Bỉm Sơn – Thanh Hóa: Xúc đất nông trường đổ vào kho chứa nhà máy gạch

Đà Giang – Nhật Quang | 14/12/2021, 05:47

(TN&MT) - Thời gian qua, người dân sinh sống tại phường Đông Sơn, TX. Bỉm Sơn bức xúc trước việc khói bụi từ nhà máy gạch Long Thành thường xuyên bay sang nhà các hộ dân, gây khó thở và ô nhiễm môi trường không khí. Con đường đi chung đang thẳng, bỗng nắn đường để nhường đất cho nhà máy. “Táo tợn” nhất là những vạt đồi vốn dĩ của nông trường Hà Trung (nay là Cty TNHH nông công nghiệp Hà Trung) đã được máy xúc kìn kìn chở vào Nhà máy với số lượng lớn...

Ai cho phép xúc tan những vạt đồi màu mỡ trồng cây công nghiệp ngắn ngày để biến thành nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng? 

Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Văn Huấn, sống tại tổ 2, Phường Đông Sơn bất bình cho biết: Suốt mấy năm qua, bà con nhân dân sinh sống ở đây vô cùng bức xúc cho biết: Mùa này, khói từ nhà máy gạch Long Thành bay sang rất nồng nặc, làm bà con nhân dân khó thở, mệt mỏi. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, các anh đều có ý kiến nhưng không thấy giải quyết hậu quả. Và hàng ngày người dân cứ gánh chịu. Cứ chiều quét nhà, đến sang hôm sau, sân vườn, cửa nhà đều đầy bụi. Bức xúc hơn cả, là vừa rồi nông trường lấy lại đất, rồi không hiểu sao, họ lại cho máy xúc, xúc tan tất cả mấy ha đất sét đồi để chở vào nhà máy gạch Long Thành làm nguyên liệu.

Bà con rất bức xúc vì mất đất sản xuất, nhưng chẳng biết kêu ai… ông Huấn cũng cho biết thêm, 5 năm qua, tổ 2 của ông chưa đầy 50 hộ mà có đến đến 5, 6 người chết vì ung thư như nhà anh Nguyễn Quang Vinh (có bà mẹ và con trai anh Vinh đều chết vì ung thư), rồi bà Gấm cũng chết…  Nguyên nhân từ đâu thì không dám chắc, nhưng môi trường sống bị ảnh hưởng là điều đáng báo động. Bởi vậy, ông Huấn tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa sớm vào cuộc, điều tra làm rõ các tồn tại ở đây, lắng nghe các ý kiến người dân…

Ông Trịnh Văn Huấn, người dân tổ 2, Phường Đông Sơn, TX Bỉm Sơn thẳng thắn trao đổi về những nỗi thống khổ của bà con nhân dân ở đây về nạn ô nhiễm môi trường và các hệ lụy từ Nhà máy gạch Long Thành

 Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Thị L, một người dân ở tổ 2 cho biết: trước đây, chúng tôi có còn đường nối thẳng ra ngoài đường chính. Nhưng khi cấp phép cho nhà máy gạch Long Thành, con đường đã bị uốn quanh vòng vo ra ngoài khu vực cắm cho nhà máy. Quyền lợi của người dân đang đi thẳng lại thành cong. Bà con kiến nghị mãi mà không được.

“Mục sở thị” tại khu đồi dứa ở đây, phóng viên được người dân cung cấp cho khá nhiều clip quay lại hàng ngày cảnh những chiếc máy xúc của Nhà máy gạch Long Thành đang hoạt động tấp nập, để xúc đất đồi, chở vào khu chứa nguyên liệu của nhà máy. Mấy chiếc ô tô hạng nặng cứ lúc ngược, lúc xuôi chạy vào rồi lại chạy ra chở đất, đã có khoảng 1 số lượng lớn đất sét đồi đã được chở vào đây.

Một khối lượng lớn đất sét đã được đào xúc, trước sự làm ngơ của một số cơ quan chức năng. Vậy số lượng khoáng sản này sẽ lọt vào túi ai? 

Rộng đường dư luận, phóng viên đã liên hệ đến ông Lã Văn Duyến (tên khác là Chiến), là Giám đốc Công ty CP sản xuất và thương mại Long Thành – Chi nhánh Bỉm Sơn để làm rõ sự việc. Sau khi nghe phóng viên đặt câu hỏi về giấy phép khai thác đất, và các vấn đề liên quan khác. Ông Duyến cho biết: hiện tại mình không có ở Thanh Hóa, đang về nhà bên Hà Nam. Có gì liên hệ cung cấp thông tin sau.

Sau đó, Phóng viên tiếp tục nhận được những cuộc gọi của 1 người có tên là Chính, xưng là đại diện của nhà máy, muốn mời đi nói chuyện, uống nước. Phóng viên có đề nghị cung cấp thông tin, nếu có giấy cứ gửi qua đường công văn, hoặc chụp ảnh gửi cho phóng viên để biết xem Nhà máy có được cấp phép khai thác khoáng sản không nhưng người này không có thiện chí. Sau này tìm hiểu thêm, PV được biết: người gọi này có tên là Nguyễn Đình Chính, làm ở bộ phận tiêu thụ sản phẩm gạch của nhà máy gạch Long Thành.

Cần sớm làm rõ việc có hay không tình trạng khai thác khoáng sản đất sét để làm nguyên liệu nhà máy gạch trái phép?

Trao đổi với ông Nguyễn Duy Chinh, Chủ tịch UBND Phường Đông Sơn về tình trạng khai thác khoáng sản đang diễn ra tại đây. Ông Chinh cho biết: việc khai thác này đã bị UBND Phường lập biên bản xử lý nhưng theo phân cấp nên thẩm quyền của Phường đến đâu, thì làm đến đó. Ông Chinh nhấn mạnh.

Qua điều tra, phóng viên được biết: Chủ đầu tư thật sự của Nhà máy gạch Long Thành này là Công ty CP sản xuất và thương mại Long Thành (có địa chỉ tại phố Hưng Hòa, Thị trấn Hòa Mạc, TX Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Do ông Lã Văn Duyến (1982) làm đại diện pháp luật. Năm 2017 xin chủ trương và đến 2018, nhà máy gạch Long Thành đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, kể từ lúc nhà máy đi vào hoạt động đã mang nhiều nỗi khổ cho người dân địa phương. Đường xá bị nắn, khói bụi thường xuyên bay sang khu dân cư…

Có hay không việc Nhà máy gạch Long Thành tự ý khai thác đất trái phép để chở vào kho nguyên liệu của mình làm nguồn sản xuất vật liệu xây dựng với số lượng lớn cần phải được các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa vào cuộc làm rõ. Có hay không việc bao che, dung túng, tiếp tay cho việc khai thác khoáng sản trái phép?

Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phản ánh các dấu hiệu sai phạm tại đây, khi có sự phản hồi từ các cơ quan chức năng. 

Bài liên quan
  • Hà Nam: Cần sớm minh bạch thông tin đo đạc, xác định khối lượng khoáng sản tại các mỏ
    (TN&MT) - Từ tháng 5/2021, sau khi nghe báo cáo của các Sở, ngành trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính Doanh nghiệp giai đoạn (2015-2020), Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo Sở TN&MT triển khai công tác đo đạc, xác định khối lượng khoáng sản của tất cả các mỏ trên địa bàn tỉnh xong trước ngày 15/6/2021. Tuy nhiên, đã nhiều tháng trôi qua nhưng đến nay vẫn chưa thể công khai thông tin trên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đình làng An Cựu “kêu cứu”
    Là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, thế nhưng, hiện nay đình làng An Cựu (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Xã Thọ Điền (Hà Tĩnh): Dân "khát" bên nhà máy nước sạch
    Nhà máy nước sạch tập trung tại xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) được đầu tư rất bài bản, tiêu tốn hàng tỷ đồng nhưng không thể sử dụng, trong khi người dân rất cần nước sạch để sinh hoạt.
  • Thanh Hóa: Yêu cầu xử lý trách nhiệm vì để rừng bị phá ở huyện Thường Xuân
    Để xảy ra tình trạng 3.367m2 diện tích rừng bị phá, khối lượng lâm sản thiệt hại 14,418 m3 gỗ; lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thường Xuân và các cá nhân có liên quan bị yêu cầu xử lý trách nhiệm.
  • Thanh Hóa: Cần sớm có giải pháp cứu Đình cổ Đông Môn
    Đình làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) nằm sát Thành nhà Hồ, vốn là niềm tự hào của làng, là nơi sinh hoạt văn hoá của bà con. Nhưng hiện tại người dân đang thấp thỏm lo sợ ngôi đình 400 năm tuổi nay có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Quảng Nam: Chậm nạo vét kênh “làm khó” vụ mùa của nông dân
    (TN&MT) - Dự án nạo vét kênh dẫn vào trạm bơm Cù Bàn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) “dậm chân tại chỗ” thời gian dài khiến cho gần 100ha lúa và hoa màu của nhiều hộ dân bị thiếu nước tưới. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đưa ra phương án khẩn cấp bố trí kinh phí ngân sách nạo vét, tập kết vật liệu nạo vét tại vị trí phù hợp, sau đó tổ chức đấu giá.
  • Văn Yên - Yên Bái: Người dân bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi ở sông Ngòi Thia
    (TN&MT) - Nhiều năm nay, người dân 2 xã Yên Phú và An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vô cùng bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi trái phép và tập kết vật liệu ở sông Ngòi Thia. Mặc dù từng bị đình chỉ, nhắc nhở từ các cấp chính quyền nhưng xong đâu lại vào đấy. Có hay không tình trạng “trên bảo, dưới không nghe” và thách thức pháp luật.
  • Điểm bất thường của 2 Nhà máy gạch tuynel  Điện Biên
    (TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Điện Biên có 2 nhà máy gạch tuynel đang hoạt động. Tuy nhiên, theo khẳng định của Sở TN&MT tỉnh Điện Biên thì đến nay cả chưa có mỏ đất nào được cấp phép, kể cả công trình trọng điểm mở rộng sây bay Điện Biên. Dư luận không khỏi hoài nghi và đặt câu hỏi: Vậy đất ở đâu để 2 nhà máy gạch tuynel này cho ra thành phẩm hàng triệu viên gạch mỗi năm?
  • Xã Tứ Hiệp – Thanh Trì: Cần xem xét những uẩn khúc liên quan Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Được bốc thăm đất tái định cư nhưng không được nhận đất; một hộ gia đình nhưng lại được ưu ái mua 2 suất tái định cư; phương án bồi thường không khớp với các văn bản đo đạc hiện trạng trước đó … là những thông tin mà người dân phản ánh liên quan tới Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (thuộc địa phận xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội).
  • Việc đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án KĐT Bách Lẫm A (Yên Bái): Trách nhiệm thuộc về ai?
    (TN&MT) - Gần đây, Báo TN&MT đã nhận được phản ánh về tình trạng có nhiều đối tượng đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án Khu đô thị Bách Lẫm A (Dự án) thuộc xã Giới Phiên, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan đô thị.
  • Quảng Nam: “Nghịch lý” sống cạnh 2 công trình nước sạch, dân vẫn phải sử dụng nước bẩn
    (TN&MT) - 2 công trình nước sạch tiền tỷ ở thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam dù đã được nghiệm thu, bàn giao nhưng lại bỏ hoang. Hàng trăm người dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt.
  • Văn Chấn – Yên Bái: Nạn khai thác đá bán quý ở Minh An chính quyền có làm ngơ?
    (TN&MT) - Lập biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chính quyền xã Minh An, huyện Văn Chấn lại “quên xác định khối lượng tang vật”, liệu đây có phải cách làm “chiếu lệ” để cho qua?!
  • Thông tin tiếp “Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường”: Do hệ thống vận hành gặp sự cố?
    Sáng ngày 10/02/2023, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty CP quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Vinh) liên quan đến hiện tượng nước thải được xả ra môi trường chiều ngày 09/02/2023 có màu đục.
  • Nghệ An: Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường?
    Theo người dân phản ánh, Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, đặt tại xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) đã tiến hành xử nước thải có màu đục ra ngoài mương đi ra môi trường. Sự việc nói trên phóng viên đã trực tiếp ghi nhận được hình ảnh vào khoảng hơn 15h25, ngày 09/02/2023.
  • Thanh Hóa: Cần kiểm tra lại chất lượng công trình hồ Khe Than
    Mặc dù công trình nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Than, thuộc xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay, thời gian bảo hành (12 tháng) cũng đã hết. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng thì chất lượng công trình không được đảm bảo, thân đập bị dò rỉ thẩm thấu nước ra ngoài, buộc nhà thầu thi công phải lắp đặt đường ống phụ để chảy ra ngoài mương dẫn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mà cụ thể là đập tràn.
  • Quảng Bình: Băn khoăn về tính thuyết phục từ một bản án tranh chấp đất đai
    (TN&MT) -Mặc dù phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm trong vụ việc tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là ông Lê Chiêu Khánh với bị đơn là ông Lưu Trọng Nghĩa, tuy nhiên bản án phúc thẩm do Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình tuyên lại chỉ trả lại 229,7m2 so với 293m2 của bản án sơ thẩm khiến vụ việc vẫn chưa có hồi kết.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO