Bến Tre: Mặn xâm nhập sâu, nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp 

Bạch Thanh | 17/12/2019, 15:17

(TN&MT) - Trên các tuyến sông, kênh, rạch tại Bến Tre hiện nay nước mặn xâm nhập sâu, cách cửa sông khoảng từ 60km - 76km, đã trực tiếp uy hiếp hàng nghìn ha hoa màu, cây ăn quả của bà con nông dân. 

Nước mặn hiện tại đã xâm nhập hầu như toàn bộ các nhánh sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Theo thông tin của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, hiện tại nước mặn đã xâm nhập sâu vào các tuyến sông trên địa bàn. Cụ thể, độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất đến xã Thanh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc) trên sông Hàm Luông, cách cửa sông khoảng 60 km; độ mặn 1‰ đã xâm nhập sâu nhất đến thị trấn Chợ Lách (huyện Chợ Lách) trên sông Cổ Chiên, cách cửa sông khoảng 76 km. 

Hiện tại, nước mặn đã xâm nhập hầu như toàn bộ các nhánh sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Trong đó, vùng sâu nhất trong đất liền ở huyện Chợ Lách cũng bị nước mặn bủa vây gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Theo dự báo, năm nay nước mặn sẽ xâm nhập sâu, có nguy cơ gây thiệt hại lớn đối với ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre.

Mấy ngày nay, gia đình ông Nguyễn Văn Liệt (xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách) như ngồi trên đống lửa khi khi mà nước mặn xâm nhập bất ngờ. Ông Liệt cho biết, gia đình ông đang trồng 40.000 cây giống sầu riêng còn nhỏ đang cần nước tưới. Tuy nhiên, loại cây con này chỉ chịu độ mặn dưới 0,4‰, trong khi ngoài sông nước mặn cao hơn, nên mỗi ngày ông phải phải canh nước ròng sát đáy, khi độ mặn giảm ở mức cho phép mới bơm lên tưới cho cây giống.

Cây giống rất mẫn cảm với nước mặn nên nguy cơ thiệt hại rất lớn

Trong khi đó, hộ ông Nguyễn Văn Giỏi (xã Tân Thiềng) trồng 2.400 giỏ cúc mâm xôi, vạn thọ cũng tỏ ra lo lắng: “Do nước mặn lên bất ngờ nên nhiều người không kịp trữ nước trong mương vườn để tưới. Bây giờ nhiều hộ dân phải tưới tiết kiệm từ nước sinh hoạt và đợi nước ngọt lại mới bơm từ sông vào mương trữ. Trong khi lượng nước ngọt khá ít nên tình hình này nếu kéo dài, người dân trồng hoa ở đây sẽ bị thiệt hại nặng nề”. 

Theo thống kê, tại xã Tân Thiềng (huyện Chợ Lách) có 8 tuyến sông dùng để trữ nước ngọt đã bị nhiễm mặn do không kịp đóng cống. Hiện tại, toàn xã có 1.538 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó 80% là cây giống, cây ăn quả và hoa kiểng đang bị ảnh hưởng và có nguy cơ mất trắng do nước mặn. Trong đó, diện tích hoa kiểng phục vụ Tết Nguyên đán có nguy cơ bị thiệt hại cao nhất do rất mẫn cảm với nước mặn và nhu cầu nước tưới lớn, phải tưới mỗi ngày. 

Ông Nguyễn Văn Chang - Chủ tịch UBND xã Tân Thiềng cho biết, do nước mặn lên bất ngờ, sớm hơn mọi năm nên người dân không kịp xử lý. Hiện tại, các tuyến sông trên địa bàn xã Tân Thiềng đã bị nhiễm mặn trên 1‰ không thể tưới cây giống, hoa kiểng nên chính quyền địa phương túc trực đo độ mặn hàng ngày đợi khi nước ngọt sẽ xả cống vào để trữ phục vụ sản xuất.

Theo ông Chang, vừa qua, chính quyền địa phương xã Tân Thiềng đã vận động bà con trữ nước ngọt trong mương vườn, ao, hồ... chia sẻ với những hộ thiếu nước nhằm cứu diện tích hoa kiểng. Đồng thời, làm việc với các chủ phương tiện thủy để kêu gọi họ đến vùng chưa bị nhiễm mặn ở khu vực đầu nguồn sông Cổ Chiên chở nước ngọt về bán lại cho dân với mức giá hợp lý nhằm phục vụ tưới cây giống, hoa kiểng.

Ngành chức năng Bến Tre thường xuyên theo dõi độ mặn trên các sông, rạch

Ông Bùi Thanh Liêm - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách thông tin, nước mặn hiện đã xâm nhập gần như toàn bộ huyện Chợ Lách. Nguy cơ năm nay nước mặn sẽ xâm nhập toàn bộ địa bàn huyện nên sẽ đe dọa trực tiếp đến gần 10.000 ha cây ăn quả và cây giống, hoa kiểng. Trong đó, có khoảng 11 triệu sản phẩm hoa, kiểng phục vụ Tết có nguy cơ thiệt hại cao nhất; đồng thời với khoảng 20 triệu sản phẩm cây giống có nguy cơ thiệt hại cao do mẫn cảm với nước mặn.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã đưa ra nhiều giải pháp cấp bách phòng, chống nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn gây ra. Trong đó, đã chủ động triển khai đến các hộ dân, các hộ sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp chủ động nguồn nước. 

Năm nay, tỉnh Bến Tre khuyến cáo kiên quyết không sản xuất lúa vụ 3; đồng thời, khuyến cáo mức độ chịu mặn của một số loại cây trồng phổ biến để người dân biết và lấy nước tưới cho phù hợp, kiên quyết không để người dân sản xuất ở khu vực có nguy cơ thiếu nước.

Bài liên quan
  • Bến Tre tập trung ứng phó hạn, mặn
    (TN&MT) - Trước dự báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2019 – 2020 trên địa bàn sẽ diễn biến phức tạp, các cấp chính quyền, các ngành chức năng tỉnh Bến Tre đã chủ động nhiều giải pháp phòng chống nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn gây ra.

(0) Bình luận
Nổi bật
Xây dựng thị trường các-bon: Cần sẵn sàng từ “bệ đỡ” đến “bệ phóng”
(TN&MT) - Theo lộ trình, thị trường các-bon trong nước sẽ thí điểm từ năm 2025, vận hành chính thức từ năm 2028. Việc sớm xây dựng chính sách, hoàn thiện và phát triển thị trường này không chỉ dừng lại ở vai trò “bệ đỡ” đẩy mạnh kinh tế trong nước, đảm bảo tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện sản xuất xanh, mà còn là “bệ phóng” quan trọng, nâng tầm doanh nghiệp Việt vươn ra chinh phục thị trường quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
  • Bão KOINU giật cấp 17, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc)
    (TN&MT) - Hồi 13 giờ ngày 4/10, bão KOINU trên vùng biển phía Đông Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.
  • Nhật Bản giúp Việt Nam nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo mưa, lũ
    (TN&MT) - Dự án hỗ trợ kỹ thuật "Tăng cường năng lực dự báo thời tiết và cảnh báo sớm mưa, lũ" là Dự án hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản về phòng chống thiên tai, góp phần nâng cao trình độ, năng lực của Việt Nam trong việc dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ lụt sử dụng các hệ thống quan trắc, thiết bị hiện đại.
  • Đà Nẵng: Chống ngập vẫn chưa hiệu quả
    Sau trận ngập lịch sử xảy ra vào tháng 10/2022 gây thiệt hại lớn, Đà Nẵng đã triển khai hàng loạt các giải pháp để giải quyết tình trạng ngập úng. Tuy nhiên, qua vài trận mưa đầu mùa với lưu lượng lớn trong thời gian ngắn vẫn khiến một số tuyến đường nội đô của TP Đà Nẵng ngập cục bộ.
  • Vườn Quốc gia Bạch Mã đón 2 cá thể gấu đầu tiên
    (TN&MT) - Hai cá thể gấu đã được đưa từ Hà Nội về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam II tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Đây cũng là 2 cá thể gấu đầu tiên được trung tâm này tiếp nhận.
  • Thừa Thiên – Huế: Nhiều động vật quý được thả về môi trường tự nhiên
    (TN&MT) - 1 cá thể trăn đất và 1 cá thể khỉ vàng vừa được người dân ở Thừa Thiên – Huế phát hiện, bàn giao cho kiểm lâm để thả về tự nhiên.
  • Dự báo xâm nhập mặn đến sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long
    Mùa mưa năm nay theo dự báo chỉ tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 9 - 10 và sẽ kết thúc sớm vào giữa tháng 11. Do vậy, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn dự báo xuất hiện sớm so với trung bình nhiều năm một tháng (bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 12).
  • Bão KOINU có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, 7 giờ sáng 4/10, cơn bão KOINU cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.
  • Bão KOINU cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết hồi 19 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin), cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km về phía Đông Đông Nam.
  • Chỉ số bảo vệ môi trường Điện Biên xếp 19/63 tỉnh, thành trong cả nước
    (TN&MT) - Chỉ số bảo vệ môi trường của tỉnh Điện Biên trong 2 năm 2020 và 2021 luôn đứng trong top khá, xếp thứ 19/63 tỉnh thành trong cả nước. Thực tế cho thấy, những năm qua Điện Biên là tỉnh không để phát sinh mới về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những nỗ lực lớn của ngành tài nguyên môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong những năm trở lại đây.
  • Bộ TN&MT đứng thứ 2 về Chỉ số ICT Index 2022
    (TN&MT) - Tại Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index 2022). Bộ TN&MT đã bứt phá ngoạn mục, tăng hạng mạnh, vươn lên xếp thứ 2/17 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công về chỉ số ICT Index 2022.
  • Dự báo thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/10, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối).
  • Quảng Ninh: Chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra theo chiều hướng ngày càng cực đoan, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO