Bình Định: 15 cơ sở chế biến mực xà gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt 613 triệu đồng

Mỹ Bình | 09/08/2022, 17:32

UBND huyện Phù Cát vừa ban hành 15 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với 15 cơ sở chế biến mực xà tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát với tổng số tiền 613 triệu đồng.

Vào đầu tháng 6/2022, cơ quan chức năng huyện Phù Cát và UBND xã Cát Khánh tiến hành kiểm tra và phát hiện 15 cơ sở chế biến mực xà của 15 hộ dân tại xã Cát Khánh đang thực hiện việc xả nước thải, chất thải sơ chế mực xà trực tiếp ra đầm Đề Gi mà không qua hệ thống xử lý theo quy định, gây ô nhiễm nguồn nước.

img_5187.jpg
 Nghề làm mực xà tại xã Cát Khánh huyện Phù Cát 

Qua phân tích mẫu nước thải cho thấy, có 5- 6 chỉ tiêu trong nước thải từ hoạt động sơ chế mực xà của các cơ sở này vượt từ 3- 10 lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản. UBND huyện Phù Cát đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 15 hộ dân này với mức xử phạt từ 24-67,5 triệu đồng, tổng mức xử phạt cho các trường hợp là 613 triệu đồng. Đồng thời yêu cầu các hộ dân khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và xây dựng công trình xử lý nước thải theo đúng quy định.

Xã Cát Khánh hiện có 46 cơ sở chế biến mực xà hoạt động xung quanh khu vực đầm Đề Gi từ năm 2016 đến nay. Ngoài 15 cơ sở bị xử phạt, cơ quan chức năng cũng đang tiến hành phân tích mẫu nước thải của các cơ sở còn lại và sẽ xử lý theo quy định pháp luật nếu phát hiện vi phạm.

img_5179.jpg
 Phơi mực ra đầm Đề Gi 

Theo Báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp xử lý tình trạng sơ chế mực xà gây ô nhiễm môi trường của UBND xã Cát Khánh thì hiện nay vì mức thu nhập của các hộ dân nuôi sống cả gia đình, do đó một số hộ vẫn còn sản xuất, gây hôi thối, ô nhiễm môi trường và làm cản trở việc thi công công trình kè chắn sóng từ cầu Ngòi đến Cảng cá Đề Gi.

Một số phương tiện ô tô tải vẫn còn lén lút chở mực xà từ các tỉnh khác nhập đến như Hoài Nhơn, Phú Yên, Quảng Ngãi để hoạt động chế biến mực xà, gây ô nhiễm môi trường. Cùng đó, một số đầu nậu ở xã Cát Khánh, Cát Thành kích động các hộ xẻ mực xà vào tỉnh khiếu nại và cản trở việc thực hiện xử lý của xã.

img_5182.jpg
 Sơ chế mực xả thải ra đầm Đề Gi làm nguồn nươc bị ô nhiễm 

UBND xã Cát Khánh kiến nghị UBND huyện Phù Cát tiếp tục chỉ đạo các phòng ban của huyện phối hợp cùng UBND xã xử lý dứt điểm tình trạng sơ chế mực xà trên địa bàn xã, chỉ đạo xã tiếp tục hợp đồng lấy lẫu để xử lý; đề nghị Cảng cá Đề Gi không cho xe đông lạnh chở mực xà vào Cảng để phân phối cho các cơ sở sản xuất mực xà.

Công an huyện Phù Cát tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm về thu gom, mua bán, sơ chế, bảo quản, vận chuyển mực xà; xử lý việc các xe đông lạnh đậu đỗ bóc dỡ mực xà không đúng nơi quy định; các xe lôi, xe ba gác không đảm bảo lưu thông vận chuyển mực xà.

img_5174.jpg
Sơ chế mực xà gây ô nhiễm môi trường 

Phòng LĐ&TBXH huyện Phù Cát có biện pháp hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề cho các hộ sơ chế mực xà, hướng dẫn các chính sách hỗ trợ phù hợp cho người dân. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đề xuất, hỗ trợ các vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người dân sơ chế mực xà.

Hiện tại 15 cơ sở sơ chế mực xà gây ô nhiễm môi trường về việc thực hiện theo Quyết định do huyện xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sơ chế mực xà gây ra nhưng các hộ chưa chấp hành việc nộp phạt theo quy định. Đề nghị UBND huyện ra thông báo cưỡng chế thu hồi tài sản theo quy định.

Bài liên quan
  • Bình Định: Nguyên nhân cá hồ Bàu Sen chết hàng loạt
    Ngày 8/8, lãnh đạo Công ty CP Môi trường Bình Định cho biết, nguyên nhân cá ở hồ sinh thái Bàu Sen thuộc khu vực 6 và 7 của phường Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn chết hàng loạt là do oxy trong hồ thay đổi, cá bị sốc nhiệt dẫn đến chết.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sơn La: Xây dựng những miền quê đáng sống
    (TN&MT) - Với 188/204 xã khu vực nông thôn, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
  • Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
    (TN&MT) - Tại nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đã chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành tham gia hoạt động đàm phán với việc phân công trách nhiệm, chủ trì đàm phán rõ ràng để đảm bảo tính khả thi của cam kết khi thực thi một Thỏa thuận có tính chất pháp lý toàn cầu về rác thải nhựa.
  • Việt Nam tham gia thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương: Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực
    (TN&MT) - Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Với Quyết định này, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới và thực hiện những bước đi tiên phong trong cuộc chiến với rác thải nhựa đại dương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
  • Phù Yên (Sơn La): Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Là địa phương đang trên đà phát triển, những năm qua, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; đặc biệt, ưu tiên công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Sơn La: Phát động mỗi địa phương có 1 mô hình Chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường 2023, theo nội dung Công văn số 1755/STNMT- QLMT của Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) tập trung phát triển du lịch sinh thái và ngày càng thu hút đông du khách đến tham quan. Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
  • Lào Cai: Triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhằm hưởng ứng tháng hành động về môi trường và truyền thông tới người dân chung tay bảo vệ môi trường và bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. Vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công văn triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
    (TN&MT) - Với thực trạng phát thải khoảng 1 triệu tấn chất thải nhựa/năm, ngành nông nghiệp đang thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa một cách có hệ thống, hướng tới nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Vinh danh các thương hiệu kinh doanh xanh toàn cầu
    (TN&MT) - Dự kiến vào tháng 7/2023, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế toàn cầu và Lễ công bố Thương hiệu xuất sắc toàn cầu 2023. Một trong các hạng mục chính là Nhãn xanh toàn cầu 2023.
  • Điểm sáng trong công tác bảo tồn động vật hoang dã ở Thừa Thiên Huế
    (TN&MT) – Những năm gần đây tại Thừa Thiên Huế, nhiều loài động vật quý hiếm đã được người dân tự nguyện giao nộp để thả về môi trường tự nhiên, qua đó cho thấy sự quan tâm của cộng đồng trong công tác bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD), góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân văn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO