Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất đô thị Rạch Giá

Phương Trang | 25/12/2021, 17:05

(TN&MT) - Đề án bảo vệ nước dưới đất đô thị Rạch Giá do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam (Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia) thực hiện năm 2021 đã đánh giá được tiềm năng, trữ lượng, chất lượng nước dưới đất, khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước cũng như các nguyên nhân dẫn đến việc suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nước dưới đất.

Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý khai thác và phát triển nguồn tài nguyên nước dưới đất bền vững, hiệu quả.

Khoan thăm dò lỗ khoan RG1

Các tầng chứa nước cần bảo vệ

Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng đô thị Rạch Giá có 06 tầng chứa nước lỗ hổng. Các tầng chứa nước theo thứ tự từ trên xuống dưới gồm: Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh); Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen trên (qp3); Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen giữa - trên (qp2-3); Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen dưới (qp1); Tầng chứa nước lỗ hổng Pliocen giữa (n22); Tầng chứa nước lỗ hổng Pliocen dưới (n21).

Theo mục tiêu của đề án được phê duyệt, vùng đô thị Rạch Giá có 02 tầng chứa nước cần bảo vệ là qp2-3 và qp1. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầng chứa nước trên cùng là qh có diện phân bố và chiều dày nhỏ, nghèo nước, nước bị mặn hoàn toàn; tầng chứa nước n22 và n21 là các tầng chứa nước nằm sâu, nghèo nước, nước bị mặn hoàn toàn; tầng chứa nước qp3, qp2-3 và qp1 là các tầng chứa nước có mức độ chứa nước từ nghèo đến giàu nước, phần lớn là nước nhạt. Hiện nay tầng qp3 và qp2-3 đang được khai thác trong vùng.

Hút nước thí nghiệm lỗ khoan RG2

Kết quả điều tra cho thấy vùng đô thị Rạch Giá có tổng số 3.120 công trình khai thác nước dưới đất, trong đó có 3.107 công trình đang khai thác quy mô <10m3/ngày và 13 công trình khai thác dự phòng quy mô ≥10 m3/ngày. Tổng lưu lượng khai thác là 2.101 m3/ngày, khai thác tại các giếng khoan khai thác quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình.

Các vấn đề tài nguyên nước dưới đất cần bảo vệ

Theo đề án phê duyệt, đô thị Rạch Giá xác định có 3 vấn đề cần bảo vệ đó là : Cạn kiệt, nhiễm mặn và sụt lún nền đất. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã xác định trên phạm vi đô thị Rạch Giá chỉ có 2 vấn đề cần phải bảo vệ theo mức độ ưu tiên, đó là : nhiễm mặn nước dưới đất và sụt lún nền đất. Nguyên nhân do hiện nay việc khai thác nước để cấp cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt trên phạm vi đô thị được bổ sung bằng hệ thống cấp nước tập trung từ nguồn nước mặt nên các giếng khai thác tạm thời ngừng hoạt động để dự phòng. Vì vậy mực nước dưới đất có xu hướng phục hồi, phân bố nông, không có nguy cơ xảy ra cạn kiệt nước dưới đất. Trong 2 tầng chứa nước cần bảo vệ chỉ có tầng qp2-3 đang được khai thác. Mực nước 2 tầng chứa nước phân bố tương đối nông. Trong đó, mực nước tầng chứa nước qp2-3 dao động từ 6,7m đến 9,0m; mực nước tầng chứa nước qp1 tại lỗ khoan RG3 của đề án thi công là 7,95m.

Biểu đồ dao động mực nước tầng chứa nước qp2-3

Vấn đề nhiễm mặn nước dưới đất

Để đánh giá nguy cơ xâm nhập mặn, đề án đã sử dụng kết quả dự báo xâm nhập mặn các tầng chứa nước ứng với kịch bản giữ nguyên hiện trạng khai thác như hiện nay đến năm 2050. Kết quả cho thấy biên mặn tất cả các tầng chứa nước trong phạm vi vùng đô thị Rạch Giá đến năm 2050 không có sự dịch chuyển đáng kể. Mặc dù chưa có nguy cơ xâm nhập mặn nhưng hàm lượng TDS tại các công trình quan trắc có xu hướng tăng theo thời gian, đặc biệt từ năm 2019 đến nay giá trị tăng đã xấp xỉ hoặc vượt giá trị giới hạn cho phép.

Hiện trạng nhiễm mặn các tầng chứa nước tại đô thị Rạch Giá

Về sụt lún nền đất

Kết quả điều tra, khảo sát thực địa chưa phát hiện dấu hiệu sụt lún nền đất. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về sụt lún đất trong khu vực cho thấy vùng đô thị Rạch Giá có sụt lún nền đất. Trên cơ sở dữ liệu nghiên cứu sụt lún nền đất vùng đồng bằng sông Cửu Long theo dữ liệu InSAR giai đoạn 2014-2019 và kết quả đo kiểm tra mốc độ cao, đề án tổng hợp, đánh giá và phân vùng sụt lún nền đất cho vùng đô thị Rạch Giá.

Kết quả cho thấy vùng đô thị Rạch Giá có mức độ sụt lún từ 0 - 50mm/năm, trong đó vùng có mức độ sụt lún 0-5mm/năm chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu; khu vực có mức độ sụt lún cao nhất (30-50mm/năm) phân bố ở ven biển phía tây thuộc phường An Hòa và An Bình của thành phố Rạch Giá (Hình 3).

Kết quả đánh giá cho thấy hoạt động khai thác nước dưới đất có tác động đến sụt, lún nền đất. Tuy nhiên, để đánh giá định lượng mức độ ảnh hưởng cần có các nghiên cứu chuyên sâu về sụt, lún đất. Trong phạm vi đề án chỉ có thể đánh giá và đưa ra nhận định về sự liên quan giữa khai thác NDĐ và sụt, lún đất.

Sơ đồ phân vùng mức độ sụt lún mặt đất khu vực đô thị Rạch Giá

Các giải pháp bảo vệ nước dưới đất ở đô thị Rạch Giá

Giải pháp 1: Khoanh định các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất

Việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được thực hiện trên cơ sở Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính Phủ Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất. Kết quả tính toán xác định được trên phạm vi đô thị có 26 vùng hạn chế khai thác nước dưới đất với tổng diện tích là 37,3 km2, chiếm 91,0% diện tích đô thị.

Giải pháp 2: Xây dựng phương án khai thác nước dưới đất hợp lý

Phương án khai thác nước dưới đất phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Kiên Giang và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến khai thác, sử dụng nước; phù hợp với đặc điểm, khả năng nguồn nước dưới đất từng vùng, từng khu vực; khai thác nước dưới đất linh hoạt theo từng thời điểm, đối tượng khai thác và phải gắn liền với công tác bảo vệ nguồn nước dưới đất.

Kết cấu lỗ khoan RG1

Theo phương án này, lưu lượng khai thác nước dưới đất tại đô thị Rạch Giá như sau:

+ Khai thác quy mô tập trung: khai thác tại 10 giếng khai thác dự phòng với tổng lưu lượng 10.000m3/ngày (mỗi giếng khai thác 1.000m3/ngày) trong 3 tháng mùa khô (tháng 2, 3, 4) đến năm 2050.

+ Khai thác quy mô nhỏ lẻ: giảm dần lượng khai thác nhỏ lẻ đến năm 2025 là 1.294m3/ngày và đến năm 2030 là 576m3/ngày. Sau năm 2030 ngừng khai thác nước dưới đất và thực hiện trám lấp giếng theo quy định.

 Bản đồ định hướng và phương án khai thác nước dưới đất hợp lý

Giải pháp 3: Phương án phục hồi trữ lượng, chất lượng nước dưới đất

Căn cứ trên mức độ xâm nhập mặn của các tầng chứa nước cần bảo vệ, đã đánh giá phân vùng khả năng phục hồi trữ lượng, chất lượng cho các tầng chứa nước. Phương pháp để thực hiện phục hồi trữ lượng, chất lượng nước dưới đất vùng đô thị Rạch Giá được lựa chọn là phương pháp ép nước qua các giếng khoan.

Kết quả phân vùng khả năng bổ sung nhân tạo cho nước dưới đất cho thấy tầng chứa nước qp2-3 có khả năng bổ sung nhân tạo từ trung bình đến cao; tầng chứa nước qp1 có khả năng bổ sung nhân tạo từ thấp đến cao. Trên cơ sở các vùng có khả năng bổ sung nhân tạo kết hợp các vấn đề về tài nguyên nước dưới đất xác định được các vùng có thứ tự ưu tiên thực hiện phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất cho các tầng chứa nước này. Tầng qp2-3 đang được khai thác chính hiện tại và trong tương lai được lựa chọn để bổ sung nhân tạo nước dưới đất, khu vực thực hiện ở phía bắc vùng nghiên cứu.

Nguồn nước lựa chọn để bổ sung nhân tạo là nguồn nước mặt từ kênh Rạch Giá - Long Xuyên. Nguồn nước mặt dồi dào, chất lượng cơ bản đảm bảo, hiện đang được khai thác cho các Nhà máy nước phục vụ cấp nước tập trung. Nước mặt sau khi được loại bỏ rác, cặn thô, xử lý và giám sát chất lượng nước trước khi bổ sung vào tầng chứa nước.

Giải pháp 4: Xây dựng đới phòng hộ vệ sinh cho các công trình khai thác nước dưới đất

Các tầng chứa nước vùng đô thị Rạch Giá phân bố sâu, được phủ bởi các lớp sét, sét bột cách nước tốt, do đó, để bảo vệ công trình khai thác nước dưới đất, chỉ xác định đới I theo quy định Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT. Kết quả điều tra hiện trạng khai thác nước dưới đất cho thấy vùng đô thị Rạch Giá có 13 công trình khai thác nước dưới đất (lỗ khoan) dự phòng có công suất thiết kế lớn hơn 10 m3/ngày và đều nhỏ hơn 3.000 m3/ngày. Do đó, đới I được khoanh cho tất cả các công trình này với bán kính cố định là 20m tính từ lỗ khoan.

Giải pháp 5: Thiết kế mạng lưới công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất

Vùng đô thị Rạch Giá hiện không có công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất, điểm quan trắc gần nhất Q401 (TT. Minh Lương-huyện Châu Thành, cách vùng đô thị khoảng 6km về phía nam, gồm 6 công trình quan trắc trong 6 tầng chứa nước; Đề án đã thi công 6 công trình, trong đó đưa 4 công trình đưa vào quan trắc. Ngoài ra, để hoàn chỉnh mạng quan trắc tài nguyên nước dưới đất, Đề án đã thiết kế bổ sung 1 công trình quan trắc. Như vậy, mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất đô thị Rạch Giá hoàn chỉnh bao gồm 11 công trình, trong đó 10 công trình đã có và thiết kế bổ sung thêm 1 công trình quan trắc. Các công trình quan trắc được bố trí gồm 2 tuyến quan trắc với 5 điểm/11 công trình quan trắc. Tất cả các công trình đều quan trắc động thái nước dưới đất, trong đó có 1 công trình kết hợp quan trắc xâm nhập mặn tầng qp1.

Sơ đồ mạng lưới quan trắc hoàn chỉnh đô thị Rạch Giá

Đề án đã tổng hợp rà soát, cập nhật toàn bộ các thông tin, dữ liệu điều tra cơ bản về tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn vùng đô thị Rạch Giá đã thực hiện từ trước đến nay; tiến hành điều tra, đánh giá chi tiết về tài nguyên nước dưới đất và các vấn đề cần bảo vệ nguồn tài nguyên này. Vì vậy, các thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước dưới đất có độ tin cậy cao. Trên cơ sở kết quả đánh giá tiềm năng, trữ lượng, chất lượng nước dưới đất cũng như xác định các vấn đề về tài nguyên nước dưới đất, đề án đã đề xuất các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ nước dưới đất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nước, phát triển bền vững tài nguyên nước dưới đất, đồng thời phục vụ hữu ích cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đô thị.

Bài liên quan
  • Bảo vệ nước dưới đất tại đô thị Cà Mau
    (TN&MT) - Kết quả Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tại đô thị Cà Mau do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam (Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước quốc gia) triển khai thực hiện đã đưa ra các số liệu, thông tin cụ thể về điều kiện tồn tại, sự phân bố, số lượng, chất lượng của các tầng chứa nước, khả năng bảo vệ cũng như các nguyên nhân dẫn đến việc suy thoái, cạn kiệt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Hội Cấp thoát nước Việt Nam: 35 năm đồng hành vì sự phát triển bền vững ngành Nước
(TN&MT) - Chiều 8/6, tại Quảng Ninh, Hội Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Hội (1988-2023). Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tới dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
Đừng bỏ lỡ
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO