Biến rác thải thành sản phẩm tiêu dùng hữu cơ, nâng cao thu nhập cho người nghèo

Thuỵ Khanh | 04/04/2023, 18:16

(TN&MT) - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) - UNDP Accelerator Lab đã phát đi thông điệp “Hành trình trong đổi mới sáng tạo từ cộng đồng” nhằm tôn vinh các nhà đổi mới sáng tạo cấp cơ sở trên toàn cầu trong giải quyết các thách thức về vấn đề môi trường tại địa phương, trong đó có bà Trịnh Thị Hồng (người sáng lập Minh Hồng Biotech) đã có những sáng kiến, chế tạo rác thải thành các sản phẩm hữu cơ, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời mở ra cơ hội làm việc cho phụ nữ nghèo

Câu chuyện sáng kiến của bà Trịnh Thị Hồng (SN 1965, Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) bắt đầu khi bà cùng người dân trong Tổ dân phố sáng lập các mô hình đạt hiệu quả và thành công trong việc giúp đỡ, vận động những những mảnh đời kém may mắn, giúp người nghèo có vốn kinh doanh, sản xuất vươn lên thoát nghèo qua các mô hình “Tổ góp vốn tình thương"; Tổ tiết kiệm 2T (tiết kiệm và tận dụng); Đội thiếu niên bảo vệ môi trường;... Nhận thấy sự quan trọng trong việc phát triển cộng đồng và những lợi ích to lớn từ các mô hình mang lại, bà càng hăng say nghiên cứu phát triển thêm nhiều mô hình phù hợp với đời sống thực tế cho người dân.

anh-chup-man-hinh-2023-04-03-luc-18.41.49.png
Bà Trịnh Thị Hồng đã thu gom vỏ trái cây, các thành phần rau củ thừa để thử nghiệm sản xuất dầu gội đầu, sữa tắm, nước rửa bát, và nước lau sàn

Tình cờ vào một lần, khi xe chở rác gặp sự cố và không thể đến thu gom rác, bà Trịnh Thị Hồng và những người dân trong khu phố đã phải chịu cảnh rác thải xú uế, ứ đọng ngập vỉa hè bốc mùi hôi thối nồng nặc, hầu hết rác thải đều là rác sinh hoạt, trái cây, các thực phẩm khác,… Chính từ sự việc này, bà đã nảy lên một ý tưởng, bà Hồng thu gom vỏ trái cây, các thành phần rau củ thừa để thử nghiệm sản xuất dầu gội đầu, sữa tắm, nước rửa bát, và nước lau sàn. Từ thử nghiệm này, bà đã tìm tòi cách để phát triển các sản phẩm vệ sinh không độc hại từ vỏ trái cây và từ các loại rác thải thực phẩm khác.

Tuy nhiên, do bà chưa từng được đào tạo bài bản về cách phát triển các sản phẩm tẩy rửa nên bà đã dày công nghiên cứu hơn 3 năm để học hỏi, thử nghiệm, phát triển công thức và cải tiến sản phẩm của mình nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Ý thức được tác động tiêu cực của hóa chất độc hại trong các sản phẩm tẩy rửa công nghiệp mà mọi người sử dụng hàng ngày, không chỉ thông qua các mô hình hoạt động tại khu dân cư, bà Hồng quyết định mở rộng sản xuất, thành lập nên Minh Hồng Biotech (2017), vừa có thể chế tạo rác thải thành sản phẩm thân thiện với môi trường, vừa có thể hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho những phụ nữ, người khuyết tật có thu nhập thấp trong cộng đồng.

Kết quả đáng ghi nhận khi mỗi tháng, cơ sở của bà đã xử lý khoảng 109 tấn rác thải để tạo ra hơn 50.000 lít sản phẩm tẩy rửa hữu cơ. Một trong những sản phẩm của bà là nước rửa chén làm từ vỏ rau và trái cây, có chứa phân tử enzyme giúp loại bỏ các nhân tố gây mùi hôi trong không khí và các chất thải từ quá trình sản xuất các sản phẩm này không gây ô nhiễm nước sông, biển, thậm chí khi dùng nước lau sàn làm từ rác hữu cơ để tưới cây hay đổ xuống cống còn có thể tiêu diệt được bọ gây, không gây tắc cống và có khả năng nuôi tôm, cá. Ý tưởng này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp người dân tiết kiệm được giá thành sản phẩm khi nước lau sàn bà chế tạo có giá rẻ hơn từ 1,5 – 9,5 lần so với các chế phẩm cùng loại trên thị trường.

Chính vì hoạt động đầy ý nghĩa của bà Trịnh Thị Hồng lan tỏa đến cộng đồng, UBND TP. Đà Nẵng đã đề nghị Sở Khoa học và Công Nghệ phối hợp UBND quận Liên Chiểu, Sở Y tế Đà Nẵng đến kiểm định xưởng sản xuất và chất lượng sản phẩm của Minh Hồng Biotech, qua đó, cơ sở đã nhận được hỗ trợ bảo hộ thương hiệu hàng hóa của Cục Sở hữu trí tuệ năm 2018, kiểm định chất lượng của Sở Y tế.

z4237248105039_2a27123bb8c9b98526d60a523c503685.jpg
Minh Hồng Biotech đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu 

Hiện nay, Minh Hồng Biotech có 100 đại lý, 5 nhà phân phối; 8 sản phẩm; thu hút 140 hộ tham gia sản xuất tại gia đình; 5 nhân sự làm các công việc nhập chế phẩm, tạo độ đặc và các tiêu chuẩn bộ Y tế tại công ty. Đồng thời, các chế phẩm sinh học của Minh Hồng Biotech đang được phân phối rộng khắp trên thị trường toàn quốc với các sản phẩm được chuẩn hoá và phân phối như nước rửa chén, nước giặt, nước lau sàn, dầu gội, nước rửa tay,…

Bà tâm niệm, rác mang lại thành công cho bà nhờ sự tử tế, bao dung của những người đã giúp đỡ bà trên con đường làm sạch môi trường sống, vì vậy, bà muốn tri ân cuộc đời này bằng cách chia sẻ công nghệ của mình để giúp những người phụ nữ, những người khuyết tật gặp khó khăn có cơ hội thoát nghèo, tạo dựng cho họ một cuộc sống ổn định, vì khi họ có cuộc sống tốt đẹp thì bản thân bà và những người xung quanh mới có cuộc sống phát triển hơn.

Bà Trịnh Thị Hồng (Minh Hồng Biotech) đã đạt Giải thưởng Môi trường Việt Nam 2017 do Bộ TN&MT trao tặng về mô hình bảo vệ môi trường; giải Nhất toàn quốc HATCH!FAIR 2016 Chương trình triển lãm và Hội nghị khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam; Đứng thứ 5 khối Kinh tế Đông Nam Á về ảnh hưởng xã hội 2017…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Phụ nữ Thủ đô sống xanh, tiêu dùng sạch
    (TN&MT) - Hình ảnh những người phụ nữ xách làn đi chợ tưởng đã mai một, giờ đây bắt đầu trở lại và trở nên quen thuộc tại nhiều tổ dân phố ở quận Hà Đông (Hà Nội).
  • Trồng rừng gỗ lớn đang phát triển mạnh ở huyện biên giới Quế Phong
    Nghệ An là tỉnh sở hữu diện tích rừng lớn nhất cả nước, phong trào trồng mới rừng phát triển mạnh mẽ, những năm qua Nghệ An đang hướng mạnh mục tiêu trồng rừng gỗ lớn. Tại huyện biên giới Quế Phong, mô hình này đang được phát triển mạnh giúp người dân địa phương giảm nghèo, phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường. Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Sinh – Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt xung quanh vấn đề này.
  • Bớt túi nylon, giảm rác thải nhựa: Hành động nhỏ cho tương lai xanh
    Với thông điệp “Bớt túi nylon, thêm nhiều mầm sống,” sáng 03/7, các nhà bán lẻ hàng đầu như TH true mart, Central Retail, MM Mega Market Việt Nam, AEON Việt Nam, LOTTE Mart Việt Nam, đã vận động khách hàng thay đổi thói quen tiêu dùng bằng cách không sử dụng túi nylon tại hệ thống các cửa hàng của mình.
  • Những mảnh vụn làm đẹp cuộc đời
    (TN&MT) - “Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”.
  • Lan tỏa tình yêu với môi trường Hà Nội
    (TN&MT) - Nhóm “Hà Nội Xanh” được anh Nguyễn Tiến Huy thành lập xuất phát từ tình cảm với môi trường Hà Nội khi anh thấy các  sông, kênh mương đang gánh sức nặng ô nhiễm từ nhiều nguồn thải...
  • Bơi sông dọn rác

    Bơi sông dọn rác

    11:03 23/05/2023
    (TN&MT) - Những ngày cuối tuần, nhóm tình nguyện Hà Nội Xanh lại hẹn nhau tại một địa điểm cụ thể trên một con sông của Hà Nội: Tô Lịch, Nhuệ, Đáy… Không phải để bơi, mà để dọn rác.
  • Hành trình hồi sinh những dòng suối chết
    (TN&MT) - Với mong muốn làm sạch những con kênh, suối trên địa bàn thành phố Sơn La, Đoàn phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La đã kêu gọi, vận động lực lượng đoàn viên thanh niên ra quân dọn dẹp môi trường, thu gom rác thải tại các khu vực suối có hiện tượng ô nhiễm.
  • Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
    (TN&MT) - Suối Thia trước sạch là thế, gần đây, những bãi rác tự phát mọc lên ngày càng nhiều, nhất là đoạn chảy qua thôn Mảm 1, xã An Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Vừa qua, hơn 10 hộ gia đình đã tự nguyện cùng nhau nhặt rác, làm sạch dòng suối.
  • Những ngôi trường “xanh” tại Phú Thọ
    (TN&MT) - Nếu thói quen và nhận thức của trẻ em về môi trường được nâng cao, trẻ em có thể sẽ là “lực lượng nòng cốt”, những “chiến binh” tương lai trong công cuộc bảo vệ môi trường. Vì lẽ đó, nhiều trường học đã lồng ghép các hoạt động về môi trường trong quá trình giảng dạy, giúp các em nhận thức được về môi trường xung quanh, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.
  •  Biến rác thải thành sản phẩm tiêu dùng hữu cơ, nâng cao thu nhập cho người nghèo
    (TN&MT) - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) - UNDP Accelerator Lab đã phát đi thông điệp “Hành trình trong đổi mới sáng tạo từ cộng đồng” nhằm tôn vinh các nhà đổi mới sáng tạo cấp cơ sở trên toàn cầu trong giải quyết các thách thức về vấn đề môi trường tại địa phương, trong đó có bà Trịnh Thị Hồng (người sáng lập Minh Hồng Biotech) đã có những sáng kiến, chế tạo rác thải thành các sản phẩm hữu cơ, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời mở ra cơ hội làm việc cho phụ nữ nghèo
  • Lốp ôtô cũ trên đèo Lò Xo
    (TN&MT) - Đèo Lò Xo vắt qua huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) và Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam).
  • Trân trọng sách - Trân trọng môi trường
    (TN&MT) - Bạn thường xử lý những quyển truyện, cuốn sách sau khi đã đọc xong như thế nào? Hãy đem đến Căn Phòng Đầy Sách - nơi trao đổi, sẻ chia những kho tàng kiến thức.
  • Lăn bánh ước mơ xanh

    Lăn bánh ước mơ xanh

    10:03 09/03/2023
    (TN&MT) - Trẻ em sinh sống ngoài đảo thiệt thòi hơn trong việc tìm kiếm không gian vui chơi so với trẻ em ở đất liền. Nguyên nhân do hạn chế về diện tích, tài nguyên, và địa lý. Được thỏa thích vui chơi trong một sân chơi lành mạnh, an toàn có thể giúp trẻ em phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO