Biển Đông sắp đón áp thấp nhiệt đới

Thanh Tùng | 18/11/2022, 16:08

(TN&MT) - Vào cuối tuần này, trên Biển Đông có thể xuất hiện áp thấp nhiệt đới/bão. Đầu tuần sau, ở miền Trung và Tây Nguyên, khả năng có mưa to.

Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, qua theo dõi, phân tích hiện trạng hệ thống thời tiết và các sản phẩm dự báo cho thấy, trong 10 ngày tới, có thể xuất hiện một số loại hình thiên tai có khả năng ảnh hưởng đến vùng biển và đất liền nước ta.

Cụ thể, khoảng ngày 18 đến 20/11, trên Biển Đông xuất hiện các nhiễu động, có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới với xác suất 70-80% và 20-30% mạnh lên thành bão.

1.jpeg
Ảnh minh họa

Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông nên từ 19-22/11, khu vực Trung và Nam Trung Bộ (các tỉnh Quảng Trị đến Bình Thuận), khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến cả đợt từ 100-300mm, có nơi trên 300mm.

Do mưa lớn kéo dài, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Tại các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Bình, từ ngày 20-25/11 cũng có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to.

Tại Bắc Bộ hôm nay 18/11, tiếp tục duy trì thời tiết nhiều mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng, riêng vùng núi Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to.

Từ đêm nay đến 19/11, do ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh yếu lệch đông nên miền Bắc có mưa rào rải rác và có nơi có dông, vùng núi cục bộ có mưa vừa, mưa to.

Dự báo sau đó, từ 20-21/11, miền Bắc ít mưa. Từ khoảng ngày 22-23/11, không khí lạnh tiếp tục được tăng cường xuống miền Bắc. Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp vùng hội tụ gió trên cao nên từ 22-25/11, miền Bắc có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông đề phòng lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cũng cảnh báo, từ ngày mai (19/11) đến ngày 22/11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 3,0-7,0m, hạ lưu từ 1,0-3,5m. Đỉnh lũ trên các sông chính từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi khả năng lên mức báo động (BĐ)1 và trên BĐ1;

Các sông ở khu vực Tây Nguyên, sông Ba (Phú Yên), Bình Thuận và các sông suối nhỏ khả năng lên mức BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2; các sông từ Bình Định đến Ninh Thuận lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3.

Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở trung du, vùng núi và ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên.

Tại phía Bắc, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết, trong 6 giờ qua (từ 3h đến 9h/18/11), ở khu vực các tỉnh Hà Giang, Lào Cai và Cao Bằng đã có nơi mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Bản Nhùng 75mm (Hà Giang), La Pan Tẩn 74mm (Lào Cai), Cần Yên 51mm (Cao Bằng),…

Cảnh báo, trong 6 giờ tới, tại khu vực các tỉnh Hà Giang, Lào Cai và Cao Bằng tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy từ 30-60mm, có nơi trên 90mm.

Trong 6 giờ tới, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các huyện: Xín Mần, Hoàng Su Phì (Hà Giang), Hà Quảng (Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai).

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Xây dựng đô thị sinh thái thích ứng BĐKH
    (TN&MT) - Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là một trong các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai cực đoan.
  • Điện Biên mưa đá dông lốc đột ngột gây thiệt hại gần 1tỷ đồng
    (TN&MT) - Chiều tối 19-3, tỉnh Điện Biên đã xảy ra mưa đá, dông lốc kèm theo gió giật mạnh. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ đồng, mức độ thiệt hại nhẹ do thời gian mưa, lốc kéo dài trong vòng 20 phút và chỉ xảy ra một số xã nằm trong vòng xoáy của gió.
  • Đà Nẵng trước thách thức từ biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, trong đó có TP. Đà Nẵng. Hướng tới sự phát triển bền vững, mục tiêu của Đà Nẵng là trở thành Thành phố an toàn và giảm nhẹ tác động của thiên tai do BĐKH gây ra.
  • Tạo sinh kế bền vững vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Thời gian qua, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã đẩy mạnh các hoạt động về trồng rừng và phát triển diện tích rừng nhằm nâng cao năng lực ứng phó BĐKH, đồng thời tạo sinh kế cho người dân nơi vùng đất ngập nước.
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Trao đổi kinh nghiệm thực thi Nghị định thư Montreal khu vực Đông Nam Á
    (TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
  •  Nghiên cứu cảnh báo sớm thiên tai tại Sapa, hỗ trợ nông dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Thị trấn Sapa - Xã Tả Van từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão triền miên, tình trạng lũ quét, sạt lở, gây nên nhiều thiệt hại về người và của nghiêm trọng .... Hiện tượng thiên tai khó lường này không những gây nguy hiểm cho tính mạng con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt trong việc xóa đói giảm nghèo đến đồng bào thiểu số.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO