Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 14/5/2025 20:4 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 19/03/2021 , 09:00 (GMT+7)

Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến làm việc với tỉnh Thái Nguyên về Chương trình MTQG

Thứ Sáu 19/03/2021 , 09:00 (GMT+7)

(TN&MT) - Ngày 18/3, đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên về tình hình thực hiện các chính sách dân tộc; công tác chuẩn bị triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030

Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: thainguyen.gov.vn

Tham gia đoàn công tác của UBDT có Thứ trưởng Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải và lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Uỷ ban Dân tộc

Tiếp và làm việc với về phía tỉnh Thái Nguyên có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thanh Hải cùng các đồng chí Lãnh đạo của tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh Thái Nguyên.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: thainguyen.gov.vn

Tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa tới các địa bàn khó khăn

Theo báo cáo của tỉnh Thái Nguyên, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã đạt được một số kết quả nổi bật trong công tác dân tộc như: tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS và miền núi giảm từ 19,22% năm 2016 xuống còn 3,95% vào cuối năm 2020; đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 73/113 xã (bằng 65,5%) vùng DTTS và miền núi đạt chuẩn Nông thôn mới; thực hiện xóa 76/76 xóm bản thiếu điện, “trắng điện” lưới quốc gia; xây mới toàn bộ 33/33 phòng học tạm ở các xã đặc biệt khó khăn; 90% số trạm y tế thuộc vùng DTTS và miền núi có bác sỹ…

Thực hiện Công văn số 36/UBDT-CSDT ngày 14/9/2020 của UBDT về lập báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Thái Nguyên đã giao nhiệm vụ cho Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện rà soát và đối chiếu với các nội dung quy định tại Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình MTQG của UBDT xây dựng.

Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến và Bí thư Tỉnh ủy Thái nguyên Nguyễn Thanh Hải thăm gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lợi (tổ 3, phường Phan Đình Phùng, T.P Thái Nguyên). Ảnh: baothainguyen.vn

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đã ghi nhận một số kết quả đạt được trong thực hiện công tác dân tộc, triển khai chính sách dân tộc của tỉnh Thái Nguyên thời gian qua.

Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho vùng đồng bào DTTS và triển khai hiệu quả Chương trình MTQG thời gian tới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị tỉnh Thái Nguyên tiếp tục triển khai quán triệt Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; cùng một số văn bản quan trọng như: Nghị quyết số 88/2019/QH14; Nghị quyết số 120/2020/QH14... tới các đồng chí trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc; xây dựng văn bản chỉ đạo và kế hoạch triển khai Chương trình MTQG để có sự tập trung, thống nhất;

Theo Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến, Thái Nguyên cần tăng cường đội ngũ cán bộ cho Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan đầu mối triển khai Chương trình MTQG. Ngoài ra, trên tinh thần quan tâm nhiều hơn tới các địa bàn khó khăn, cần có kế hoạch dạy nghề, đưa con em đồng bào DTTS về các khu công nghiệp, góp phần giải quyết cơ bản tình trạng thiếu việc làm, tạo sinh kế cho đồng bào.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến trao tặng 100 triệu đồng cho Quỹ khuyến học, hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: cema.gov.vn

Thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm trân trọng cám ơn sự quan tâm, chăm lo cho đồng bào DTTS của các đồng chí Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, mong muốn thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục dành sự quan tâm hơn nữa, triển khai hiệu quả Chương trình MTQG, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho vùng đồng bào DTTS của tỉnh.

Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đã trao tặng 100 triệu đồng cho Quỹ khuyến học của tỉnh Thái Nguyên.

Đẩy mạnh hợp tác với Đại học Thái nguyên

Trong khuôn khổ chương trình công tác tại Thái Nguyên, Đoàn đã làm việc với Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) về chương trình phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc và ĐHTN giai đoạn 2016-2020, định hướng giai đoạn 2021-2025.

Ủy ban Dân tộc và Đại học Thái Nguyên ký kết chương trình phối hợp giữa hai bên giai đoạn 2021-2025. Ảnh: baothainguyen.vn

Tại buổi làm việc, Ban Giám đốc ĐHTN đã báo cáo với đoàn về kết quả thực hiện các nhiệm vụ phối hợp trong 5 năm qua: ĐHTN đã đào tạo gần 50.000 người tốt nghiệp các trình độ của giáo dục đại học, trong đó các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm 81,3% tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học với 35% là người dân tộc thiểu số; 5.524 người tốt nghiệp thạc sĩ (chiếm 75,9% số người học của ĐHTN), 220 người tốt nghiệp tiến sĩ.

ĐHTN cũng đã phối hợp với Học viện Dân tộc tổ chức đào tạo các chương trình chuyên ngành và bổ sung chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho người DTTS tại Học viện Dân tộc. Bên cạnh đó, ĐHTN thực hiện tốt các chính sách đào tạo người DTTS theo địa chỉ (hệ cử tuyển, dự bị đại học...).

Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển dân tộc cho các nhà khoa học và nhà quản lý của ĐHTN. Ảnh: baothainguyen.vn

Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (KHCN) đã bám sát đặc điểm, nhu cầu phát triển của các tỉnh miền núi. Số nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước: 38/62 (chiếm 61%) nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến đồng bào DTTS và miền núi. Tổng kinh phí cho các đề tài cấp Quốc gia và cấp Bộ của Ủy ban Dân tộc cấp cho ĐHTN trong giai đoạn 2016-2020 trên 20 tỷ đồng.

Về định hướng chương trình phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc và ĐHTN từ nay đến năm 2025, đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc mong muốn hai bên tiếp tục tập trung phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các DTTS; Phối hợp trong các hoạt động khoa học công nghệ, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu; tư vấn, phản biện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách cho vùng dân tộc thiểu số cả nước nói chung và miền núi phía Bắc nói riêng.

Bí thư Tỉnh ủy Thải Nguyên trao học bổng cho sinh viên người DTTS học tập tốt tại ĐHTN. Ảnh: baothainguyen.vn

Nhân dịp này, Ủy ban Dân tộc đã trao Kỷ niệm chương cho 14 cá nhân là các nhà khoa học, nhà quản lý đã có nhiều đóng góp trong công tác dân tộc thời gian qua. Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên đã trao 70 suất học bổng cho học sinh người DTTS có thành tích học tập tốt. Đồng chí Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải cũng đã đến thăm, tặng quà cho gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lợi (tổ 3, phường Phan Đình Phùng, T.P Thái Nguyên); gia đình bà Nguyễn Thị Châu, hộ nghèo (tổ 2, phường Đồng Quang, T.P Thái Nguyên).

  • Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
    Dân tộc thiểu số 10/02/2025 - 16:15

    (TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
    Dân tộc thiểu số 05/02/2025 - 18:50

    (TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

  • Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

    Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

  • Đầu Xuân đi trẩy hội mở cửa rừng
    Dân tộc - Tôn giáo 01/02/2025 - 07:09

    (TN&MT) - Đây là sự kiện văn hóa, tín ngưỡng lớn trong năm của huyện Lạng Giang nhằm tôn vinh, quảng bá, giới thiệu giá trị lễ hội đền Cổ Ngựa và đền Chúa Then. Lễ hội mở cửa rừng được tổ chức từ ngày 07/02 đến 09/02 (tức ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng âm lịch) tại đền Cổ Ngựa, đền Chúa Then, thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

  • Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
    Dân tộc thiểu số 31/01/2025 - 22:10

    (TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  • Mùa hoa mở rộng vòng tay
    Dân tộc - Tôn giáo 29/01/2025 - 18:09

    (TN&MT) - Đầu xuân, chúng tôi rủ nhau đi về hướng núi. Sau chuyến xe đêm đường dài rồi lên xe ca tuyến huyện, đến điểm hẹn, con trai và cháu rể nhà Thào A Vạng đã xe máy chờ sẵn, đón đoàn từ “cây gạo cô đơn” đầu bản Phày để lên Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La).

  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    Dân tộc thiểu số 28/01/2025 - 22:55

    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.

  • Sắc xuân Phiêng Nghè
    Dân tộc - Tôn giáo 28/01/2025 - 22:54

    (TN&MT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại thăm bản vùng cao Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La - nơi không lâu trước đó, đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 2 và 3. Dù dấu vết của trận lũ vẫn chưa thể xóa nhòa, nhưng hôm nay, Phiêng Nghè đã và đang dần hồi sinh, khoác lên mình sức sống mãnh liệt đón mùa xuân gõ cửa.

  • Sín Thầu gọi xuân về
    Dân tộc - Tôn giáo 28/01/2025 - 18:19

    (TN&MT) - Đứng trên ngã ba biên giới A Pa Chải: Việt Nam - Lào - Trung Quốc - địa danh xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên), chúng tôi cảm nhận mùa xuân đang về.

  • Rẻo cao Mường Lát thoát nghèo
    Dân tộc - Tôn giáo 26/01/2025 - 21:01

    (TN&MT) - Tà Cóm, Cánh Cộng, Cá Giáng là 3 bản người Mông khó khăn và xa xôi nhất của xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Cuộc sống bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, những “điểm sáng” trong phát triển kinh tế - xã hội đang được hình thành sẽ giúp nơi đây nhanh chóng thoát nghèo.

  • Vân Hồ (Sơn La): Về cơ sở hướng dẫn người dân giải quyết TTHC đất đai
    Dân tộc - Tôn giáo 26/01/2025 - 19:35

    (TN&MT) – Từ tháng 9/2024 đến nay, vào những ngày cuối tuần, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã phân công cán bộ xuống cơ sở triển khai chương trình cải thiện điều kiện tiếp cận, hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, từng bước hướng đến xây dựng chính quyền thân thiện phục vụ nhân dân.

Xem thêm