Bến Tre: Chủ động hợp tác, liên kết các tỉnh trong vùng phát triển kinh tế biển

Bạch Thanh | 29/08/2022, 12:57

(TN&MT) - Vừa qua, Đoàn công tác tỉnh Bến Tre do Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ làm Trưởng đoàn đã tổ chức chuyến đi thực tế về các nội dung hợp tác, liên kết phát triển kinh tế biển với các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng. Đây là hoạt động nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện lập quy hoạch phát triển kinh tế biển, quy trình, thủ tục thực hiện các dự án lấn biển trên địa bàn tỉnh.

h1.jpg
Đoàn công tác tỉnh Bến Tre đến thăm hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé, tỉnh Kiên Giang

Tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm

Tại tỉnh Kiên Giang, Đoàn công tác tỉnh Bến Tre đã được chia sẻ cởi mở, chân tình, đáp ứng yêu cầu của chuyến công tác về công tác lập, tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế biển; về trình tự, thủ tục thực hiện trình phê duyệt, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án lấn biển; các ngành nghề ưu tiên thực hiện trong khu kinh tế biển, tác động lan tỏa của các khu kinh tế biển đến kinh tế toàn tỉnh; các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển khu kinh tế biển thành công, kinh nghiệm từ việc xây dựng và vận hành khu kinh tế biển…

Cũng tại đây, Đoàn công tác tỉnh Bến Tre đã đến thăm và nghe trao đổi về hiệu quả quản lý nguồn nước của công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, tỉnh Kiên Giang. Đây là công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam hiện nay về quy mô, khẩu độ thông nước, có nhiệm vụ kiểm soát, điều hòa nguồn nước mặn, nước ngọt và nước lợ, tạo điều kiện sản xuất theo hệ sinh thái cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên 384.120 ha thuộc các tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

h2.jpg
Đoàn công tác tỉnh Bến Tre đi thực tế tìm hiểu các dự án, công trình ven biển

Đối với Cà Mau, thời gian qua, tỉnh Cà Mau và tỉnh Bến Tre đã thực hiện tốt công tác phối hợp trong việc quản lý tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên biển. Qua thời gian triển khai thực hiện đã thể hiện sự quan tâm và quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền hai tỉnh trong công tác quản lý tàu cá nhằm ngăn chặn tình trạng tàu khai thác hải sản xâm phạm vùng biển nước ngoài; các Sở, ngành, đơn vị có liên quan của hai tỉnh đã tích cực vào cuộc thực hiện phòng, chống khai thác IUU.

Lãnh đạo hai tỉnh đã gặp gỡ, trao đổi, mong muốn và yêu cầu bà con ngư dân tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế - xã hội của Bến Tre và Cà Mau; tiếp tục đoàn kết, hỗ trợ nhau phát triển và gắn chặt chẽ với chính quyền, biên phòng địa phương, kịp thời nắm bắt thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước để thực hiện tốt. Từ đó thực hiện đúng quy định trong khai thác đánh bắt, không để xảy ra trường hợp vi phạm trong đánh bắt hải sản nói chung và đặc biệt là không để vi phạm vùng biên giới biển.

Còn tại tỉnh Sóc Trăng, trao đổi với đoàn công tác Bến Tre, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng cho biết, tỉnh đang khẩn trương đẩy mạnh triển khai các thủ tục cần thiết nhằm mời gọi đầu tư cảng biển Trần Đề với hệ thống quy hoạch, thiết kế, đầu tư đồng bộ, hiện đại, cảng Trần Đề sẽ là tổ hợp cảng lớn của khu vực, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) mạnh mẽ trong thời gian tới.

h3.jpg
Đoàn công tác tỉnh Bến Tre tham quan công trình, dự án lấn biển

Hợp tác, liên kết để cùng phát triển

ĐBSCL có tiềm năng, lợi thế phát triển giao thông đường thủy nội địa, giao thông hàng hải. Với dự án cảng biển nước sâu và hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ đang được đầu tư, Sóc Trăng sẽ trở thành cửa ngõ quan trọng của khu vực, tạo đột phá chung cho cả vùng ĐBSCL, trong đó có Bến Tre. Dự án hứa hẹn sẽ liên kết trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, gắn với định hướng phát triển của vùng theo chủ trương của Chính phủ về liên kết phát triển vùng ĐBSCL.

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ nhận định, qua chuyến đi đã góp phần thúc đẩy hợp tác liên kết giữa Bến Tre và các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL phát triển tốt hơn. Điều kiện phát triển của các tỉnh, thành phố rất tốt và có nhiều tương đồng, tiềm năng để hợp tác phát triển.

Theo ông Lê Đức Thọ, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Bến Tre đang chủ động gắn kết, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong khu vực, hỗ trợ hợp tác chặt chẽ với nhau trên nhiều lĩnh vực phát triển của địa phương nói riêng và của khu vực nói chung. Việc hợp tác, phối hợp sẽ gắn với định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Trước mắt, Bến Tre cần nỗ lực tối đa để thực hiện tốt tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Tỉnh ủy Bến Tre đã đặt ra trong năm 2022. Trên cơ sở đó, Bến Tre sẽ tiếp tục nỗ lực để thực hiện tốt Nghị quyết của những năm tới; thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp cho cả nhiệm kỳ và thời gian sau này. Đồng thời, tỉnh cần nỗ lực hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với quy hoạch tổng thể của vùng; thực hiện có kết quả Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị.

h4.jpg
Đoàn công tác tỉnh Bến Tre về nguồn tại mũi Cà Mau

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ cho rằng, quy hoạch phát triển tổng thể của tỉnh Bến Tre là một tài liệu, nguồn lực đặc biệt quan trọng để thực hiện được mục tiêu, khát vọng phát triển Bến Tre trong thời gian tới. Việc xây dựng quy hoạch phải bảo đảm sự đồng bộ, tầm nhìn chiến lược, toàn diện, phù hợp với quy hoạch tổng thể khu vực ĐBSCL và cần được thực hiện rất nghiêm túc, hiệu quả.

Bên cạnh đó, tỉnh cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; đổi mới tác phong, phong cách, lề lối làm việc tạo ra động lực phát triển, huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, trong nước và ngoài nước thu hút đầu tư, đồng hành cùng sự phát triển của Bến Tre.

Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn đối với các cơ chế, chính sách của tỉnh; chủ động điều chỉnh, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của tình, tạo ra sự đổi mới thúc đẩy phát triển. Đối với các cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền của Trung ương, tỉnh chủ động cùng với các tỉnh, thành phố trong khu vực đề xuất Trung ương tiếp tục có những đổi mới, hoàn thiện hơn để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển vùng và từng tỉnh, thành phố.

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ tin tưởng, nếu làm tốt các công việc nêu trên cùng các giải pháp đồng bộ, Bến Tre có niềm tin thực hiện thành công những mục tiêu và khát vọng phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, có hiệu lực từ ngày 15/7/2023, thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016.
  • Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về gỡ vướng quản lý, khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 1/6, tại Hà Nội, Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, ông Hoàng Quốc Khánh chủ trì buổi làm việc.
  • Cần một cơ chế chia sẻ nguồn lực giữa các địa phương sử dụng tài nguyên nước
    (TN&MT) - Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước, hướng tới đảm bảo an ninh nguồn nước, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
  • Khơi dậy niềm tin, khát vọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Năm nay, sự kiện Ngày Đại dương Thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1- 8/6) diễn ra trong bối cảnh khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nhiệt độ tăng, nước biển dâng và môi trường biển đối mặt với nguy cơ ô nhiễm đáng báo động. Vậy Thế giới và Việt Nam đã lấy chủ đề nào làm phương châm hành động để góp phần đạt mục tiêu “đảo ngược” xu thế ô nhiễm môi trường biển, mất cân bằng sinh thái?
  • Phân bổ hợp lý, hài hòa không gian biển
    (TN&MT) - Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch không gian biển.
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
  • Đà Nẵng: Nghị định số 10/2023/NĐ-CP kịp thời tháo gỡ cấp bách một số nút thắt về đất đai, condotel
    (TN&MT) - Nghị định số 10/2023/NĐ-CP có ý nghĩa đối với Đà Nẵng, nhất là trong năm 2023, thành phố triển khai chủ đề công tác năm “Tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội”.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
  • Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn): Quản lý tốt TNMT góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
    (TN&MT) - Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) có 21 đơn vị hành chính, 6 dân tộc anh em cùng chung sống. Huyện đã chú trọng triển khai các giải pháp nhằm phát huy nguồn lực tài nguyên, môi trường để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình: Tăng cường biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn công trình đê điều
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành các văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan nhằm chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn công trình đê điều.
  • Đắk Nông: Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước giúp giảm nghèo bền vững
    Xác định nguồn nước là một yếu tố rất quan trọng giúp địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
  • Cần có quy định để HTX nông nghiệp tích tụ, tập trung đất đai
    Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, nên quy định thêm cơ chế để giúp hợp tác xã nông nghiệp tích tụ tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hình thành chuỗi chế biến, phân phối sản phẩm nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO