Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất góp phần phát triển kinh tế-xã hội đô thị Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Phương Minh | 16/12/2021, 16:18

(TN&MT) - ​​​​​​​Kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tại khu vực đô thị Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc (Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia) triển khai thực hiện đã đưa ra được các số liệu, thông tin cụ thể về điều kiện tồn tại, sự phân bố, số lượng, chất lượng của nước dưới đất trong các tầng chứa nước, hiện trạng ô nhiễm, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên nước dưới đất.

Trên cơ sở đó đơn vị đề xuất các giải pháp tổng thể giúp cơ quan chức năng quản lý, sử dụng tài nguyên nước quản lý nguồn nước ngầm một cách hiệu quả nhất.

Khảo sát, đánh giá tổng thể nguồn nước dưới đất vùng đô thị Vĩnh Yên

Ông Đỗ Hùng Sơn (Chủ nhiệm hợp phần Đề án bảo vệ nước dưới đất tại đô thị Vĩnh Yên) cho biết: Đề án “Bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn” – giai đoạn II trong đó có đô thị Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thi công từ năm 2020 đến 2021. Qua 02 năm triển khai, đến nay đã hoàn thành 100% khối lượng được phê duyệt, các sản phẩm được thực hiện theo đúng đặt hàng và tiến hành lập báo cáo tổng kết đề án theo quy định.

Khảo sát hiện trạng khai thác tài nguyên nước dưới đất tại huyện Vĩnh Tường năm 2020

Theo ông Đỗ Hùng Sơn, qua điều tra, khảo sát Khu vực đô thị Vĩnh Yên tồn tại 2 TCN lỗ hổng (qh, qp); 3 TCN khe nứt – lỗ hổng (N12pl, J1-2hc và PR31ch) và 3 thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc thực tế không chứa nước. Theo Quyết định số 3071/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt nội dung và dự toán Đề án: “Bảo vệ NDĐ ở các đô thị lớn” - Giai đoạn II, các TCN cần được điều tra bảo vệ trên diện tích đô thị Vĩnh Yên là TCN Holocen (qh) và Pleistocen (qp).

Theo nhóm điều tra Đề án, toàn đô thị Vĩnh Yên hiện có khoảng 105.700 công trình khai thác NDĐ với tổng lưu lượng khai thác là 54.476 m3/ngày. Trong đó, công trình khai thác nước tập trung có 47 công trình, công trình khai thác nước đơn lẻ có 52 công trình, công trình khai thác nước nông thôn có 105.601 công trình. Các khu vực có lưu lượng khai thác lớn nhất là Yên Lạc (13.820 m3/ngày – 33.071 công trình), Vĩnh Tường (13.508 m3/ngày – 48.284 công trình), Bình Xuyên (10.236 m3/ngày – 17.385 công trình), Tam Dương (10.100 m3/ngày – 3.393 công trình), TP. Vĩnh Yên (6.812 m3/ngày – 3.567 công trình).

Trên địa bàn đô thị Vĩnh Yên hiện có 2 nhà máy nước lớn: Nhà máy nước Ngô Quyền đặt tại khu vực phường Đồng Tâm – Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên và nhà máy nước Hợp Thịnh đặt tại xã Hợp Thịnh huyện Tam Dương với lưu lượng khai thác 14.736 m3/ngày.

Khảo sát hiện trạng khai thác tài nguyên nước dưới đất tại huyện Vĩnh Tường năm 2020

Ngoài ra, trên vùng còn 10 trạm cấp nước do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, Công ty cổ phần cấp nước Vĩnh Phúc và UBND huyện Vĩnh Tường UBND huyện Vĩnh Tường vận hành và quản lý. Các trạm cấp nước này có lưu lượng khai thác từ 330 - 3000 m3/ngày, tập trung tại phía nam vùng nghiên cứu Thị trấn Yên Lạc, Đại Tự, Liên Châu, Trung Hà, Trung Kiên huyện Yên Lạc; tt. Vĩnh Tường, tt. Tứ Trưng, Tân Cương huyện Vĩnh Tường.

Theo kết quả thu thập tại các UBND xã, phường, thị trấn trong phạm vi nghiên cứu, trên toàn vùng có 105.601 công trình khai thác với lưu lượng khoảng 21.120 m3/ngày. Trong đó, các khu vực có lưu lượng khai thác NDĐ nông thôn cao nhất bao gồm: Vĩnh Tường (9.653 m3/ngày – 48.263 công trình), Yên Lạc (6.610 m3/ngày – 33.052 công trình), Bình Xuyên (3.471 m3/ngày – 17.356 công trình). Các khu vực có lượng khai thác NDĐ nông thôn thấp nhất là: TP. Vĩnh Yên (711 m3/ngày – 3.554 công trình), Tam Dương (675 m3/ngày – 3.376 công trình).

Kết quả tổng hợp hiện trạng xả nước thải và kết quả điều tra điều tra, khảo sát cho thấy, tổng lượng nước thải tại 5 huyện, thành phố thuộc đô thị Vĩnh Yên có tổng lượng nước xả thải khoảng 66.617m3/ngđ. Trong đó, tổng lượng nước thải được xử lý khoảng 14.811 m3/ngđ (Nhà máy xử lý nước thải tại xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên với công suất 5000m3/ngđ và công trình xử lý nước thải khu dân cư tập trung bằng bể Bastaf với công suất khoảng 200m3/ngđ) và 51.803 m3/ngđ chưa được xử lý. Loại hình xả thải trên khu vực đô thị Vĩnh Yên chủ yếu từ sinh hoạt, khu cụm công nghiệp và làng nghề.

Kết quả tính toán đã xác định được tiềm năng tài nguyên NDĐ trong 2 TCN lỗ hổng qh và qp thuộc đô thị Vĩnh Yên là 553.178 m3/ngày. Trong đó TCN qp có trữ lượng là 457.985 m3/ngày (chiếm 83% trữ lượng tiềm năng NDĐ); TCN qh là 95.193 m3/ngày (chiếm 17% trữ lượng tiềm năng NDĐ). Trên cơ sở đó, tính toán và đưa ra được trữ lượng có thể khai thác NDĐ đô thị Vĩnh Yên là 231.489 m3/ngày tập trung chủ yếu ở các TCN lỗ hổng đệ tứ qp có khả năng khai thác lớn đáp ứng được các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Về chất lượng NDĐ, theo đánh giá của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, trong TCN qh, có khá nhiều chỉ tiêu vượt giá trị giới hạn QCVN09-MT:2015/BTNMT; trong đó phổ biến nhất là Amoni (NH4+), sắt (Fe). Các xã của huyện Vĩnh Tường nằm dọc sông Hồng: Phú Thịnh, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh có hàm lượng Amoni vượt giá trị giới hạn. Khu vực xã An Tường – Vĩnh Thịnh thuộc huyện Vĩnh Tường có hàm lượng sắt khá lớn, vượt QCVN 09-MT:2015/BTMT từ 3-4 lần.

Đối với TCN Pleistocen (qp), chất lượng nước TCN qp trong đô thị Vĩnh Yên tương đối tốt. Một vài nơi phía nam vùng nghiên cứu hàm lượng Amoni và Fe trong nước vượt QCVN 09-MT:2015/BTMT, đó là xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, Phú Đa, Ngũ Kiên (huyện Vĩnh Tường) và các xã Đại Tự, Hồng Châu, Trung Hà, Trung Kiên của huyện Yên Lạc.

Vẫn theo ông Đỗ Hùng Sơn, Đề án đã xác định 02 TCN cần bảo vệ là qh và qp. Kết quả phân tích cho thấy, hiện tại vùng đô thị Vĩnh Yên chưa có vùng cạn kiệt nhưng kết quả dự báo cho thấy có 2 vùng có nguy cơ xảy ra cạn kiệt tại khu vực bãi giếng khai thác thuộc thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên. Do đó, vấn đề bảo vệ tài nguyên NDĐ đô thị Vĩnh Yên là cạn kiệt và ô nhiễm.

Trên cơ sở trữ lượng khai thác an toàn, điều kiện thực tiễn về công nghệ khai thác hiện nay và quỹ đất có thể bố trí được các hành lang, bãi giếng khai thác tại các khu vực trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội. Đề án đã tính toán các phương án khai thác NDĐ tối ưu nhất và xác lập kế hoạch, lộ trình đến năm 2025 khai thác được nguồn NDĐ đạt trữ lượng 63.000m3/ngày và đến năm 2030 là 95.000m3/ngày. Với phương án này, theo ông Đỗ Hùng Sơn, hiện đã xác định vị trí và lưu lượng khai thác tối ưu NDĐ phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đô thị với mục tiêu hài hòa với hệ thống cấp nước hiện có, hợp lý về mặt kinh tế và đảm bảo an ninh nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu nguồn nước mặt có nguy cơ suy giảm về số lượng, ô nhiễm.

Đặc biệt là, đã tính toán và xác lập được các vùng có khả năng bổ cập tự nhiên rất tốt, tốt với diện tích lần lượt là 121,59km2; 67,1km2 và một phần diện tích nhỏ có khả năng bổ cập tự nhiên trung bình và kém. Giám sát cả về số lượng và chất lượng đồng thời đưa ra được các giải pháp, lộ trình cần phải thực hiện ngay trong thời gian tới để bảo vệ nguồn tài nguyên NDĐ đô thị Vĩnh Yên.

Đề án cũng đã tính toán, luận chứng thiết kế bổ sung 24 điểm với 30 công trình quan trắc tầng chứa nước qh và qp, nhằm hoàn thiện được mạng quan trắc, giám sát tài nguyên NDĐ một cách toàn diện nhất để bảo vệ nguồn tài nguyên NDĐ của đô thị với mục tiêu giám sát tài nguyên nước, nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm NDĐ. Trong đó, có 10 công trình quan trắc giám sát nguy cơ cạn kiệt và 10 công trình quan trắc giám sát ô nhiễm NDĐ.

Ông Đỗ Hùng Sơn khẳng định: Đề án đã tổng rà soát, cập nhật toàn bộ các tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên NDĐ trên địa bàn nghiên cứu đô thị Vĩnh Yên từ trước đến nay, tiến hành điều tra, đánh giá chi tiết về tài nguyên NDĐ và các vấn đề cần bảo vệ nguồn tài nguyên này. Vì vậy, các số liệu đánh giá về hiện trạng tài nguyên NDĐ có độ tin cậy cao, các giải pháp kỹ thuật đưa ra để bảo vệ NDĐ khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nước, phát triển bền vững tài nguyên nước đồng thời phục vụ hữu ích cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đô thị.

Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngầm bền vững

Ông Đỗ Hùng Sơn, Chủ nhiệm đề án cho biết: Nguồn nước ngầm tại đô thị Vĩnh Yên đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm do việc xả thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và khu chăn nuôi ra môi trường.

 Khảo sát hiện trạng khai thác tài nguyên nước dưới đất tại huyện Bình Xuyên

Để thu thập các thông tin, dữ liệu triển khai đề án; Liên đoàn đã tiến hành khảo sát tại địa phương từ Sở TN&MT, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp, UBND huyện Vĩnh Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương và Bình Xuyên.

Trên cơ sở thực tế nguồn nước và nguyên nhân của vùng, Liên đoàn đã đề xuất giải pháp quản lý các đới phòng hộ, bảo vệ các công trình khai thác NDĐ. Đây là công việc khó khó nhất nhưng lại có ý nghĩa trong việc quy hoạch tài nguyên nước.

Ở cấp thành phố và cấp quận huyện, theo ông Đỗ Hùng Sơn địa phương cần xây dựng bộ máy quản lý tài nguyên nước đồng bộ, đủ năng lực về nghiệp vụ và thiết bị để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước cũng như việc thực thi các giải pháp quản lý bảo vệ công trình khai thác nước.

Ở cấp thành phố và cấp quận huyện cần xây dựng lực lượng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; định kỳ và đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời, triệt để các hoạt động bị cấm trong phạm vi các đới bảo vệ công trình khai thác NDĐ (đới I, II, III).

Đối với chính quyền địa phương, các công ty khai thác nước cũng như người dân trong khu vực có liên quan cần thực hiện nghiêm túc các quy định giới hạn các hoạt động trong phạm vi từng đới bảo vệ công trình.

Thạc sỹ Đỗ Hùng Sơn cho rằng: Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, trình Bộ TN&MT phê duyệt và bàn giao cho địa phương sử dụng các kết quả nghiên cứu. Đề án sẽ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, là cơ sở định hướng cũng như quy hoạch về bảo vệ và sử dụng nguồn nước dưới đất cho địa phương. Đồng thời, thông qua việc xác định, đánh giá các nguồn gây bẩn trong đô thị có khả năng tác động trực tiếp đến nguồn nước dưới đất như các bãi rác, bãi chôn lấp rác dưới đất, điểm xả thải… sẽ định hướng cho địa phương có biện pháp bảo vệ các tầng chứa nước đó như tăng cường ý thức người dân không vứt rác bừa bãi, tập trung vào những điểm thu gom, thành lập các đới bảo vệ cho công trình khai thác nước phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách bền vững.

Đô thị Vĩnh Yên (đô thị) bao gồm thành phố Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc và một số xã thuộc huyện Tam Dương, Bình Xuyên với diện tích tự nhiên 400km2. Theo Niên giám thống kê năm 2019, tổng dân số trên diện tích đô thị khoảng 728.656 người, mật độ dân số trung bình là 1.441 người/km2, quy hoạch phát triển của tỉnh đến năm 2030 là 5 đô thị và 16 thị trấn. Hiện tại, khu vực đô thị có 22 khu, cụm công nghiệp, làng nghề và định hướng đến năm 2030 có khoảng 27 khu, cụm công nghiệp. Kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước khu vực đô thị đến năm 2030 là 121.525m3/ngày và năm 2050 là 193.207m3/ngày. Theo kết quả khảo sát năm 2020 cho thấy, nước dưới đất chủ yếu được khai thác trong tầng chứa nước Holocen (qh) và Pleistocen (qp). Do đó, vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất trong các tầng chứa nước, đặc biệt 2 tầng Holocen (qh) và Pleistocen (qp), góp phần phát triển bền vững kinh tế-xã hội khu vực đô thị là rất cấp thiết.

Bài liên quan
  • Bảo vệ nước dưới đất tại đô thị Cà Mau
    (TN&MT) - Kết quả Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tại đô thị Cà Mau do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam (Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước quốc gia) triển khai thực hiện đã đưa ra các số liệu, thông tin cụ thể về điều kiện tồn tại, sự phân bố, số lượng, chất lượng của các tầng chứa nước, khả năng bảo vệ cũng như các nguyên nhân dẫn đến việc suy thoái, cạn kiệt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • TP. Vinh (Nghệ An): Tất cả các mẫu nước sạch đều đạt yêu cầu
    Mới đây, vào ngày 06/9/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã có báo cáo về kết quả giám sát chất lượng nước sạch sử dụng vào mục đích sinh hoạt tại các nhà máy nước cung cấp cho thành phố Vinh và các vùng phụ cận. Theo đó, tất cả 10/10 mẫu nước sạch đều đạt QCĐP 01:2021/NA.
  • Quảng Ngãi: Nhiều bất cập trong đầu tư công trình nước sạch
    Bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, những năm qua tỉnh Quảng Ngãi đầu tư hàng trăm công trình nước sạch, mỗi công trình có kinh phí đầu ít nhất là 500 triệu đồng, thậm chí có những công trình hơn 10 tỷ đồng. Thế nhưng, vì nhiều lý do có hơn 90% các công trình cấp nước ở nông thôn không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí.
  • Mù Cang Chải (Yên Bái): Nhanh chóng khắc phục kênh mương thuỷ lợi sau mưa lũ
    (TN&MT) – Sau khi bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra vào đầu tháng 8/2023, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tích cực phối hợp với các đơn vị tu sửa lại hệ thống kênh mương thuỷ lợi đảm bảo đủ nước cho bà con sản xuất vụ mùa.
  • Ninh Thuận: Thực hiện vận hành các hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2023
    (TN&MT) - Theo nhận định xu thế khí tượng thủy văn mùa mưa, bão, lũ năm 2023 của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trên các lưu vực sông cả nước sẽ có những diễn biến hết sức phức tạp, phạm vi ảnh hưởng do mưa bão rộng, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cảnh báo nguy cơ lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.
  • Để những mạch nguồn chảy mãi
    Việt Nam được dệt thêu bởi 3.450 sông, suối - tạo nên sự đa dạng cảnh sắc, con người và văn hóa độc đáo. Thế nhưng, sông ngòi - những mạch sống của các hệ sinh thái đang bị đầu độc bởi con người. Ngày nay, khó có thể kiếm được con sông nào giữ được một vài nét nguyên sơ.
  • Lạng Sơn: Đưa nước sạch đến với người dân vùng khó khăn
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi có mạng lưới sông suối, ao, hồ khá đa dạng với hơn 270 hồ chứa, trên 970 đập dâng các loại, tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực nông thôn, góp phần tiết kiệm, giảm tỷ lệ thất thoát nước, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
  • Đà Nẵng và Quảng Nam thống nhất đề nghị thành lập tổ chức quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
    Sáng 29/8, UBDN TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đồng tổ chức Hội thảo ký kết các văn bản làm cơ sở tiếp tục thử nghiệm ban điều phối quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam – Đà Nẵng.
  • Phù Yên (Sơn La): Tăng cường quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) - UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vừa ban hành Công văn số 1284/UBND-TNMT, về tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn huyện.
  • Luật hóa quy định bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
    (TN&MT) - Để nâng cao vai trò của cơ quan quản lý tài nguyên nước trong việc thống nhất các hoạt động bảo vệ, quản lý tài nguyên lưu vực sông hiện nay, đồng thời tăng cường chức năng, tính hiệu lực, hiệu quả về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, phù hợp với yêu cầu thực tế, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung và luật hóa các quy định liên quan đến bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
  • Tìm giải pháp làm "sống lại" 4 con sông nội đô
    (TN&MT) - Chiều 22/8, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Làm “sống lại” 4 con sông nội đô: Tô Lịch – Kim Ngưu – Lừ - Sét”. TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và GS.TS Trần Đức Hạ, Ủy viên Ban thường vụ  Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam chủ trì buổi tọa đàm.
  • Kiến tạo quản lý bền vững tài nguyên nước: Đặt niềm tin vào thế hệ trẻ
    (TN&MT) - Diễn đàn các nhà khoa học trẻ vì tài nguyên nước bền vững 2023 (YP4W 2023) với chủ đề "An ninh nguồn nước và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tại Việt Nam" vừa được UNESCO Việt Nam phối hợp với Viện Quy hoạch Thủy lợi, Bộ NN&PTNT tổ chức tại tòa nhà Xanh Một Liên hợp quốc (Hà Nội).
  • Tạo hành lang pháp lý đồng bộ quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, đến nay, đã có khoảng hơn 24.000 công trình khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước được quản lý từ Trung ương đến địa phương thông qua công cụ cấp phép.
  • Hương Khê- Hà Tĩnh: Bất ổn ở một Dự án cấp nước sạch
    Hứng nước mưa, sắm dụng cụ đi xin nước về dùng là cách mà hàng trăm hộ dân ở xã biên giới Hương Vĩnh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã làm nhiều năm nay để có nước đảm bảo vệ sinh sử dụng. Vậy nhưng, khi Dự án nhà máy cung cấp nước sạch được đầu tư xây dựng chính ngay trên địa bàn thì những người dân này lại không được đưa vào đối tượng phục vụ ?.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO