Bất động sản sau dịch Covid-19: Phân khúc nào sẽ “hút” dòng tiền đầu tư?

Thùy Linh | 14/09/2021, 09:27

(TN&MT) - Sự khan hiếm quỹ đất tại trung tâm Hà Nội đã dẫn đến sự dịch chuyển đầu tư bất động sản (BĐS) sang các khu vực ven đô như huyện Gia Lâm, Hoài Đức, Quốc Oai… Đây là những khu vực đang được TP. Hà Nội đầu tư mạnh về hạ tầng, dịch vụ.

Giá đất ven đô tăng nhanh

Báo cáo về thị trường BĐS vừa qua của Bộ Xây dựng cho thấy, Hà Nội tiếp tục thiếu nguồn cung dự án mới do khan hiếm quỹ đất. Vì vậy, một số chủ đầu tư đã bắt đầu khai phá thị trường tại các quận, huyện vùng ven Hà Nội. Đón bắt được cơ hội về chiến lược phát triển hạ tầng của thành phố, giá đất nhiều quận, huyện đã tăng gấp đôi trong 2 năm qua.

Đơn cử như huyện Gia Lâm, nhờ có sự “lột xác” của hệ thống giao thông tại khu vực phía Đông sau khi cầu Thanh Trì thông xe, các nút giao nối các tuyến giao thông huyết mạch như nút giao Cổ Linh nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và vành đai 3 được mở rộng, giá đất tại khu vực đã tăng 30 - 50%.

Tương tự, tại một số quận, huyện vùng ven ngoại thành Hà Nội, nhiều dự án có giá khá cao, đơn cử như Dự án The Phoenix Garden (Đan Phượng) khoảng 32,2 triệu đồng/m2, Khu đô thị Inoha City Phú Xuyên (Phú Xuyên) giá khoảng 24,7 triệu đồng/m2, Orange Garden (Hoài Đức) giá khoảng 39,1 triệu đồng/m2, The Spring Town Xuân Mai (Chương Mỹ) giá khoảng 14,5 triệu đồng/m2, Hòa Lạc Premier Residence (Sơn Tây) giá khoảng 13,9 triệu đồng/m2

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn, Savills Hà Nội đánh giá, sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng tại Hà Nội đang thu hẹp khoảng cách về giá giữa khu vực đô thị và lân cận, đơn cử như Dự án đường vành đai 3 mở rộng và Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, các dự án cũng có nhiều tiện ích để bù đắp cho bất lợi về vị trí.

“Với kế hoạch đưa các huyện Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng, Gia Lâm và Thanh Trì lên các quận trung tâm trước năm 2025, những khu vực này sẽ trở thành những điểm đầu tư đáng chú ý. Cùng với sự mở rộng đô thị của Hà Nội, nguồn cung nhà ở đã mở rộng từ các khu vực thành thị đến các huyện ngoại thành, đây sẽ là động lực tăng trưởng giá của BĐS. Đặc biệt, các dự án hạ tầng ở phía Tây thành phố kết nối với các huyện ngoại thành không chỉ khiến giá đất nền tăng, mà giá căn hộ cũng tăng. Từ năm 2017, giá sơ cấp căn hộ tại quận Cầu Giấy đã tăng 14% mỗi năm, giá sơ cấp căn hộ tại quận Long Biên cũng tăng 12% mỗi năm” - Bà Hằng cho biết.

Hà Nội tiếp tục thiếu nguồn cung dự án mới do khan hiếm quỹ đất. Ảnh: MH

Xu hướng ngôi nhà thứ 2 sẽ bùng nổ

Thời gian qua, một dòng vốn đầu tư lớn vào thị trường bất động sản đã chuyển dịch từ khu vực nội đô sang các khu vùng ven. Tại Hà Nội, tâm điểm của thị trường trong 2 năm qua dồn về 2 cực Đông - Tây.

Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, đất nền ven đô, nhất là đất có sổ đỏ, đất nền đầy đủ pháp lý vẫn sẽ là "con gà đẻ trứng vàng" của thị trường bất động sản. Bởi, ở thời điểm hiện tại, 2 phân khúc đáng để đầu tư nhất chính là căn hộ chung cư bình dân và đất nền ven đô, đất nền có sổ đỏ. Tuy nhiên, trong năm 2021, nguồn cung căn hộ bình dân vẫn sẽ duy trì trạng thái khan hiếm. Do đó, đất nền ven đô, nhất là các mảnh đất có sổ đỏ sẽ hút dòng vốn rất mạnh. Thêm vào đó, sau biến động sốt đất mạnh và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài, giao dịch các sản phẩm trên thị trường đã có sự dịch chuyển rõ rệt.

Thống kê của Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, chỉ tính riêng trong quý II/2021, mức độ quan tâm tới bất động sản nói chung tăng đến 37% so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, nhu cầu tìm hiểu thông tin tăng mạnh sau các đợt dịch bùng phát. Ví dụ, sau làn sóng Covid-19 lần 3, mức độ quan tâm tới bất động sản tăng đột biến 378%, đạt gần 7 triệu lượt tìm kiếm/tuần, trong đó tập trung chủ yếu vào các thị trường vùng ven, chẳng hạn như Ba Vì (Hà Nội) là 33%; Quốc Oai (Hà Nội) và Hưng Yên là 32%; Bắc Ninh là 28%; Hải Dương là 19%... Ở các khu vực nói trên, mức độ tăng giá cũng tỷ lệ thuận với mức độ quan tâm của thị trường, nhiều nơi có mức tăng vài chục phần trăm như Ba Vì tăng 76%; Quốc Oai là 20%; thậm chí Hòa Bình có mức tăng giá lên tới 102%.

Ông Vũ Cương Quyết - Tổng Giám đốc Công ty CP địa ốc Đất xanh miền Bắc nhận định, dịch Covid-19 khiến người dân Hà Nội hình thành tâm lý cần có ngôi nhà thứ 2 tại ven đô để nghỉ ngơi, thư giãn. Trong bối cảnh này, thay vì trải nghiệm nghỉ dưỡng vài lần trong năm với những kỳ nghỉ dài, người dân tại các khu đô thị lớn có nhu cầu sở hữu những không gian nghỉ dưỡng tại gia 365 ngày. Vì vậy, những khu vực ven đô sở hữu không gian sống thoáng đãng, bình yên giữa thiên nhiên sẽ là sự lựa chọn số một.

Thực tế cho thấy, 6 tháng đầu năm 2021, thị trường chứng kiến làn sóng dịch chuyển dòng tiền mạnh mẽ sang phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven đô. Đây sẽ là kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh lãi suất huy động của ngân hàng xuống thấp kỷ lục, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại các thị trường truyền thống bất động, giá bất động sản nội đô quá cao và khó còn tiềm năng tăng giá, phân khúc shophouse tại các trung tâm thành phố gặp khó khi cho thuê...

Hiện tại, mặt bằng giá đất nền tại huyện Gia Lâm tăng từ mức 25 - 30 triệu đồng/m2 lên mức 45 - 80 triệu đồng/m2. Đơn cử, Dự án đấu giá Hải Phát (thị trấn Trâu Quỳ) giá bán đạt ngưỡng 82 triệu đồng/m2; Dự án Oasis Cổ Bi (xã Cổ Bi) được chào bán mức 50 - 60 triệu đồng/m2; Dự án đất nền Euro Window giá khoảng 82 - 120 triệu đồng/m2...

Bài liên quan
  • Đô thị phong cách resort nhiệt đới Miami hút khách tại Hà Nội
    (TN&MT) - Với các tiện ích nổi bật như bể bơi rộng hơn 1.000m2 cùng hệ thống cảnh quan mang đậm phong cách nghỉ dưỡng nhiệt đới nước Mỹ, tòa tháp căn hộ GS1 - cửa ngõ của phân khu The Miami và đại đô thị Vinhomes Smart City đang trở thành tâm điểm “xuống tiền” của nhà đầu tư tại khu vực phía Tây Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Nhà đầu tư bất động sản thấy “cơ trong nguy” khi thị trường thanh lọc
Năm 2023, thị trường bất động sản có nhiều động lực phục hồi nhưng sẽ có sự thanh lọc mạnh mẽ. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tiềm lực tài chính, biết lựa chọn các sản phẩm giàu tiềm năng sẽ tiếp tục “bội thu” trên thương trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Lộ diện “vùng sáng” trên thị trường bất động sản sau giai đoạn thanh lọc
    Nhà đầu tư tin tưởng, bất động sản thương mại sẽ là loại hình có bước chuyển mạnh mẽ nhất khi thị trường đang có nhiều lực đẩy để quay về quỹ đạo phục hồi và tăng trưởng ngay trong năm 2023.
  • Nhiều hướng đi mới cho thị trường bất động sản
    Các động thái gỡ khó cho thị trường bất động sản đã và đang được triển khai giúp doanh nghiệp giảm áp lực dòng tiền, tạo động lực cho thị trường bất động sản (BĐS) nhanh chóng hồi phục.
  • Một đoạn đường dang dở
    (TN&MT) - Nhằm khắc phục tình trạng mặt đường Trần Phú, phường Cái Khế bị bong tróc, ổ gà, ngập úng, tháng 6/2021, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã triển khai thi công công trình, nâng cấp, mở rộng tuyến đường này, điểm đầu tiếp giáp với vòng xoay Công viên Hùng Vương, điểm cuối giáp khu vực bến phà Cần Thơ (cũ), tổng chiều dài khoảng 1,3km, dự kiến hoàn thành tháng 10/2022.
  • BĐS phía Nam: Giá giảm, người mua vẫn đắn đo
    (TN&MT) - Từ cuối năm 2022 đến nay, giá nhà đất trên thị trường bất động sản (BĐS) tại khu vực phía Nam nói chung, TP.HCM nói riêng có xu hướng giảm mạnh. Thế nhưng, tình hình chung của thị trường vẫn là người mua rất ít.
  • TP.HCM: Giá thuê căn hộ chung cư tiếp tục tăng
    (TN&MT) - Thời gian gần đây, thị trường bất động sản (BĐS) đã gặp nhiều khó khăn, thanh khoản chậm. Cùng với đó là giá nhà cao và lãi suất cho vay mua nhà cũng tăng, khiến không ít người dân phải chuyển hướng sang thuê nhà, nhiều nhà đầu tư cũng chuyển sang đầu tư căn hộ cho thuê. Nhu cầu tăng cao kéo theo giá cho thuê căn hộ chung cư cũng tăng.
  • NovaWorld Ho Tram hút nhà đầu tư muốn khai thác kinh doanh sinh lời ngay
    NovaWorld Ho Tram đang trong giai đoạn bàn giao nhà hai phân kỳ The Tropicana và Wonderland với hàng trăm khách hàng đã nhận bàn giao. Để đón đầu tiềm năng du lịch mạnh mẽ, nhiều nhà đầu tư đã khởi động nhiều loại kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu của cư dân và đón làn sóng du khách đổ về trong thời gian tới.
  • Để thị trường BĐS có thể phục hồi trở lại: Cần có hỗ trợ khơi thông pháp lý
    (TN&MT) - Việc thiếu hụt nguồn cung thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay do vướng mắc về pháp lý và thiếu cơ chế, mô hình đầu tư.
  • Dự án khu đô thị Thuận Thành III: Hoàn thiện thủ tục pháp lý, đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư
    (TN&MT) - Dù phải kế thừa lại khối “di sản” không mấy tốt đẹp từ bộ máy lãnh đạo tiền nhiệm, nhưng Ban lãnh đạo mới của Công ty cổ phần đầu tư Trung Quý - Bắc Ninh - chủ đầu tư Dự án Khu đô thị phục vụ khu công nghiệp Thuận Thành III, phân khu B, đang nỗ lực gỡ các “nút thắt”, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
  • Thị trường BĐS phía Nam năm 2023: Sẽ thanh lọc mạnh hơn
    (TN&MT) - Thị trường bất động sản (BĐS) tại khu vực phía Nam hiện trong tình trạng gần như “đứng hình” trước ảnh hưởng của nền kinh tế. Với khó khăn đó, các chuyên gia BĐS cho rằng, sự suy thoái của ngành BĐS nhìn ở góc độ tích cực cũng là một sự thanh lọc để thị trường lành mạnh hơn, vốn chảy vào đúng lĩnh vực cần thiết, thúc đẩy sự phục hồi phát triển kinh tế để đưa BĐS về đúng giá trị thực.
  • Mãn nhãn với diện mạo mới của Ana Mandara tại eo biển Cam Ranh
    Chỉ với hơn 6 tháng mở cửa đón khách, Ana Mandara đã và đang khẳng định vị thế với một diện mạo mới đầy sức sống trên eo biển Bãi Dài, Cam Ranh.
  • Đảo tỷ phú thu hút giới siêu giàu tại Đà Nẵng
    Tầng lớp thu nhập cao có xu hướng lựa chọn những căn nhà an cư hòa mình giữa thiên nhiên, an ninh, riêng tư và tích hợp đủ tiện nghi xa xỉ.
  • Thị trường bất động sản có nhiều cơ hội “tan băng” trong năm 2023
    Những quyết sách được Chính phủ ban hành và triển khai quyết liệt trong thời gian gần đây đã tạo dựng lòng tin về đà phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản trong năm nay.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO