Bình Định: Biến đất công viên thành bãi sửa ô tô gây ô nhiễm môi trường

Mỹ Bình | 28/04/2022, 17:28

Từ tháng 6 năm 2019, nhiều hộ dân ở đường Lý Chính Thắng và đường Hoàng Minh Thảo, thuộc tổ 47, khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn đã có đơn tập thể kiến nghị một số hộ dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, đất công viên cây xanh để làm bãi sửa xe gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn cho trẻ nhỏ. Thế nhưng, 4 năm qua những kiến nghị của người dân vẫn chưa được giải quyết.

Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và gây ô nhiễm môi trường

Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được thông tin phản ánh của người dân đang sinh sống tại đường Lý Chính Thắng, đường Hoàng Minh Thảo và đường Phạm Ngọc Thảo thuộc tổ 47, khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn về tình trạng một số hộ dân lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, đất quy hoạch công viên cây xanh để làm bãi sửa xe ô tô, gây mất an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ trong khu dân cư khi vui chơi trên vỉa hè của những con đường này.

z3371819054326_dfeabb279e91168d906352fed864aae0.jpg
 Khu đất quy hoạch công viên cây xanh đang bị một số hộ dân chiếm dụng làm bãi sửa ô tô nhiều năm nay 

Không những vậy, bãi sửa xe này làm mất mỹ quan đô thị khu dân cư và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, bởi tiếng ồn máy móc, xe cộ và dầu nhớt thải ra môi trường làm đen mặt đường khu dân cư khiến người dân bức xúc. Họ làm đơn phản ánh, kiến nghị lên chính quyền địa phương, nhưng nhiều năm qua những hô dân vi phạm không bị xử lý dứt điểm và những kiến nghị của người dân không được giải quyết đến nơi đến chốn.

z3371819075182_103e2e8fc85bc41fc9662b7f26cee746.jpg
 Ô tô cũ và hư hỏng nằm chiếm ngữ lòng đường Hoàng Minh Thảo 

Ngày 27/4/2022, phóng viên ghi nhận tại các tuyến đường Hoàng Minh Thảo, Phạm Ngọc Thảo, Lý Chính Thắng cho thấy, một số hộ dân lấn chiếm mặt đường, vỉa hè dùng làm bãi sửa xe ô tô cũ. Các vật dụng gò hàn, sắt thép, dây điện nằm ngổn ngang. Đặc biệt, các loại chất thải, nước thải cùng vết dầu nhớt tràn ngập mặt đường và lối đi trên vỉa hè khiến nơi đây vô cùng nhếch nhác, mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông khi các loại xe ô tô cũ nằm chiếm ngữ giữa lòng đường khu dân cư.

z3371819090884_f84a24f557072e9f8230d99a225ee808.jpg
 Vìa hè, lòng đường đều được sử dụng làm bãi sửa xe 

Một người dân sinh sống tại tổ 47, khu vực 9, phường Đống Đa cho biết: Từ hơn 4 năm nay đã diễn ra tình trạng một số người tự ý lấn chiếm mặt đường, vỉa hè để làm bãi sửa xe tự phát. Hằng ngày, tiếng gò hàn, búa đập gây ồn ào cho cả khu vực dân cư; mùi khét, mùi hôi từ dầu nhớt cũng khiến nhiều người sinh sống gần đó không chịu nổi.

z3371820434273_417793b6384cecadfb3647123b98c9f5.jpg
 Công viên cây xanh đang sử dụng làm quán buôn bán, kinh doanh, bãi sửa xe ô tô trên đường Phạm Ngọc Thảo 

Một người dân khác tiếp lời: Việc sửa xe được thực hiện ngay tại mặt đường gây mất an toàn giao thông. Nghiêm trọng hơn là toàn bộ dầu luyn, nước bẩn đều được thải xuống cống ngầm chảy ra sông Hà Thanh. Đây là điều chúng tôi lo lắng vì làm ô nhiễm môi trường đầm Thị Nại khi dầu nhớt len theo sông Hà Thanh đổ ra đầm Thị Nại. Chưa kể tiếng ồn máy móc động cơ họ sửa xe, rả xe ra từng bộ phận gây tiếng ồn làm ảnh hưởng việc học tập, nhất là việc học trực tuyến do dịch Covid-19 và sức khỏe của các cháu nhỏ trong gia đình.

z3371820421330_e78d03604f21bf50e7fdbfb0a4b281c7.jpg
 Công viên thành nơi đậu đỗ ô tô và chứa ô tô hư hỏng 

Không chỉ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường mà một số hộ dân làm nghề sửa xe ô tô còn tận dụng khu vực công viên cây xanh trong khu dân cư này để dựng chòi tạm rồi đặt máy móc, xe ô tô cũ, dụng cụ, phế liệu và xả chất bẩn gây ô nhiễm môi trường làm mất mỹ quan khu phố. Ngoài ra, các hộ khác tận dụng diện tích công viên để buôn bán, kinh doanh. Công viên này hầu như không có lối đi bộ, vỉa hè hay các hạng mục công trình nào phục vụ dân sinh và cỏ mọc xanh um tùm trông rất phản cảm, nhếch nhác.

