Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 5/5/2025 3:49 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 27/09/2021 , 10:49 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu - những hệ lụy trông thấy ở Tây Bắc

Thứ Hai 27/09/2021 , 10:49 (GMT+7)

(TN&MT) - Những năm trở lại đây, khí hậu Tây Bắc ngày càng trở nên diễn biến thất thường. Mùa đông ngắn hơn nhưng mức nhiệt lại thường giảm rất sâu. Mùa mưa không kéo dài, lượng mưa cũng ít hơn trước. Nhưng hễ mưa là kèm theo gió lốc. Đây là hiện tượng diễn biến cực đoan của thời tiết, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc.  

Trước đây, Tây Bắc có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4, có năm muộn thì tháng 5 và kết thúc thường vào tháng 9 tháng 10, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.600mm đến 2.000mm. Tuy nhiên, có nhiều trận mưa có cường độ từ 200 – 400mm/ngày nên thường xảy ra lũ ống và lũ quét. Đặc biệt, khu vực huyện Mường Tè, huyện Sìn Hồ của Lai Châu thường mưa rất lớn và kèm theo giông lốc. Song năm nay, từ tháng 1 đến tháng 4, lượng mưa trung bình trong tháng chỉ đạt từ 10 – 20mm. Có tháng dưới 10mm. Tổng số giờ nắng trong năm của Tây Bắc dao động từ 1.800 giờ đến 2.000 giờ, hầu như không có tháng nào dưới 100 giờ nắng; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất ở Tây Bắc khoảng từ 25 – 27oC.

Nhưng vài năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất có thời điểm lên đến 35oC. Chưa khi nào thời tiết giữa các vùng miền lại có nét tương đồng như hiện nay; miền núi cũng nóng như miền xuôi, nền nhà cũng đổ mồ hôi... cũng có hiện tượng mưa phùn và nắng nhiều, mưa ít. Diễn biến cực đoan của thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, không theo quy luật và cường độ rất lớn. Mùa mưa dần ngắn lại, ngày nắng nóng tăng lên. Nông nghiệp, lâm nghiệp là những ngành sản xuất chính ở Tây Bắc chịu tác động mạnh mẽ nhất của việc biến đổi khí hậu và những biến động về thời tiết.

Năm 2018, cả bản Sán Tùng, xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu bị xóa sổ hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất đá. Đó là những hệ lụy của việc tàn phá môi trường dẫn đến nguyên nhân diễn biến cực đoan của thời tiết. Báo Tài nguyên và Môi trường trân trọng giới thiệu hình ảnh một số địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi diễn biến cực đoan của thời tiết.  

 

Mưa lũ năm 2020 ở Lai Châu làm nhiều ngôi nhà của đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Biến đổi khí hậu làm cho việc sản xuất nông nghiệp của đồng bào gặp nhiều rủi ro, khó khăn và nghèo đói. Trong ảnh: Ruộng cấy lúa của người dân bị thiếu nước nghiêm trọng do thời tiết hạn hán.

 

Do hán hạn nên đồng bào DTTS thường xuyên thiếu nước sinh hoạt trong các tháng mùa khô. 

 

Do bị ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, xoài của bà con Sơn La bị rụng non rất nhiều. Ảnh chụp năm 2020.

 

 

 

 

 

Biến đổi khí hậu đã khiến một số địa phương ở Tây Bắc như Sa Pa, Lào Cai xuất hiện băng tuyết, làm ảnh hưởng rất lớn đến đồng bào DTTS trong việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.

 

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh

(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống

(TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn

Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh

Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào

(TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Xem thêm