Bảo tồn voi Đắk Lắk: Đừng để thành "viện dưỡng lão"!

23/07/2015, 00:00

(TN&MT) - Những năm gần đây, số lượng voi tại Đắk Lắk suy giảm mạnh, xung đột giữa voi và người còn diễn biến hết sức phức tạp.   

(TN&MT) - Những năm gần đây, số lượng voi tại Đắk Lắk suy giảm mạnh, xung đột giữa voi và người còn diễn biến hết sức phức tạp. Theo ý kiến của những nghệ nhân voi, muốn bảo tồn và phát triển đàn voi tại tỉnh cần phải quy hoạch được các khu sinh cảnh thuận lợi để chăn thả, nghỉ dưỡng. Nhưng sau nhiều năm, công tác này vẫn chưa được các cơ quan, đơn vị chuyên môn quan tâm, chú trọng.
 
“Báo động đỏ” về số lượng
 
Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk, từ năm 2011 đến nay, có 10 cá thể voi nhà bị chết do các nguyên nhân như già yếu, tai nạn, sát hại và kiệt sức. Nhưng nhiều người gắn bó lâu năm với loài voi (nghệ nhân voi) lại cho rằng, nguyên nhân chính khiến voi chết là do bị khai thác quá sức (phục vụ du lịch, sản xuất…) và không được chăm sóc tốt (ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, chăn thả…). Nghệ nhân voi Đàng Năng Long (ở thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: “Thời gian gần đây, voi không chỉ chết nhanh mà còn chết rất trẻ. Nhu cầu thức ăn của voi rất lớn, trong khi chúng phải ăn những thức ăn ít dinh dưỡng, cứng như mía, bắp… nên phải nhai nhiều hơn, răng bị bào mòn nhanh hơn. Cung cấp không đủ dinh dưỡng nhưng bị khai thác quá mức, đó chính là nguyên nhân khiến voi nhà bị kiệt sức và nhanh chết hơn”.
 
Nếu như vào những năm 80 của thế kỷ trước, đàn voi nhà của Đắk Lắk có hơn 500 con thì hiện tại còn 43 con (18 voi đực, 25 voi cái), trong đó chỉ có 16 con voi cái dưới 40 tuổi - độ tuổi có khả năng phục vụ nghiên cứu sinh sản. Nhưng theo ông Huỳnh Trung Luân - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk, do yếu tố môi trường thay đổi quá nhiều, voi nhà không có không gian để “yêu” nên tỉ lệ sinh sản của chúng trong 30 năm qua chỉ đạt 0,6%/năm và lâu nay cũng “chưa thấy voi nhà đẻ bao giờ”.
 
Các chuyên gia buộc phải cắt một chiếc ngà của Thoong Ngân sau khi bị kẻ gian cưa trộm ngà trong VQG Yok-Đôn vào ngày 14/7
Các chuyên gia buộc phải cắt một chiếc ngà của Thoong Ngân sau khi bị kẻ gian cưa trộm ngà trong VQG Yok-Đôn vào ngày 14/7
 
Không chỉ riêng voi nhà, đàn voi hoang dã (voi rừng) tại Đắk Lắk cũng sụt giảm chóng mặt từ 500 cá thể (năm 1980) xuống còn 60 - 80 cá thể, tập trung thành 5 đàn (đàn lớn nhất có khoảng 30 cá thể). Qua theo dõi, Trung tâm bảo tồn voi phát hiện các đàn voi xuất hiện các cá thể voi con, chứng tỏ voi rừng vẫn có “tín hiệu vui” trong việc sinh sản. Thế nhưng, trong tổng số 18 cá thể voi rừng bị chết từ năm 2009 đến nay, có tới 12 cá thể là voi con chỉ vài tháng tuổi.
 
Tiếp tục bị xâm hại
 
Voi là loài vật mang biểu tượng văn hóa và là “huyền thoại” của Tây Nguyên nói chung và của Đắk Lắk nói riêng. Nếu như trước đây, người ta thấy những đàn voi tung tăng giữa đại ngàn thì giờ đây, hình ảnh ấy chỉ còn trong ký ức. Diện tích rừng suy giảm mạnh và một số dự án thủy điện khi đi vào hoạt động đã làm thay đổi dòng chảy các con sông, kéo theo sự thay đổi sinh cảnh hệ sinh cảnh đã thu hẹp không gian sinh tồn của loài voi. Voi chết nhanh không chỉ vì điều kiện tự nhiên mà còn do những tác động nhiều mặt của con người, nhất là việc săn bắn voi trái phép để lấy ngà, xương, lông đuôi voi… Đến nhiều điểm du lịch tại Đắk Lắk, không khó để tìm được những chiếc nhẫn lông đuôi voi được bày bán với lời giới thiệu “hàng thsật 100%” và “đeo vào rất may mắn”. Chưa cần kiểm chứng có bao nhiêu % số nhẫn đó là “hàng thật” nhưng có thể thấy những sản phẩm mang thương hiệu voi cũng là nguyên nhân khiến loài voi đối mặt với nguy cơ bị xâm hại.
 
Thống kê của Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk cho thấy, sau khi phát hiện được các vụ voi rừng bị chết, rất nhiều thi thể voi đã bị cắt mất ngà, vòi, đuôi, móng chân… Vào tháng 3/2015, người dân phát hiện 1 cá thể voi con chết ở xã Cư A Mung (huyện Ea H'Leo) trong tình trạng bị cắt 1 mảng da lớn trên thân và toàn bộ 4 đế chân. Thậm chí, vào chiều ngày 14/7, kẻ gian còn đột nhập vào khu rừng thuộc Tiểu khu 502 (Vườn Quốc gia Yok-Đôn) để cưa ngà bên phải của voi nhà Thoong Ngân (20 tuổi) khi chú voi này đang được thả vào rừng kiếm ăn. Hành động trên bị thất bại nhưng do vết cưa sâu vào tủy gây chảy nhiều máu, các chuyên gia buộc phải cắt rời hẳn chiếc ngà để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe của Thoong Ngân.
 
Theo ông Phạm Văn Láng - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk, môi trường sống bị ảnh hưởng và những tác động tiêu cực của con người đã khiến cho tình hình xung đột voi - người ngày càng diễn biến phức tạp. Từ tháng 6/2012 đến hết tháng 4/2015, Trung tâm Bảo tồn voi đã thống kê được 47 đợt voi rừng di chuyển kiếm thức ăn đến những khu vực sản xuất nông lâm nghiệp, phá hoại cây trồng và nhiều tài sản khác người dân. Trong đó, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng như voi rừng sát hại người dân (2 vụ làm chết 2 người vào năm 2011 và năm 2012), tàn phát hàng chục héc-ta cây trồng…
 
Nỗi sợ “viện dưỡng lão”?
 
Vào năm 2013, UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt “Dự án khẩn cấp Bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020” với tổng kinh phí tăng gần 85 tỷ đồng. Vào cuối tháng 3/2015, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Quyết định giao 200ha đất rừng khộp tái sinh ở Tiểu khu 462, thuộc xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) cho Trung tâm Bảo tồn voi của tỉnh. Theo tiến trình dự án, sau khi được giao đất và cấp kinh phí, Trung tâm bảo tồn voi sẽ xây dựng trụ sở làm việc, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác bảo tồn, tăng cường nhân sự, đưa cán bộ đi đào tạo chuyên sâu… để phục vụ tốt hơn công tác bảo tồn voi tỉnh nhà (?).
 
Nhiều thi thể voi rừng sau khi bị phát hiện đã không còn nguyên vẹn
Nhiều thi thể voi rừng sau khi bị phát hiện đã không còn nguyên vẹn
 
Nhưng theo ý kiến của một số nghệ nhân voi, việc cần thiết nhất trong công tác bảo tồn voi là có quy hoạch được khu vực để chăn thả voi. Theo ông Bùi Văn Đức - Chủ nhiệm Hợp tác xã Buôn Jun (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk), hiện HTX của ông đang điều hành 16 con voi nhà của các xã viên để phục vụ du lịch. Do rừng đã bị chặt phá, bị người dân lấn chiếm canh tác và hồ Lắk cũng bị ô nhiễm nặng nề từ rác thải, thuốc trừ sâu… nên không gian chăn thả voi bị thu hẹp. Sợ voi tàn phá hoa màu của người dân, ngoài những lúc phục vụ du lịch, các xã viên của HTX chỉ còn cách xích voi vào những “chuồng tạm” hoặc dưới gốc cây trong nhà mình. Còn nghệ nhân voi Đàng Năng Long lại cho rằng, đàn voi nhà ở huyện Lắk vẫn còn nhiều cá thể trong độ tuổi sinh sản, nếu có khu vực sinh thái thuận lợi để chăn thả, voi nhà vẫn có khả năng “yêu” và mang thai. Do vậy, thay vì chờ đợi vốn để xây dựng trụ sở, đầu tư trang thiết bị… việc làm thiết thực nhất trong bảo tồn voi là xin UBND tỉnh Đắk Lắk bố trí cho quỹ đất để thành lập khu chăn thả. “Các anh “ở trên” sớm lập phương án chừng nào thì bảo tồn voi ở Đắk Lắk có cơ hội sớm từng đó. Chứ cứ theo đà này, tôi nghĩ khoảng 10 năm nữa đàn voi nhà ở Đắk Lắk sẽ không còn nữa. Mà nếu còn cũng chỉ là voi già yếu, không thể sinh sản nên bảo tồn, chăm sóc voi khi đó cũng giống như trong “viện dưỡng lão” mà thôi” - ông Long lo lắng.
 
Lê Phước

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Hòa tiếng nói chung nhịp đập xanh
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh, phát triển xanh là xu thế, là tất yếu. Với chức năng định hướng, điều chỉnh dư luận, báo chí - truyền thông đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội về chuyển đổi xanh, phát triển xanh.
  • Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra “Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023-2024 ở khu vực Nam Bộ” nhằm giúp các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng chống thiên tai. Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) kết hợp cùng với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
  • "Tấm thẻ xanh" để Đắk Nông bứt phá
    (TN&MT) - Chỉ còn hơn 3 tháng, Đắk Nông - địa phương trẻ nhất trong các tỉnh thành trực thuộc Trung ương trên cả nước sẽ đón tuổi 20 - mốc son quan trọng được ghi dấu bằng chặng đường bền bỉ xây giá trị. Những giá trị mang dấu ấn vùng đất, con người Đắk Nông đang được kỳ vọng sẽ tạo đà cho tuổi 20 bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
  • Đồng Nai: Yêu cầu Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại 250 trang trại
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7604/STNMT-CCBVMT gửi Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai về việc tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại các trại chăn nuôi chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
  • Chuyển đổi xanh - một ứng xử văn hóa cấp thiết với thiên nhiên
    (TN&MT) - Gần sáng ngày 11/9/2023, cư dân vùng Derna - Libya đang say ngủ thì đột ngột bị đánh thức bởi một tiếng nổ lớn. Đó là tiếng vỡ khủng khiếp của một con đập. Dòng nước khổng lồ đã cuốn ra biển sinh mạng hơn chục ngàn người. Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc, lũ lụt, lở đất và các cơn bão đổ bộ vào đại lục mang theo lượng mưa lớn nhất chưa từng thấy trong cả trăm năm qua đều có nguyên nhân cơ bản và sâu xa của gia tăng biến đổi khí hậu. Mà gây ra biến đổi khí hậu lại có phần do con người. Như vậy, trong thiên tai có cả nhân tai.
  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường đến các doanh nghiệp tại miền Trung
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, ngày 22/9, tại TP. Huế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Diễn đàn “Doanh nghiệp với Luật BVMT khu vực miền Trung”.
  • Cơ quan Khí tượng phân tích nắng nóng giữa mùa Thu ở Hà Nội
    (TN&MT) - Ngày 22/9 là ngày thứ 4 liên tiếp người dân thủ đô Hà Nội trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè, đặc biệt vào thời điểm trưa hoặc đầu giờ chiều ở ngoài trời. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, đây không phải là hiện tượng thời tiết bất thường.
  • Thời tiết ngày 22/9: Ngày nắng, mưa về chiều và đêm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (22/9), thời tiết chủ đạo ở hầu hết các khu vực trên cả nước là có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Riêng Thủ đô Hà Nội không mưa, thời tiết ban ngày nắng nóng, có nơi trên 35 độ.
  • Ấn tượng kinh tế tuần hoàn qua ảnh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Tổ chức C asean Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023. Tổng cộng có 9 tác phẩm đạt giải, thể hiện những góc nhìn mới lạ, nghệ thuật và đầy tính sáng tạo về chủ đề kinh tế tuần hoàn.
  • ESG - cánh cửa kết nối doanh nghiệp Việt với thế giới
    (TN&MT) - ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) là bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của một công ty mà các nhà đầu tư và đối tác thương mại sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro và tính bền vững của một doanh nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tư hoặc hợp tác thương mại.
  • Phát triển Hạ tầng Cây xanh - Mặt nước ở Huế
    (TN&MT) - Đó là tên gọi của Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng các đối tác địa phương thực hiện vào ngày 21/9.
  • Sơn La: Kiểm soát chặt hoạt động gây nuôi động vật hoang dã
    (TN&MT) - Đây là một trong những mục tiêu tỉnh Sơn La đề ra tại Kế hoạch 207/KH-UBND, thực hiện Đề án Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
  • Đà Nẵng: Rác và bùn “bức tử” cống thu nước, hố ga
    Rác và bùn đất ngập trong cống thoát nước và hố ga khiến nước không thể thoát. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngập tại Đà Nẵng sau những cơn mưa lớn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO