Biến rác thải thành… xi măng

Khánh Ly | 20/12/2022, 11:21

(TN&MT) - Sản xuất xi măng là một trong những lĩnh vực đang tiên phong về giảm phát thải khí nhà kính. Song song với quá trình này, doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu từ việc tiếp nhận xử lý, tái chế chất thải từ các ngành khác làm nguyên, nhiên liệu đầu vào. Từ đó, hướng tới xây dựng một ngành công nghiệp hỗ trợ nền kinh tế phát triển theo hướng tuần hoàn, bền vững với môi trường.

Tiềm năng xử lý rác song hành với giảm phát thải

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về sản xuất xi măng (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga) với công suất đạt 110 triệu tấn năm 2021. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu xi măng lớn nhất thế giới, chiếm 12,5% tổng lượng xuất khẩu xi măng toàn cầu.

14.jpg

Theo ông Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường - Bộ Xây dựng, lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất trong toàn ngành Xây dựng. Thống kê từ năm 2016 đến nay, phát thải từ sản xuất xi măng chiếm tới 70% tổng phát thải của lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và là đối tượng phải thực hiện giảm phát thải chính.

Các chuyên gia nhận định, hơn một nửa lượng CO2 phát thải từ quá trình sản xuất clanke, còn lại đến từ quá trình nghiền clanke, phụ gia và các chất thay thế xi măng như xỉ, tro bay; sử dụng nhiên liệu bổ sung cho việc phát điện tại chỗ; xử lý nhiên liệu hoặc tro bay trong các cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó, phát thải gián tiếp do tiêu thụ điện năng phục vụ hoạt động của cơ sở sản xuất cũng là vấn đề cần quan tâm.

Chia sẻ kinh nghiệm ở Nhật Bản, ông Naoki Aoki - đại diện Hiệp hội Xi măng Nhật Bản cho biết, ngoài kinh doanh sản phẩm xi măng, các doanh nghiệp đã mở rộng ngành kinh doanh thứ hai, đó là tiếp nhận các chất thải vào ra nhà máy xi măng làm nguyên liệu. Giá trị đồng xử lý trung bình của toàn ngành xi măng là 476kg/tấn xi măng chất thải và phụ phẩm. Chủng loại nguyên, nhiên liệu thay thế cũng rất đa dạng: Tro than, xỉ lò, thạch cao nhân tạo, tro muội, vật liệu xây dựng, xỉ hợp kim, sắt, thép kính, bùn hoạt tính, thịt và xương thừa, lốp xe, chất thải khai thá mỏ, nhựa, gỗ, dầu tái chế, dầu thải rác công nghiệp…

Kết quả, ngành công nghiệp xi măng đã tái chế được khoảng 5% tổng lượng chất thải, chiếm 10% tổng lượng vật liệu tái chế của cả nước Nhật. Đây cũng là lời giải cho bài toán thiếu các bãi chôn lấp rác do thiếu đất và quy mô các bãi còn lại không nhiều. Việc nhà máy xi măng tiếp nhận lượng lớn rác thải đã giúp kéo dài vòng đời các bãi chôn lấp rác thêm khoảng 10 năm nữa.

Ông Naoki Aoki cho biết thêm, nhà máy xi măng cũng tiếp nhận các loại rác thải sau thiên tai như gỗ, vật liệu phế thải, bụi, bùn ô nhiễm, chất thải không cháy… góp phần vào quá trình phục hồi, giảm bớt gánh nặng môi trường. Vì thế, Hiệp hội hiện là thành viên của nhóm khôi phục các khu vực bị thiên tai trong trường hợp xảy ra thảm họa quốc gia.

Việt Nam cũng là nước thường xuyên xảy ra thiên tai, và ngành xi măng hoàn toàn có thể đóng góp vào công cuộc xây dựng xã hội tái chế bằng việc tiếp nhận các loại rác thải thiên tai, công nghiệp làm nguyên liệu thô cho xi măng và năng lượng.

Còn nhiều khó khăn

Tại Việt Nam, mục tiêu sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế và giảm phát thải CO2 trong sản xuất xi măng đã được đưa vào Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng 2050. Theo đó, đến năm 2030, tỷ lệ clinker trong xi măng tối đa còn 65%, xử lý ít nhất 30% tro bay nhiệt điện hoặc chất thải công nghiệp và các nguồn nhiên liệu thay thế chiếm 15%.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho phép và ủng hộ của các bộ ngành, địa phương thử nghiệm xử lý rác thải, bùn thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế tại một số nhà máy của VICEM. Trong các nhà máy thành viên của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM), tỷ lệ clanke/xi măng trung bình đang là 74%. Những nguyên, nhiên liệu thay thế phổ biến là xỉ lò cao, tro bay, tro đáy từ các nhà máy nhiệt điện, rác công nghiệp, bùn thải. Giá trị đồng xử lý cao nhất ghi nhận tại Nhà máy Hà Tiên 1 với 440 kg/tấn xi măng.

Khó khăn từ các nhà máy xi măng của Việt Nam, theo ông Dương Ngọc Trường - Phó Ban An toàn Môi trường, VICEM, khi sử dụng chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế, doanh nghiệp phải đánh giá tác động môi trường và xin cấp Giấy phép môi trường. Việc tự xử lý chất thải nguy hại trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy phép môi trường hoặc Giấy phép môi trường thành phần (quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022). Việc thu gom rác đủ số lượng, chất lượng cho vận hành hệ thống xử lý cũng là thách thức trong việc đạt mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng nhiên liệu thay thế các dây chuyền sản xuất.

Theo các chuyên gia, bên cạnh những giải pháp tháo gỡ vướng mắc từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT đang hướng dẫn các nhà máy xi măng thực hiện kiểm kê khí, làm căn cứ hỗ trợ cho lãnh đạo các doanh nghiệp ra quyết định trong việc lựa chọn những giải pháp giảm phát thải phù hợp với điều kiện doanh nghiệp. Đây cũng là thông tin đầu vào để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu giảm phát thải của ngành vật liệu xây dựng nói chung trong thời gian tới.

Bài liên quan
  • VICEM Hoàng Thạch hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” 
    (TN&MT) - Hưởng ứng phong trào "Chống rác thải nhựa", Công ty Xi măng VICEM Hoàng Thạch đã kịp thời có nhiều hành động thiết thực, ý nghĩa như: ký cam kết tham gia hưởng ứng phong trào, lồng ghép nội dung chống rác thải nhựa vào nội dung thi đua của Công đoàn, Đoàn Thanh niên…

(0) Bình luận
Nổi bật
Thời tiết ngày 10/6: miền Bắc có thể mưa rào và dông vài nơi
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, ngày 10/6, miền Bắc có mây, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Miền Nam có mây, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông.
Đừng bỏ lỡ
  • Phú Thọ hướng tới chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải
    (TN&MT) - Tỉnh Phú Thọ ban hành kế hoạch với mục tiêu nhằm phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
  • Thách thức phát triển lớn nhất của Việt Nam là biến đổi khí hậu
    Theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế Cao cấp của UNDP, thách thức phát triển lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là biến đổi khí hậu. Là một quốc gia có đường bờ biển dài và hai vùng đồng bằng thấp, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia dễ tổn thương nhất trước tình trạng nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO