Bình Định: Cần làm rõ bãi tập kết hàng trăm cây gỗ rừng tự nhiên do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh khai thác

17/06/2018, 21:34

(TN&MT) - Theo số liệu thống kê ban đầu của Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh thì số gỗ tại bãi tập kết do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh, huyện Vân Canh khai thác có 277 lóng, 144,967m3. Đây là gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên với đường kính nhỏ nhất 20cm, lớn nhất 100cm hàng chục năm tuổi bao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm.

4 lóng cây gỗ bời lời, có đường kính trên 50cm, khối lượng 5,672m3 nằm tại Hạt Kiểm lâ huyện Vân Canh
4 lóng cây gỗ bời lời, có đường kính trên 50cm, khối lượng 5,672m3 nằm tại Hạt Kiểm lâ huyện Vân Canh

Ngày 7/6, Ht Kiểm lâm huyện Vân Canh đã lập biên bản kiểm tra lâm sản không có người nhận tại Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hà Dế thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh 4 lóng cây gỗ bời lời, có đường kính trên 50cm, khối lượng 5,672m3 không có đóng dấu búa kiểm lâm cũng không ai nhận số lâm sản trên. Cây gỗ này nằm trên tuyến đường ủi theo thiết kế đi làng  Kà Nâu, thuộc lô a, khoảng 6, tiểu khu 359A nên Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hà Dế đưa về Trạm. Hiện 4 lóng gỗ này đang nằm tại Ht Kiểm lâm huyện Vân Canh chờ cơ quan chức năng xử lý.

Làm việc với ông Phạm Văn Lộc- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh cho biết: 4 lóng gỗ bời lời do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh chặt và tự ý đưa về về Trạm của mình. Công ty này sai phạm ở chỗ tự chặt cây gỗ rừng già mà không thông báo cho cơ quan chức năng biết để xử lý. Công ty này được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương cho phép mở đường lâm nghiệp vào khu vực làng Kà Nâu, xã Canh Liên. Chỉ có cây gỗ này là nằm ngoài dự án mở đường, còn lại đều nằm trong dự án.

Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hà Dế thuộc Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh
Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hà Dế thuộc Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh

Ngày 15/6, PV Báo điện tử TN&MT có mặt tại bãi tập kết hàng trăm cây gỗ lớn rừng tự nhiên cách Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hà Dế thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh quản lý, bảo vệ, trồng rừng khoảng chừng 6-7km. Tại đây có 277 lóng gỗ, 144,967m3, đường kính nhỏ nhất 20cm, lớn nhất 100cm hàng chục năm tuổi bao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm.

Ngày 14/8/2017, UBND tỉnh Bình Định ra Quyết định số 4319 đồng ý cho phép Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh khai thác tận dụng gỗ tự nhiên trong diện tích mở đường lâm nghiệp vào khu vực làng Kà Nâu, xã Canh Liên. Địa điểm thực hiện dự án thuộc khoảnh 4, tiểu khu 368, khoảnh 6,7 tiểu khu 359A xã Canh Liên. Diện tích 1,85ha trong đó diện tích đi qua rừng tự nhiên 1,48ha. Sản phẩm gỗ sau khi khai thác phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm và tổ chức đấu giá theo quy định. Đồng thời nộp vào ngân sách tỉnh nguồn thu còn lại sau khi trừ các cho phí hợp lý, hợp lệ theo quy định.

Khu vực rừng do Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh bảo vệ, quản lý, trồng rừng
Khu vực rừng do Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh bảo vệ, quản lý, trồng rừng

Theo đó Hồ sơ thiết kế khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên để mở đường lâm nghiệp vào khu rừng sản xuất của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh bao gồm: tổng gỗ 193,1m3, gỗ lớn 134,7m3, gỗ nhỏ 27,3m3, gỗ cành ngọn 31,1m3.  

Như vậy, số gỗ 277 lóng gỗ lớn, 144,967m3 mà Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh khai thác đang nằm tại bãi tập kết trong rừng cách xa Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hà Dế đã vượt ngưỡng cho phép đối với gỗ lớn 134,7m3.

Cận cảnh 277 lóng, 144,967m3 được khai thác từ rừng tự nhiên với đường kính nhỏ nhất là 20cm và lớn nhất là 100cm hàng chục năm tuổi bao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm đang nằm cách xa Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hà Dế
Cận cảnh 277 lóng, 144,967m3 được khai thác từ rừng tự nhiên với đường kính nhỏ nhất là 20cm và lớn nhất là 100cm hàng chục năm tuổi bao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm đang nằm cách xa Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hà Dế

Vấn đề dự luật đặt ra là, không hiểu vì sao Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh sau khi khai thác gỗ rừng tự nhiên để mở đường lâm nghiệp không đưa gỗ về tập kết tại Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hà Dế do mình quản lý mà phải dấu số lượng gỗ lớn này nằm cách Trạm 6-7km đường rừng đi lại khó khăn hiểm trở?!.

Càng không hiểu vì sao, UBND tỉnh Bình Định lại cho phép Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh được quyền khai thác 1,48ha rừng tự nhiên chỉ vì mục đích mở đường lâm nghiệp?! Điều lo ngại hơn nữa là số lượng 277 lóng, 144,967m3 gỗ lớn rừng tự nhiên Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh đã khai thác sẽ xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?!.


(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, có hiệu lực từ ngày 15/7/2023, thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016.
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7
    (TN&MT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 đối với 09 dự án luật, trong đó có Luật Địa chất và khoáng sản.
  • Thừa Thiên - Huế quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển bền vững - Kiểm soát chặt, quản lý nghiêm
    (TN&MT) - Trong quá trình khai thác khoáng sản, bên cạnh những doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện quy định pháp luật về khai thác, chế biến khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp “phớt lờ” quy định, coi thường luật pháp. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã và đang tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm.
  • Thừa Thiên - Huế: Khoáng sản là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản tại Thừa Thiên - Huế đã và đang góp phần phát triển ổn định kinh tế - xã hội của địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế để rõ hơn về vấn đề này.
  • Thanh Hóa: Quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển kinh tế bền vững
    Thời gian qua, để khắc phục các tồn tại, vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, từng bước đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nề nếp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo các khu vực nông thôn, miền núi.
  • Mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cao nhất 100 triệu đồng
    Theo Bộ Tài chính, mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại là 100 triệu đồng/giấy phép; lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm là 80 triệu đồng/giấy phép.
  • Tiền Giang: Quản lý hiệu quả khoáng sản, phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản, nhất là cát lòng sông trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Kiệt, Phó Giám đốc Sở TN&MT Tiền Giang xung quanh nội dung này.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO