Bến Tre: Còn nhiều khó khăn trong quản lý hoạt động khai thác khoáng sản

15/06/2018, 13:23

(TN&MT) - Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo quản lý hoạt động khai thác khoáng sản tỉnh Bến Tre, trong 6 tháng đầu năm 2018, mặc dù công tác quản lý, thanh tra,...

(TN&MT) - Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo quản lý hoạt động khai thác khoáng sản tỉnh Bến Tre, trong 6 tháng đầu năm 2018, mặc dù công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra được các ngành, các cấp thực hiện thường xuyên, đẩy mạnh nhưng tình hình khai thác cát trái phép tiếp tục diễn biến phức tạp, đối tượng hoạt động đều khắp ở các tuyến sông trong tỉnh, gây bức xúc trong nhân dân.

cat2
Các phương tiện khai thác cát trái phép bị tạm giữ, xử lý

Ông Lê Văn Đáo, Phó Giám đốc Sở TN&MT Bến Tre, kiêm Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo quản lý hoạt động khai thác khoáng sản tỉnh Bến Tre nhìn nhận, công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bến Tre có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, nhất là trong việc tổ chức thực hiện.

Theo đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản được thực hiện theo cả chiều rộng và chiều sâu với nhiều hình thức, nhất là chú trọng việc tuyên truyền, vận động đối với các đối tượng hoạt động bơm hút cát. Tuy nhiên, do lợi nhuận quá lớn nên hoạt động khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp; một bộ phận người hành nghề khai thác cát chưa có ý thức chấp hành pháp luật về khoáng sản.

Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, chính quyền địa phương từng lúc chưa chặt chẽ, chưa kịp thời, chưa đồng bộ. Công tác phối hợp giữa các địa phương giáp ranh trong và ngoài tỉnh chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu mang tính cục bộ địa phương nên các đối tượng thường lợi dụng khai thác tại các khu vực giáp ranh, giáp giới.

Một số ít xã không chủ động tiến hành kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của các ngành huyện. Hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành các cấp từng lúc vẫn chưa bao quát được các tuyến, địa bàn. Việc huy động lực lượng của các đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra đôi khi còn chậm, gây khó khăn trong việc giải quyết kịp thời các phản ánh, tin báo của người dân.

Lực lượng phục vụ cho công tác kiểm tra, tuần tra, thanh tra còn mỏng trong khi địa bàn và thời gian hoạt động của các đối tượng rộng, trải dài trên các tuyến sông, thường vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ, phương tiện phục vụ cho hoạt động thanh, kiểm tra chưa đáp ứng đầy đủ nên hạn chế về tần suất, thời gian, huy động lực lượng, đặc biệt là quá trình xử lý khi nhận được các tin báo từ người dân.

cat1
Người dân cũng tích cực xua đuổi phương tiện khai thác cát trái phép

Trong khi đó, hầu hết địa phương không có sẵn phương tiện thủy, mà sử dụng canô giao thông phải tốn nhiên liệu nhiều và thường hư hỏng. Đa số các huyện đều chưa có phương tiện phục vụ công tác kiểm tra, phải thuê mướn phương tiện và người điều khiển phương tiện, do đó không chủ động được thời gian, hạn chế về tần suất kiểm tra, dễ lộ, lọt thông tin và sự e ngại của các chủ cho thuê phương tiện...

Hiện nay, chỉ mới có huyện Chợ Lách đã bố trí được 03 khu vực tạm giữ phương tiện tại khu vực các xã như Vĩnh Bình, Long Thới và Tân Thiềng; các huyện, thành phố còn lại đều chưa có bến bãi để thực hiện tạm giữ phương tiện, gây khó khăn cho công tác tạm giữ để xử lý vi phạm.

Theo ông Lê Văn Đáo, riêng về các quy định của pháp luật cũng gặp những khó khăn, vướng mắc như chưa có biện pháp quản lý, xử lý hiệu quả đối với phương tiện khai thác cát trái phép. Chế tài xử phạt đối với đối tượng khai thác cát trái phép quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có mức xử phạt tiền thấp, chỉ tịch thu khi phương tiện khai thác cát trên 50 m3 nên chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm.

Việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, trong thực tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay, các phương tiện khai thác cát trái phép hầu hết đều vi phạm các quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện, đăng ký, đăng kiểm phương tiện. Tuy nhiên, mức phạt tiền thấp, hình thức xử phạt bổ sung chỉ mang tính hình thức, sau khi xử phạt vi phạm hành chính và buộc đình chỉ hoạt động thì đối tượng vi phạm vẫn tiếp tục sử dụng phương tiện để thực hiện hành vi khai thác cát trái phép.

cat3
Nhiều tuyến sông nạn khai thác cát trái phép thường xuyên diễn ra, làm sạt lở đê bao khiến người dân bức xúc

Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trong thời gian tới, Sở TN&MT Bến Tre đề xuất UBND tỉnh Bến Tre tiếp tục chỉ đạo UBND các cấp, các ngành liên quan và địa phương thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre ban hành kèm theo Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 19/5/2017 của UBND tỉnh Bến Tre.

Tiến hành công tác kiểm tra thường xuyên đối với đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản về việc thực hiện việc các quy định trong nội dung giấy phép, đồng thời nhắc nhỡ cá nhân được giao quản lý các mỏ có trách nhiệm phát hiện các hoạt động khai thác ngoài ranh giới mỏ phải thông báo cho đơn vị chức năng xử lý.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra đối với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vật liệu xây dựng có hầm chứa cát để xác định tính hợp pháp của nguồn cát. Đối với vùng giáp ranh, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương theo nội dung quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác khoáng sản khu vực giáp ranh, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Ngoài ra, cần đẩy nhanh việc thực hiện thăm dò, đánh giá trữ lượng đối với 05 mỏ cát trên địa bàn tỉnh để đưa vào đấu giá quyền khai thác theo quy định, nhằm đáp ứng nhu cầu cát san lấp trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu tình trạng khai thác cát trái phép. Đồng thời, các huyện, thành phố đẩy nhanh việc xây dựng bến bãi tạm giữ phương tiện thủy để đảm bảo cơ sở vật chất thực hiện các biện pháp chế tài tạm giữ, tịch thu phương tiện đối với các vụ việc vi phạm với khối lượng cát khai thác trái phép từ 50 m3 trở lên.


(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, có hiệu lực từ ngày 15/7/2023, thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016.
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7
    (TN&MT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 đối với 09 dự án luật, trong đó có Luật Địa chất và khoáng sản.
  • Thừa Thiên - Huế quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển bền vững - Kiểm soát chặt, quản lý nghiêm
    (TN&MT) - Trong quá trình khai thác khoáng sản, bên cạnh những doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện quy định pháp luật về khai thác, chế biến khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp “phớt lờ” quy định, coi thường luật pháp. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã và đang tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm.
  • Thừa Thiên - Huế: Khoáng sản là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản tại Thừa Thiên - Huế đã và đang góp phần phát triển ổn định kinh tế - xã hội của địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế để rõ hơn về vấn đề này.
  • Thanh Hóa: Quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển kinh tế bền vững
    Thời gian qua, để khắc phục các tồn tại, vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, từng bước đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nề nếp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo các khu vực nông thôn, miền núi.
  • Mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cao nhất 100 triệu đồng
    Theo Bộ Tài chính, mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại là 100 triệu đồng/giấy phép; lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm là 80 triệu đồng/giấy phép.
  • Tiền Giang: Quản lý hiệu quả khoáng sản, phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản, nhất là cát lòng sông trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Kiệt, Phó Giám đốc Sở TN&MT Tiền Giang xung quanh nội dung này.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO