Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái tham gia ngày thứ 7 cùng dân tại xã Suối Giàng

Thanh ngà | 04/09/2021, 18:33

(TN&MT) - Phong trào “Ngày thứ Bảy cùng dân” được tỉnh Yên Bái duy trì trong nhiều năm nay. Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng 200 cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đoàn thể, lực lượng vũ trang của tỉnh và huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã tham gia ngày thứ 7 cùng dân tại xã Suối Giàng.

Tuyến đường liên thôn từ thôn Bản Mới, đoạn từ cầu Hồ Suối Giàng đi qua không gian văn hóa Trà Suối Giàng đến thôn Tập Lăng mặc dù đã được đầu tư cứng hóa. Tuy nhiên mặt đường hẹp, khó khăn trong tổ chức các hoạt động phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn, cũng như lộ trình xây dựng nông thôn mới của xã. Thông qua việc vận động nhân dân hiến đất và tham gia lao động, xã tiến hành mở rộng mặt đường từ 3,5m lên 6,5m, với tổng chiều dài 1km.

Phong trào “Ngày thứ Bảy cùng dân” được tỉnh Yên Bái duy trì trong nhiều năm nay.

Trong “Ngày thứ Bảy cùng dân” cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Yên Bái và huyện Văn Chấn đã cùng đào mái taluy, mở rộng mặt đường và đổ bê tông cho đoạn đường này.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy tham gia “Ngày thứ 7 cùng dân” tại xã Suối Giàng.

Trực tiếp lao động cùng nhân dân địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy mong muốn xã Suối Giàng tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nguồn lực trong nhân dân để phát triển hệ thống giao thông nông thôn, sớm cán đích nông thôn mới và đưa Suối Giàng trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đồng thời cũng ghi nhận, đánh giá cao việc nhiều hộ dân đã hiến hàng trăm mét đất, di dời mộ, cây cối để mở rộng đường...

Cán bộ và người dân của huyện Văn Chấn ai cũng phấn khởi tham gia “Ngày thứ 7 cùng dân”.

Phong trào “Ngày thứ Bảy cùng dân” được tỉnh Yên Bái duy trì nhiều năm nay. Theo đó, vào các ngày cuối tuần, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sắp xếp thời gian, xuống cùng nhân dân lao động, làm đường giao thông, sửa chữa và làm nhà ở giúp hộ nghèo, tham gia vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh… Qua đây không chỉ động viên, hỗ trợ, giúp đỡ mà còn thêm gần gũi, thấu hiểu đời sống của nhân dân.

Bài liên quan
  • Bình Định: Làng của người Bana Vĩnh Thuận sạch đẹp từ ngõ vào nhà
    (TN&MT) - Chúng tôi có dịp về thăm làng 6, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh được chọn là làng điểm của tỉnh Bình Định thực hiện mô hình “Khu dân cư bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”. Điều chúng tôi bất ngờ là con đường vào làng sạch sẽ khang trang, hoa giấy nở rộ hai bên đường khiến lòng người xao xuyến.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Giữ rừng là văn hóa...
    (TN&MT) - Quan điểm đó được PGS.TS. NGƯT Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh khi ông trò chuyện với Phóng viên Báo TN&MT về ý nghĩa của rừng trong đời sống và tâm thức của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi rẻo cao…
  • Điện Biên: Tháo nút thắt tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM ở huyện Điện Biên Đông
    (TN&MT) - So với các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm là một trong những nút thắt khiến nhiều địa phương gặp khó trong việc tìm giải pháp hữu hiệu. Do đó, việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO