Bến Tre: Trên 200.000 dân chịu ảnh hưởng bởi hạn mặn

Bạch Thanh | 23/12/2019, 14:22

(TN&MT) - Hiện nay, tình hình xâm nhập mặn trên các sông chính trong tỉnh Bến Tre diễn biến hết sức gay gắt, độ mặn đo được ở mức rất cao và mức độ xâm nhập mặn sâu, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Mùa khô năm nay, Bến Tre có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt xảy ra trên diện rộng

Ông Huỳnh Kim Mười - Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, đơn vị đã thực hiện mở rộng 65km đường ống, góp phần giúp 7.200 hộ dân được trữ nguồn nước ngọt sử dụng trước khi mùa hạn, mặn xảy ra.

Đồng thời, Trung tâm cũng chuẩn bị đưa vào vận hành 2 công trình, nâng công suất nhà máy nước Phú Đức (huyện Châu Thành) từ 50 m3/giờ lên 160 m3/giờ và nhà máy nước An Phú Trung (huyện Ba Tri) từ 100m3/giờ lên 210 m3/giờ. Các công trình này dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành ổn định vào đầu tháng 01/2020.

Toàn tỉnh hiện có tổng cộng 68 công trình cấp nước tập trung. Nguồn nước cung cấp cho các công trình xử lý hầu hết đều dùng nước mặt từ hệ thống sông rạch tự nhiên trong tỉnh. Trong đó, có 12 công trình cấp nước tập trung có hệ thống lọc mặn RO. Các hệ thống này sẵn sàng vận hành trong trường hợp hạn mặn diễn biến gay gắt kéo dài.

Cũng theo ông Huỳnh Kim Mười, tổng công suất của 68 công trình xấp xỉ 204.000 m3/ngày/đêm, cấp nước sạch cho khoảng 226.000 hộ dân với khoảng 813.000 người. Với việc mặn xuất hiện sớm và khả năng kéo dài như dự báo, nguy cơ thiếu nước sinh hoạt xảy ra trên diện rộng, thậm chí không có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, người dân phải lấy nước trực tiếp từ sông rạch bị nhiễm mặn để dùng trong sinh hoạt, tắm rửa, giặt giũ, ước có khoảng 56.800 hộ dân với khoảng 205.000 người.

Hiện tại, nước mặn đã xâm nhập sâu vào các tuyến sông, rạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Các hộ dân bị ảnh hưởng chủ yếu sinh sống trong các cánh đồng, bãi ngang, vùng ven biển; trên các cù lao, cồn trên các con sông Hàm Luông, Cổ Chiên, sông Tiền; sinh sống cặp theo các trục kênh rạch sâu trong ruộng vườn nơi mà tuyến ống cấp nước từ các công trình cấp nước tập trung không thể phủ tới phải dùng nước mặn.

Thực tế cho thấy, mùa khô năm nay tình trạng mặn xâm nhập sớm hơn một tháng rưỡi so với đợt hạn mặn lịch sử mùa khô 2015 - 2016. Kết quả đo mặn tại 35 nhà máy nước nông thôn trên địa bàn tỉnh đã nhiễm mặn, độ mặn dao động từ 0,3 - 5‰. Hiện tại, Nhà máy nước Sơn Ðông (TP. Bến Tre) và Nhà máy nước An Hiệp (huyện Châu Thành) không lấy nước từ sông mà đang bơm lấy nước ngọt từ trạm Cái Cỏ (huyện Châu Thành) với khoảng 47.000 m3/ngày/đêm để cung cấp cho người dân.

Với tình hình hạn mặn trên địa bàn diễn biến phức tạp, những ngày qua, các cấp chính quyền và các ngành chức năng tỉnh Bến Tre đã hướng dẫn người dân các biện pháp trữ nước ngọt như: đắp bể có trải bạt trữ nước, trang bị túi trữ nước ngọt, sử dụng ống hồ, thùng chứa; khuyến cáo người dân tưới nước tiết kiệm, sử dụng màng phủ nông nghiệp, lưới phủ, đậy gốc để tránh mất nước cho cây trồng. 

Xâm nhập mặn sâu, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân

Thời gian tới, để chủ động ứng phó và đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, tỉnh Bến Tre đã đề ra một số giải pháp cấp bách, như: Thường xuyên đo kiểm tra độ mặn trên các sông, kênh rạch, các công trình đầu mối, các nhà máy nước để vận hành công trình lấy, trữ nước hợp lý.

Đồng thời, thường xuyên cập nhật, thông báo tình hình xâm nhập mặn để người dân biết, chủ động có biện pháp ứng phó. Kịch bản xấu nhất, tỉnh Bến Tre sẽ huy động xe bồn chữa cháy và phương tiện của các doanh nghiệp, người dân như: xà lan, ghe, xe các loại... để vận chuyển nước từ vùng ngọt về phục vụ đời sống dân sinh.

Hiện tại, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre cũng đã thiết lập trang Facebook “Thông tin phòng chống thiên tai tỉnh Bến Tre”. Mục đích nhằm đăng tải thông tin, tuyên truyền về công tác phòng chống thiên tai. Qua đó, các cơ quan, đơn vị và người dân có thể dễ dàng tiếp cận đầy đủ, kịp thời các thông tin về diễn biến, tình hình thiên tai, cũng như công tác chỉ đạo, ứng phó.

Theo thông tin của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, hiện tại nước mặn đã xâm nhập sâu vào các tuyến sông trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, trên các cửa sông, độ mặn đo được giao động từ 24-26‰; độ mặn 4‰ xâm nhập sâu cách cửa sông khoảng 48km trên sông Cửa Đại, khoảng 60km trên sông Hàm Luông, khoảng 64km trên sông Cổ Chiên; độ mặn 1‰ đã xâm nhập gần như toàn tỉnh, cách cửa sông khoảng 77km. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn: Cấp 2.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Góp ý kiến đề xuất xây dựng Luật Cấp thoát nước
(TN&MT) - Ngày 9/6, tại Quảng Ninh, Bộ Xây dựng phối hợp với Hội Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý kiến đề xuất chính sách xây dựng Luật Cấp thoát nước.
Đừng bỏ lỡ
  • Cần một cơ chế chia sẻ nguồn lực giữa các địa phương sử dụng tài nguyên nước
    (TN&MT) - Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước, hướng tới đảm bảo an ninh nguồn nước, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
  • Quảng Bình: Tăng cường biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn công trình đê điều
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành các văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan nhằm chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn công trình đê điều.
  • Đắk Nông: Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước giúp giảm nghèo bền vững
    Xác định nguồn nước là một yếu tố rất quan trọng giúp địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO