp, gồm: Tổ công tác tại Quy Nhơn và Tổ công tác tại Đề Gi, phân công lực lượng, phương tiện tham gia để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát IUU ở hai khu vực trọng điểm Quy Nhơn và Đề Gi. Đặc biệt, công tác theo dõi, giám sát tình hình và duy trì lực lượng tuần tra, kiểm soát tại địa bàn cũng được thực hiện chặt chẽ. Cụ thể, các đơn vị liên quan thường xuyên trinh sát theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các đối tượng sử dụng xung điện xiếc máy, nghề giã cào vi phạm ở đầm Thị Nại, đầm Đề Gi và vùng ven bờ ở khu vực biển vịnh Quy Nhơn; vùng các bãi đá ngầm ven cửa biển Đề Gi.

Kết quả từ ngày 17.9 đến ngày 14.10, lực lượng chức năng đã thực hiện kiểm tra tổng số 442 lượt tàu cá hoạt động tại khu vực cửa biển Quy Nhơn và cửa biển Đề Gi. Qua đó phát hiện xử phạt vi phạm hành chính gần 98 triệu đồng/18 trường hợp vi phạm, buộc 62 chủ tàu, thuyền trưởng hoàn thành các thủ tục giấy tờ liên quan đến tàu cá và thuyền viên. Cụ thể, tại Quy Nhơn lực lượng chức năng đã tổ chức kiểm tra, kiểm soát 271 lượt tàu cá ra vào cửa biển, phát hiện xử lý vi phạm hành chính với số tiền 92 triệu đồng/12 trường hợp. Trong đó, có 61 tàu cá nghề giã cào và 37 tàu cá thiếu giấy tờ không cho ra ra khơi khai thác. Các trường hợp vi phạm còn lại xảy ra ở 2 huyện Phù Cát và Phù Mỹ.

Ông Nguyễn Kim Ngôn, Trưởng phòng Phòng Thanh tra pháp chế Chi cục Thủy sản, cho biết: Việc tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã có kết quả tích cực, răn đe, chấn chỉnh trong hoạt động khai thác của các tàu cá tại các địa phương chấp hành ngiêm túc các quy định pháp luật trong hoạt động thủy sản. Nhất là đối với tàu cá hoạt động nghề giã cào và tàu cá loại nhỏ có chiều dài dưới 12m đã có sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, chấp hành pháp luật trong việc chấp hành việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng và hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ liên quan. Qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo đúng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật đã góp phần nâng cao ý thức của ngư dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về thủy sản, đảm bảo an toàn, trật tự, góp phần giữ gìn an ninh khu vực biên giới biển tại địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh

Bên cạnh những mặt tích cực, công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính của các lực lượng phối hợp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhất là việc chưa xử lý các đối tượng sử dụng xung điện xiếc máy hoạt động trên đầm Thị Nại, đầm Đề Gi vì các đối tượng này phát hiện có lực lượng chức năng hoạt động thường trực tại cảng Quy Nhơn và cảng Đề Gi nên đã tạm ngừng hoạt động. Do đó, từ ngày 24.10 đến ngày 30.11.2019, Chi cục Thủy sản tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát về IUU trên đầm Thị Nại. Trong đợt ra quân lần này, lực lượng chức năng sẽ tập trung xử lý các tàu cá hoạt động khai thác không có đầy đủ giấy tờ theo quy định, sử dụng xung điện xiếc máy, lồng xếp, giã cào khai thác thủy hải sản trên đầm.

Ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, nhấn mạnh: “Đợt cao điểm kiểm tra lần này nhằm mục đích khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu. Đồng thời, tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là chủ tàu, thuyền trưởng khi tham gia hoạt động khai thác thủy hải sản phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc hành nghề trên vùng sông nước nói chung và vùng biển nói riêng”.

Xác định đợt ra quân lần này sẽ là một trong những giải pháp căn cơ giải quyết việc khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu nhằm tháo gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam, ông Đinh Thành Tiến, Chủ tịch UBND xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), cho hay: “Xã sẽ cử cán bộ phối hợp lực lượng chức năng tổ chức đối thoại, vận động, thuyết phục các hộ gia đình, các đối tượng cam kết từ bỏ nghề cấm, đặc biệt không xâm phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy hải sản trái phép. Tất cả các giải pháp thực hiện đều chung một mục tiêu để Ủy ban châu Âu sớm gỡ “thẻ vàng” với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam”.

Bài liên quan
  • Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
     (TN&MT) – Gia đình tôi đang muốn thuê 1 vùng mặt nước biển nhỏ để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, gia đình tôi không biết làm hồ sơ ra sao và cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép trên. Xin hỏi, cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển? Hồ sơ và trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển được quy định như thế nào?

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đất đã hiến có đòi lại được không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồ Quang Đức (Thanh Oai – Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi có nguyện vọng hiến một phần đất nhỏ để làm đường đi chung của xóm. Xin hỏi, thủ tục hiến đất hiện nay được quy định như thế nào? Sau này, khi cơ sở hạ tầng giao thông của xóm phát triển, gia đình tôi có đòi lại được diện tích đã hiến hay không?
  • Thời hạn và cách thức xử lý khi nộp chậm tiền sử dụng đất
    (TN&MT) - Gia đình tôi đang làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất ở với diện tích 250m2. Trong lúc làm sổ đỏ, chúng tôi có nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn nên chúng tôi chưa có tiền để nộp. Xin hỏi, thời hạn nộp tiền sử dụng đất là bao lâu? Nếu không nộp thì chúng tôi có được cấp sổ hay không? Nộp chậm tiền sử dụng đất thì có bị phạt không và mức phạt là bao nhiêu?
  • Xử lý nghiêm những vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, pháp luật hiện hành đã có những quy định và hướng dẫn cụ thể về giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, nhất là những thủ tục về cấp Giấy chứng nhận, chuyển quyền sử dụng. Tất cả những vi phạm trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai sẽ bị xử lý theo đúng quy định.
  • Trường hợp nào được thế chấp quyền sử dụng đất?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Phương Hà Mai (Ninh Bình) hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn thuê đất của Nhà nước để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên chúng tôi muốn thuê đất trả tiền hàng năm và dùng chính mảnh đất đấy thế chấp, vay vốn ngân hàng để lấy vốn đầu tư cơ sở chăn nuôi, con giống…Xin hỏi, vợ chồng tôi có thuộc đối tượng được thuê đất không? Sau khi thuê chúng tôi có thế chấp diện tích đất thuê hay không?
  • Hồ sơ và thủ tục tách thửa đất tái định cư
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồ Thị Mười (Thái Bình) hỏi: Gia đình tôi nhận được 1 mảnh đất tái định cư từ năm 2020. Do con trai tôi sắp lấy vợ nên tôi muốn tách mảnh đất này làm đôi để tặng cho con trai 1 phần. Xin hỏi, đất tái định cư có được tách sổ đỏ hay không? Nếu được thì thủ tục tách và thời gian tách là bao nhiêu lâu?
  • Quy định mới nhất về các khoản chi bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất
    (TN&MT) - Hiện nay, đơn vị chúng tôi đang phải lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Xin hỏi, nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất gồm những khoản chi nào? Chúng tôi có thể tìm hiểu thông tin mới nhất liên quan đến vấn đề này tại văn bản nào?
  • Thủ tục và thời hạn thuê đất nuôi tôm
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Trần Khánh An (Nam Định) hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn thuê đất để nuôi tôm. Tuy nhiên, thuê lại của người dân thì rất khó thuê diện tích lớn. Xin hỏi, vợ chồng tôi có thể thuê đất của chính quyền hay không? Nếu thuê thì phải làm những thủ tục gì và chúng tôi được thuê bao nhiêu lâu.
  • Công nhận đất ở cho người sử dụng đất chưa có sổ đỏ
    (TN&MT) - Việc công nhận đất ở được thực hiện căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở. Nếu diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng….
  • Không ký giáp ranh có được làm sổ đỏ?
    (TN&MT) - Bạn đọc Phan Hồng Nam (Sơn Tây, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi đang làm thủ tục xin cấp lại sổ đỏ vì diện tích thực tế của gia đình tôi lớn hơn trong sổ đỏ cũ. Khi làm thủ tục, cán bộ địa phương yêu cầu phải đo đạc và ký giáp ranh. Tuy nhiên, nhà giáp ranh với mảnh đất của gia đình tôi đi làm ăn xa, chúng tôi cố gắng liên lạc mà không được. Xin hỏi, trong trường hợp không ký được giáp ranh thì thủ tục làm lại sổ đỏ của nhà tôi có ảnh hưởng không?
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Khôi Nguyên (Đồng Nai) hỏi: Mới đây, công ty của tôi đã nhận góp vốn 30 % của nhà đầu tư Hàn Quốc. Sau khi thay đổi cơ cấu công ty, chúng tôi muốn mở rộng quy mô. Xin hỏi, công ty của tôi có thể nhận chuyển nhượng đất từ cá nhân, tổ chức để xây dựng trụ sở, văn phòng công ty hay không?
  • Điều kiện tách thửa đất ở năm 2022
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thu Hồng (Hà Nội) hỏi: - Em trai tôi chuẩn bị lập gia đình nên bố mẹ tôi đang muốn tách thửa đất đang ở để cho vợ chồng em tôi. Nhưng gia đình tôi nhận được thông tin UBND thành phố đang tạm dừng phân lô, tách thửa nên rất hoang mang. Xin hỏi, cụ thể thông tin này như thế nào? Và điều kiện mới nhất để tách thửa năm 2022 được quy định ra sao?
  • Đất trong sổ địa chính có phải đóng tiền sử dụng khi làm sổ đỏ?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Văn Phú Hương (Nam Định) hỏi: Bố mẹ tôi được nhà nước giao đất, đã có tên trong sổ địa chính của xã. Đất này bố mẹ tôi sử dụng ổn định. Thời gian gần đây, bố mẹ tôi muốn chia đất cho anh em chúng tôi nên bố mẹ tôi muốn làm sổ đỏ cho diện tích đất này. Xin hỏi, bây giờ bố mẹ tôi làm sổ đỏ cho diện tích đất này thì có phải đóng tiền sử dụng đất hay không?
  • Cấp Giấy chứng nhận và chuyển nhượng đất thuộc quy hoạch
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồng Ánh Dương (Phú Thọ) hỏi: Đầu năm 2021, vợ chồng tôi tích cóp mua được 100m2 đất tại trung tâm thị trấn. Hai bên đã hoàn tất việc mua bán. Tuy nhiên, khi đi làm sổ đỏ cho diện tích trên thì vợ chồng tôi mới biết diện tích đất này thuộc quy hoạch xây dựng công trình công cộng của huyện. Vợ chồng tôi rất lo lắng, không biết diện tích này có được cấp sổ đỏ hay không? Nếu không được cấp sổ thì chúng tôi có chuyển nhượng lại được diện tích đất này không?
  • Những quyền lợi khi làm sổ đỏ với diện tích đất hình thành trước năm 1993
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Thanh Bình (Vĩnh Phúc) hỏi: Gia đình tôi chuẩn bị làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất của bố mẹ tôi được ông bà nội để lại. Mảnh đất này được hình thành trước năm 1990. Khi tìm hiểu pháp luật tôi thấy, tùy vào thời gian bắt đầu sử dụng đất mà người đang sử dụng có những quyền lợi nhất định khi làm sổ đỏ. Vậy xin hỏi, với mảnh đất của gia đình tôi thì sẽ được hưởng cụ thể những quyền lợi gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO