Thứ Hai, 19/5/2025 0:55 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Bắt 7 đối tượng vụ chém nhau vì tranh chấp đất ở Đắk Lắk

Thứ Ba 19/12/2017 , 15:28 (GMT+7)

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt khẩn cấp 7 đối tượng để điều tra về hành vi giết người trong vụ hỗn chiến tranh chấp đất ở huyện Ea Súp.

Chiều nay, thông tin từ Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp 7 đối tượng liên quan đến vụ án chém nhau vì tranh chấp đất xảy ra tại tiểu khu 263 xã Ea Bung (huyện Ea Súp, Đắk Lắk) vào chiều 16/12.

Các đối tượng bị bắt gồm: Phạm Thị Phượng (44 tuổi), Nguyễn Văn Hoàng (28 tuổi), Nguyễn Văn Hiệp (25 tuổi), Nguyễn Trọng Tố (30 tuổi), Hà Văn Pha (40 tuổi, trú thôn 10 xã Ea Bung), Dương Văn Huấn (33 tuổi) và Dương Văn Hiến (28 tuổi, cùng trú thôn 1, xã Ya T’mốt, huyện Ea Súp).

hon chien tranh chap dat 3
Cơ quan điều tra khám nghiệm hiện trường, tử thi điều tra làm rõ vụ án.

Thông tin từ cơ quan điều tra cho biết, đã thu giữ 1 súng tự chế, 6 viên đạn, 1 vỏ đạn và nhiều tang vật liên quan trực tiếp đến vụ án như dao, rựa, kiếm, gậy, cuốc…Ngoài ra, công an cũng tạm giữ 1 máy cày, 1 ôtô độ chế.

Cùng ngày, ông Bùi Hồng Quý - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, công an, biên phòng, huyện ủy Ea Súp cũng đã có báo cáo về vụ việc.

Theo báo cáo của ngành chức năng, khoảng 13h30 chiều 16/12, tại tiểu khu 263, thuộc địa phận thôn 8, xã Ea Bung giáp ranh thôn 1 xã Ya T’mốt xảy ra vụ tranh chấp đất giữa 2 nhóm người dân.

Theo đó, một nhóm người dân trú thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp mang máy cày đến cày mảnh đất thuộc tiểu khu 263 cày xới đất. Cùng lúc này, Nguyễn Văn Hoàng (được cho là chủ mảnh đất trên) đến nói miếng đất này đã được gia đình mua lại và canh tác từ lâu. Tuy nhiên, nhóm người kia vẫn ngang nhiên mang máy ra cày dẫn đến giữa đôi bên xảy ra cãi vã, xô xát. Vụ việc sau đó được mọi người can ngăn nên cả hai bên bỏ về.

Đến khoảng 14h chiều cùng ngày, khi anh Hoàng vào thăm lại đất thì thấy nhóm người kia vẫn ngang nhiên cày đất của mình. Quá bực tức, anh Hoàng đã báo cho một số người thân trong gia đình biết. Sau đó giữa hai bên đã xảy ra vụ ẩu đả. Trong lúc đánh nhau, cả hai bên đã dùng dao, mã tấu, gậy gộc cùng súng tự chế xông vào hỗn chiến. 

Vụ ẩu đã đã khiến anh Phạm Thế Văn (26 tuổi, trú thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp) tử vong tại chỗ. 6 người khác gồm: Đặng Văn Hà (48 tuổi, trú thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp) bị đa chấn thương vùng đầu, lưng, tay), Đặng Văn Sơn (20 tuổi, con ông Hà, bị đa chấn thương vùng đầu, tay chân, nguy kịch), Đặng Công Hải (31 tuổi), Đặng Công Báo (36 tuổi, em trai ông Hà), Nguyễn Cao Nguyên (24 tuổi) và Trịnh Xuân Thành (34 tuổi, trú xã Cư Kbang, huyện Ea Súp) bị đa chấn thương vùng đầu, tay chân trong tình trạng nguy kịch.

 

Xem thêm
Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ

QUẢNG NINH Quảng Ninh đang từng bước xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với khu vực chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triên bền vững.

Hiến kế phát triển bền vững cây ăn quả Sơn La

Sau 10 năm đưa cây ăn quả lên dất dốc, Sơn La đã chuyển mình ấn tượng, vươn lên thành vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thu 'lợi kép' nhờ nuôi cá lồng kết hợp với du lịch trải nghiệm

Kết hợp nuôi cá lồng với du lịch trải nghiệm giúp các cơ sở tại hồ Hòa Bình thuận lợi tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có thêm nguồn thu từ dịch vụ đi kèm.

Nhân giống chè shan cổ thụ

Việc thu hái những hạt chè shan cổ thụ hàng trăm năm tuổi để nhân ra những cây giống thuần chủng giúp mở rộng vùng chè đặc sản, phát triển kinh tế địa phương.