Tái vi phạm nhiều lần

Ông Phan Tấn Vũ, Chủ tịch UBND phường Đống Đa cho biết: Trong thời gian qua chính quyền địa phương đã nhiều lần ra quân xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, công viên cây xanh để làm bãi sửa xe ô tô tại khu vực dân cư thuộc tổ 47, khu vực 9, phường Đống Đa, tiến hành cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm và xử phạt hành chính các hộ dân vi phạm.

z3371819147588_d9e96ccdb5e33b8806a6749fb11bb952.jpg
  Dầu nhớt của động cơ máy móc tràn xuống mặt đường và cống thoát nước ra sông Hà Thanh nằm bên cạnh khu vực mặt đường đổ dầu nhớt 

Trong năm 2019, UBND phường Đống Đa đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 trường hợp trú tổ 47, khu vực 9, phường Đống Đa về hành vi sử dụng trái phép vỉa hè đường Lý Chính Thắng và đường Trần Thị Lan để sửa chữa thiết bị, máy móc ô tô gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường; mức phạt tiền là 2,5 triệu đồng/trường hợp.

z3371822184528_fb3354f2ef75be33e3a7446952628c44.jpg
 Rửa máy móc và làm máy tại miệng hố cống thoát ra sông Hà Thành đổ ra đầm Thị Nại 

Ông Phan Tấn Vũ tiếp lời: Cơ quan chức năng vừa xử phạt vi phạm hành chính, tháo dỡ công trình vi phạm xong thì các trường hợp trên lại tái lấn chiếm nhiều lần. Việc xử lý cũng gặp nhiều khó khăn, tốn chi phí cho việc thuê xe chở các vật dụng, máy móc. Vừa qua, người dân tiếp tục phản ánh nên trong thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục ra quân xử lý vi phạm. Chúng tôi cũng báo cáo UBND thành phố chỉ đạo xây dựng công viên, tạo mỹ quan khu vực này. Riêng về thông tin trong quá trình sửa xe, người dân xả thải dầu nhớt xuống cống chảy ra sông Hà Thanh, ông Phan Tấn Vũ sẽ cho lực lượng kiểm tra rồi thông tin lại báo chí sau.

z3371820403841_72ff426eb04ef9e62d2a843680b0b49b.jpg
  Sửa máy móc, cẩu máy móc gây tiếng ồn trong khu dân cư 

Theo tài liệu UBND phường Đống Đa cung cấp thì khu đất trên quy hoạch công viên cây xanh (ký hiệu CXI) có diện tích 1698,95m2. UBND phường đã có văn bản gửi UBND thành phố Quy Nhơn và Ban Quản lý dịch vụ công ích chỉ đạo các ngành chức năng có kế hoạch xây dựng công viên cây xanh tại khu đất CXI theo quy hoạch đã được phê duyệt.

z3371822197705_f6413e59accf18ef14dfc2b4c50f276b.jpg
 Toàn bộ lòng đường, vỉa hè ba mặt dường khu dân cư đều bị chiếm dụng làm bãi sửa ô tô 

Trao đổi thêm với phóng viên, ông Nguyễn Thành Tường, Giám đốc Ban Quản lý dịch vụ công ích thành phố Quy Nhơn cho biết: Nhận được thông tin của phóng viên, Ban sẽ phối hợp với UBND phường Đống Đa và Phòng Quản lý đô thị để kiểm tra vụ việc này.

z3371819159450_9c37055dd884063d728b1491b3c16e5b.jpg
 Vỉa hè dường Lý Chính Thắng và Hoàng Minh Thảo bị chiếm dụng, dầu nhớt chảy xuống mặt dường gây phản cảm, ô nhiễm môi trường 
Bài liên quan
  • Bình Định: Sản xuất, chế biến mực xà gây ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Nhiều năm nay, người dân sinh sống ở thôn An Quang Đông và An Quang Tây, xã Cát Khánh (huyện Phù Cát, Bình Định) khổ sở do sống chung với ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sản xuất, chế biến mực xà. Chính quyền dù nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để khắc phục, song chưa đem lại kết quả.

(0) Bình luận
Nổi bật
TP. Hà Nội chỉ đạo xử lý vi phạm đất đai của gia đình Bí thư xã Vạn Thái
(TN&MT) - UBND TP. Hà Nội chỉ đạo huyện Ứng Hòa hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm đối với các công trình do gia đình bà Trần Thị Oánh – Bí thư xã Vạn Thái xây dựng tại cánh đồng Tý do vi phạm đất đai, đồng thời thanh lý hợp đồng thuê thầu để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với thửa đất nêu trên nhằm cho thuê thầu lại theo quy định.
Đừng bỏ lỡ
  • Đình làng An Cựu “kêu cứu”
    Là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, thế nhưng, hiện nay đình làng An Cựu (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Xã Thọ Điền (Hà Tĩnh): Dân "khát" bên nhà máy nước sạch
    Nhà máy nước sạch tập trung tại xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) được đầu tư rất bài bản, tiêu tốn hàng tỷ đồng nhưng không thể sử dụng, trong khi người dân rất cần nước sạch để sinh hoạt.
  • Thanh Hóa: Yêu cầu xử lý trách nhiệm vì để rừng bị phá ở huyện Thường Xuân
    Để xảy ra tình trạng 3.367m2 diện tích rừng bị phá, khối lượng lâm sản thiệt hại 14,418 m3 gỗ; lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thường Xuân và các cá nhân có liên quan bị yêu cầu xử lý trách nhiệm.
  • Thanh Hóa: Cần sớm có giải pháp cứu Đình cổ Đông Môn
    Đình làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) nằm sát Thành nhà Hồ, vốn là niềm tự hào của làng, là nơi sinh hoạt văn hoá của bà con. Nhưng hiện tại người dân đang thấp thỏm lo sợ ngôi đình 400 năm tuổi nay có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Quảng Nam: Chậm nạo vét kênh “làm khó” vụ mùa của nông dân
    (TN&MT) - Dự án nạo vét kênh dẫn vào trạm bơm Cù Bàn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) “dậm chân tại chỗ” thời gian dài khiến cho gần 100ha lúa và hoa màu của nhiều hộ dân bị thiếu nước tưới. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đưa ra phương án khẩn cấp bố trí kinh phí ngân sách nạo vét, tập kết vật liệu nạo vét tại vị trí phù hợp, sau đó tổ chức đấu giá.
  • Văn Yên - Yên Bái: Người dân bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi ở sông Ngòi Thia
    (TN&MT) - Nhiều năm nay, người dân 2 xã Yên Phú và An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vô cùng bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi trái phép và tập kết vật liệu ở sông Ngòi Thia. Mặc dù từng bị đình chỉ, nhắc nhở từ các cấp chính quyền nhưng xong đâu lại vào đấy. Có hay không tình trạng “trên bảo, dưới không nghe” và thách thức pháp luật.
  • Điểm bất thường của 2 Nhà máy gạch tuynel  Điện Biên
    (TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Điện Biên có 2 nhà máy gạch tuynel đang hoạt động. Tuy nhiên, theo khẳng định của Sở TN&MT tỉnh Điện Biên thì đến nay cả chưa có mỏ đất nào được cấp phép, kể cả công trình trọng điểm mở rộng sây bay Điện Biên. Dư luận không khỏi hoài nghi và đặt câu hỏi: Vậy đất ở đâu để 2 nhà máy gạch tuynel này cho ra thành phẩm hàng triệu viên gạch mỗi năm?
  • Xã Tứ Hiệp – Thanh Trì: Cần xem xét những uẩn khúc liên quan Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Được bốc thăm đất tái định cư nhưng không được nhận đất; một hộ gia đình nhưng lại được ưu ái mua 2 suất tái định cư; phương án bồi thường không khớp với các văn bản đo đạc hiện trạng trước đó … là những thông tin mà người dân phản ánh liên quan tới Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (thuộc địa phận xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội).
  • Việc đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án KĐT Bách Lẫm A (Yên Bái): Trách nhiệm thuộc về ai?
    (TN&MT) - Gần đây, Báo TN&MT đã nhận được phản ánh về tình trạng có nhiều đối tượng đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án Khu đô thị Bách Lẫm A (Dự án) thuộc xã Giới Phiên, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan đô thị.
  • Quảng Nam: “Nghịch lý” sống cạnh 2 công trình nước sạch, dân vẫn phải sử dụng nước bẩn
    (TN&MT) - 2 công trình nước sạch tiền tỷ ở thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam dù đã được nghiệm thu, bàn giao nhưng lại bỏ hoang. Hàng trăm người dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt.
  • Văn Chấn – Yên Bái: Nạn khai thác đá bán quý ở Minh An chính quyền có làm ngơ?
    (TN&MT) - Lập biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chính quyền xã Minh An, huyện Văn Chấn lại “quên xác định khối lượng tang vật”, liệu đây có phải cách làm “chiếu lệ” để cho qua?!
  • Thông tin tiếp “Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường”: Do hệ thống vận hành gặp sự cố?
    Sáng ngày 10/02/2023, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty CP quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Vinh) liên quan đến hiện tượng nước thải được xả ra môi trường chiều ngày 09/02/2023 có màu đục.
  • Nghệ An: Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường?
    Theo người dân phản ánh, Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, đặt tại xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) đã tiến hành xử nước thải có màu đục ra ngoài mương đi ra môi trường. Sự việc nói trên phóng viên đã trực tiếp ghi nhận được hình ảnh vào khoảng hơn 15h25, ngày 09/02/2023.
  • Thanh Hóa: Cần kiểm tra lại chất lượng công trình hồ Khe Than
    Mặc dù công trình nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Than, thuộc xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay, thời gian bảo hành (12 tháng) cũng đã hết. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng thì chất lượng công trình không được đảm bảo, thân đập bị dò rỉ thẩm thấu nước ra ngoài, buộc nhà thầu thi công phải lắp đặt đường ống phụ để chảy ra ngoài mương dẫn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mà cụ thể là đập tràn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO