Bất động sản Hà Nam "cất cánh" nhờ cú huých hạ tầng và công nghiệp

ThyThu | 02/08/2022, 13:19

Hệ thống giao thông liên tục được nâng cấp, hoàn thiện cùng trợ lực lớn từ thu hút nguồn vốn FDI vào các khu công nghiệp đã góp phần “nâng bước”cho thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nam cất cánh, trở thành điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư.

Hạ tầng giao thông trải đường băng cho BĐS

Với vai trò lưu thông và kết nối, hạ tầng được coi là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giá trị của bất động sản (BĐS). Hệ thống giao thông càng phát triển ở đâu thì nơi đó càng thu hút nhà đầu tư.

Sở hữu tiềm năng lớn khi nằm giáp ranh Thủ đô, đầu mối giao thông kết nối cửa ngõ phía Nam Hà Nội với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Hà Nam được đánh giá là tỉnh có hệ thống hạ tầng phát triển về mọi mặt.

anh-1-1-.jpg
Hạ tầng giao thông trải đường băng cho BĐS Hà Nam phát triển

Về đường sắt, Hà Nam là một trong 21 tỉnh có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, bắt đầu từ Thủ đô Hà Nội và kết thúc tại TP.HCM. Đây là tuyến đường dài nhất kết nối 3 miền của Tổ quốc nên thường xuyên được ưu tiên các nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp hạ tầng.

Mới đây, Bộ giao thông vận tải (GTVT) vừa thẩm định và phê duyệt báo cáo nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Bộ GTVT cũng chấp thuận nghiên cứu xây dựng đường gom dọc tuyến đường sắt Hà Nội – Tp.HCM, thuộc địa phận thành phố Phủ Lý, huyện Thanh Liêm, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, với chiều dài 8.751m.

Về đường thủy, toàn tỉnh còn có 196 km đường sông và 18 cảng, trong đó sông Hồng 4 cảng và sông Đáy 14 cảng nằm trong Quy hoạch cảng nội địa phía Bắc, tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín, giúp cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa trở nên thuận tiện.

Về đường bộ, trên địa bàn tỉnh hiện có tới 8 tuyến quốc lộ gồm: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1 tuyến tránh thành phố Phủ Lý, Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 37B, Quốc lộ 38, Quốc lộ 38 tuyến tránh thị trấn Hòa Mạc, Quốc lộ 38B, dễ dàng kết nối với các tỉnh như: Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên,…

Theo Quy hoạch mạng lưới Đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được, Hà Nam sẽ có thêm 3 tuyến cao tốc kết nối với hệ thống quốc lộ và đường tỉnh bao gồm: cao tốc Bắc – Nam phía Đông (tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình), cao tốc Phủ Lý – Nam Định, đường Vành Đai 5 Thủ đô Hà Nội… Đây được coi những bước đột phá về hạ tầng, góp phần mở lối giao thương giữa Hà Nam với các khu vực lân cận, thúc đẩy giá trị bất động sản nơi đây gia tăng nhanh chóng.

Động lực từ thu hút FDI và phát triển công nghiệp

Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông đường sắt, thủy, bộ hoàn hảo đã tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển công nghiệp của tỉnh. Những năm gần đây, Hà Nam liên tiếp nằm trong top 10 tỉnh thành thu hút vốn FDI cao nhất cả nước.

anh-2-1-(1).jpg
Bất động sản Hà Nam hưởng lợi từ dòng vốn thu hút FDI mạnh mẽ

Năm 2020, tỉnh Hà Nam thu hút được 74 dự án đầu tư mới (32 dự án FDI và 42 dự án trong nước). Trong đó, các KCN cấp mới 44 dự án (30 dự án FDI và 14 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký đầu tư 548 triệu USD và 2.002 tỷ đồng. Ngoài KCN cấp mới 30 dự án (02 dự án FDI và 28 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký đầu tư 22,5 triệu USD và 19.040 tỷ đồng.

Lũy kế cho đến nay, tại các KCN tỉnh Hà Nam có 459 dự án đầu tư còn hiệu lực; trong đó, có 284 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 4.103,5 triệu USD và 175 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký là 32.249,2 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã có chủ trương trình Chính phủ về việc quy hoạch và phát triển các KCN đến năm 2025 là 15 KCN với diện tích 6.014ha (tăng 3.480ha), trong đó mở rộng thêm 04 KCN với diện tích tăng thêm 1.020ha, thành lập mới 6 KCN với diện tích 2.210ha.

Dễ nhận thấy, khi các KCN phát triển, nhu cầu về nhà ở tại các khu vực này sẽ tăng cao để phục vụ cho lượng lớn công nhân và giới chuyên gia đổ về sinh sống, làm việc. Bên cạnh nhà ở thì nhu cầu về dịch vụ, giải trí cũng sẽ gia tăng, là tiền đề cho các loại hình bất động sản thương mại phát triển.

Bất động sản Hà Nam đang đứng trước cơ hội toả sáng khi địa phương liên tục đón sóng đầu tư hạ tầng, công nghiệp. Trong đó những dự án khu đô thị với quy hoạch đồng bộ, bài bản, vị trí giao thông thuận lợi hứa hẹn sẽ thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư.

Bài liên quan
  • Tập đoàn Kosy chính thức vận hành nhà máy Thủy điện Nậm Pạc 2
    (TN&MT) - Ngày 01/12/2021, Tập đoàn Kosy chính thức đưa nhà máy Thủy điện Nậm Pạc 2 vào vận hành, phát điện, hòa lưới điện quốc gia. Đây là dấu mốc khẳng định năng lực của Kosy Group trong lĩnh vực thủy điện bên cạnh việc triển khai thành công các dự án điện gió và bất động sản.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • PV GAS: Xanh hóa nguồn nhiên liệu cho phát triển
    (TN&MT) - Ngành công nghiệp Khí Việt Nam, mà PV GAS là đơn vị dẫn dắt, đang bước vào giai đoạn mới. Để duy trì và tiếp nối chuỗi phát triển của mình, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đã đưa các sản phẩm năng lượng xanh, thân thiện môi trường ra thị trường... Đây cũng là những hướng đi chiến lược mà PV GAS chú trọng để hưởng ứng các cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26.
  • Petrovietnam: Sẵn sàng cho cuộc đại chuyển dịch năng lượng
    (TN&MT) - Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch năng lượng để tạo ra một xã hội trung tính với các-bon, thực hiện cam kết giảm thải khí nhà kính theo tinh thần Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên đang tích cực, chủ động xây dựng chiến lược cũng như kế hoạch hành động cho cuộc đại chuyển dịch theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.
  • Petrolimex: Tích cực đầu tư cho chuyển đổi năng lượng
    (TN&MT) - Chuyển đổi năng lượng là lĩnh vực được chọn làm trọng điểm trong thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” tại Việt Nam. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã và đang thực hiện xanh hóa sản phẩm, chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • PVFCCo: Phát động thi đua sáng tạo bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Phú Mỹ
    (TN&MT) - Nhằm thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo) trong năm 2023 là bảo dưỡng tổng thể (BDTT) Nhà máy Đạm Phú Mỹ, các tổ chức Đoàn thể bao gồm Công đoàn, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Tổng Công ty đã tổ chức lễ phát động “Phong trào thi đua 30 ngày đêm lao động sáng tạo BDTT Nhà máy Đạm Phú Mỹ năm 2023”.
  • Tuổi trẻ PV GAS triển khai chương trình “Nghĩa tình biên giới hải đảo” tại huyện Côn Đảo
    (TN&MT) - Từ ngày 25 đến 26/03/2023, Đoàn cơ sở Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT) - đại diện cho Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tổ chức chương trình “Nghĩa tình biên giới hải đảo” tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với mục đích thăm hỏi chiến sĩ các đơn vị Biên phòng, Hải quân đóng quân trên đảo và một số gia đình các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
  • PVEP hoàn thành vượt mức kế hoạch quý I/2023
    (TN&MT) - Trong quý I/2023, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn, không để xảy ra tai nạn/sự cố, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
  • Nghệ An: Yêu cầu kiểm tra việc xây dựng trường học, cơ sở y tế tại các khu đô thị, khu công nghiệp
    UBND tỉnh Nghệ An vừa có văn bản giao các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan nghiên cứu hướng dẫn, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, rà soát và đầu tư xây dựng trường học, cơ sở y tế tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư, khu công nghiệp và nhà vệ sinh công cộng tại các trường học, đô thị để chủ động triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời đúng quy định.
  • Vingroup là “Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững năm 2022”
    Ngày 29/03, Vingroup công bố vừa được The Asset Triple A Country Awards vinh danh là “Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững năm 2022”. Đồng thời, Vingroup cũng cùng VinFast – công ty thành viên của Tập đoàn chia sẻ Giải “Khoản vay xanh tốt nhất”. Với 2 giải thưởng danh giá trên, Vingroup đã khẳng định được vai trò tiên phong trong đầu tư xanh và gọi vốn trên thị trường quốc tế.
  • Hà Tĩnh: Nhiều mô hình sáng tạo phát triển kinh tế
    Xuất phát là một huyện nghèo nhất tỉnh, nằm cách trở, bao quanh là núi rừng điệp trùng, nhưng huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã biết cách biến khó khăn thành lợi thế để có bước chuyển mình mạnh mẽ.
  • Petrovietnam: Sẵn sàng hỗ trợ PTSC trong phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi
    (TN&MT) - Petrovietnam sẵn sàng ủng hộ về mọi mặt để PTSC có thể thực hiện thành công định hướng mới trong phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi (NLTTNK).
  • Văn hóa doanh nghiệp - Văn hóa Petrovietnam
    (TN&MT) - Bây giờ đi đến đâu cũng nghe nhắc tới văn hóa doanh nghiệp. Thế nhưng, hiểu một cách sâu sắc, có hệ thống, gắn với thực tiễn đơn vị thì không phải ai cũng nói đúng và hành động đúng.
  • Phối hợp bảo vệ công trình Thủy điện Sông Tranh 2
    Sáng 28/3, Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Quảng Nam, Công ty Thủy điện Sông Tranh, Công an huyện Bắc Trà My cùng Công an các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Bui và đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ đã tổ chức giao ban công tác bảo vệ công trình thủy điện Sông Tranh 2 trong năm 2022 và quý 1/2023.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 514/UBND-KT yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
  • Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm và làm việc với THACO
    Tại buổi thăm và làm việc với THACO, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho rằng, THACO là nơi hội đủ yếu tố để thành lập CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam trong các tập đoàn kinh tế tư nhân.
  • Petrovietnam: Triển khai các giải pháp tối ưu nguồn lực, thúc đẩy SXKD khâu sau
    (TN&MT) - Các đơn vị khâu sau cần tiếp tục triển khai các giải pháp chung, xuyên suốt như: Phát huy tối đa các nguồn lực, động lực để tăng trưởng; tận dụng hiệu quả kinh tế chia sẻ; tập trung khai thác và mở rộng thị trường trên cùng một hệ sinh thái.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO