Bảo tồn giá trị đa dạng sinh học và hệ sinh thái các vùng đất ngập nước: Đồng thuận là “gốc” thành công

Tống Minh | 03/12/2020, 10:27

(TN&MT) - Hai khu bảo tồn đất ngập nước (ĐNN) được thành lập tại tỉnh Thái Bình và Thừa Thiên - Huế là minh chứng cho thấy sự hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

Hai khu bảo tồn ĐNN mới - thành quả từ sự đồng thuận

“Không có sự đồng thuận lớn từ Trung ương, địa phương và người dân - sẽ không thể thành công” - Đây là bài học sâu sắc nhất mà PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách TN&MT, Giám đốc Dự án quốc gia “Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết”, cho biết.

Trong 5 năm thực hiện Dự án, với kết quả ý nghĩa nhất là việc thành lập được 2 khu bảo tồn đất ngập nước (gồm Khu bảo tồn đất ngập nước Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và Khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên – Huế), ông Chinh bày tỏ: “Phải làm thế nào để người dân hiểu rằng: việc thành lập khu bảo tồn có ảnh hưởng tích cực đến đời sống người dân, hay làm thế nào để phát triển kinh tế mà không ảnh hưởng đến diện tích đất, hệ sinh thái cần được bảo tồn? Cùng với đó, cơ cấu tổ chức về bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp địa phương cũng chưa rõ ràng, khiến chúng tôi phải giải quyết được vấn đề làm rõ trách nhiệm quản lý giữa các bên để đảm bảo vận hành quản lý khu bảo tồn một cách thông suốt”.

Ghi nhận kết quả của Dự án, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đánh giá, hai khu bảo tồn được thành lập tại Thái Bình và Thừa Thiên - Huế đã khẳng định sự cam kết của Chính phủ Việt Nam, thành viên của Công ước Ramsar trong bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, góp phần nâng cao tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn, khu vực được bảo vệ theo mục tiêu Aichi - Công ước Đa dạng sinh học.

Theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, hai khu bảo tồn đã được thành lập là minh chứng cho thấy sự hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường. Đây cũng là những khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cấp tỉnh đầu tiên được thành lập theo Luật Đa dạng sinh học, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện các hành lang pháp lý về thành lập, quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước trên toàn quốc.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cùng các đại biểu thăm Khu bảo tồn đất ngập nước Thái Thụy - Thái Bình

Hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý ĐNN

Để tạo cơ sở cho việc bảo tồn các vùng đất ngập nước, cơ quan quản lý Nhà nước đã tích cực xây dựng hành lang pháp lý về quản lý đất ngập nước.

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn - Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường) cho biết, dù Việt Nam là thành viên Công ước Ramsar, tức là có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và các yêu cầu của Công ước Ramsar đối với bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước. Thế nhưng, thực tế, Việt Nam lại chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Công ước Ramsar, các vùng đất ngập nước tiếp tục bị suy thoái.

Trong khi đó, về mặt pháp lý, Việt Nam chưa có hệ thống thống kê, kiểm kê, đánh giá, quan trắc báo cáo; các vùng đất ngập nước quan trọng chưa được xác định và có quy định về chế độ quản lý phù hợp; chưa có quy định về thành lập và quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước; chưa có quy định về nguồn lực bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng…

Trong bối cảnh đó, các đơn vị thuộc Bộ TN&MT đã phối hợp để xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước và các văn bản hướng dẫn thực thi Nghị định này.

“Với việc ra đời của Nghị định số 66/2019/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn, Việt Nam đã góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý đất ngập nước của Việt Nam, tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn đất ngập nước trước các áp lực phát triển và tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt trên toàn cầu”, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đánh giá.

Cần lồng ghép bảo tồn ĐNN vào kế hoạch, dự án phát triển

 Từ kết quả của Dự án “Bảo tồn các khu ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết”, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đề nghị, thời gian tới, cần tập trung triển khai và hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước. Trước mắt, tổ chức thực hiện tốt các quy định của Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên toàn quốc; trình phê duyệt Quyết định ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước và danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên toàn quốc làm nền tảng, kim chỉ nam cho các tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai quản lý đất ngập nước. Đặc biệt, cần khẩn trương xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, lồng ghép các vùng đất ngập nước quan trọng vào quy hoạch tỉnh nhằm bảo đảm phát triển bền vững và ổn định sinh kế của người dân sinh sống tại các vùng đất ngập nước.

Cùng với đó, thúc đẩy việc xây dựng và triển khai các mô hình về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước, chú trọng sự tham gia của cộng đồng và hướng tới lợi ích bền vững của cộng đồng; nhân rộng các kết quả thành công của Dự án trong thành lập, quản lý khu bảo tồn đất ngập nước đối với các tỉnh, thành phố có các vùng đất ngập nước quan trọng.

Đẩy mạnh công tác truyền thông về ý nghĩa, vai trò, giá trị và phương thức quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới cộng tác viên, các tổ chức chính trị, xã hội.

Theo Thứ trưởng, cần huy động sự tham gia, tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước về bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước; đề nghị hai tỉnh Thái Bình và Thừa Thiên - Huế cũng như các đối tác tiếp tục quan tâm, triển khai vận hành hiệu quả hai khu bảo tồn đất ngập nước Thái Thụy và Tam Giang – Cầu Hai trên quan điểm “bảo tồn để phát triển”, hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường tại các vùng đất ngập nước.

Động lực cho việc bảo vệ và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước cần được tiếp tục và tất cả các bên liên quan cần tăng cường hợp tác với nhau. UNDP tin tưởng lãnh đạo của Bộ TN&MT trong việc huy động các nguồn lực tài chính từ Nhà nước và tư nhân để đảm bảo đủ nguồn lực cho việc bảo vệ và quản lý hiệu quả các vùng đất ngập nước.

Bà Sitara Syed, Phó Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam

Bài liên quan
  • Khẩn cấp đầu tư bảo tồn đa dạng sinh học
    (TN&MT) - Cảnh báo từ 20 Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã - WC20: “Hành động ngay - Đầu tư bảo vệ thiên nhiên hoặc đối mặt với mất đa dạng sinh học và các đại dịch tiếp theo”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • ĐBQH Hoàng Đức Chính: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có bước tiến rất quan trọng về chất
    (TN&MT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Sửa đổi bổ sung một số quy định về cấp "sổ đỏ" và hồ sơ địa chính
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
  • Nghệ An: Xin ý kiến về việc bồi thường đất trên cốt ngập thủy điện Bản Vẽ
    Trước những vướng mắc kéo dài, mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản về việc giải quyết tồn tại, vướng mắc liên quan đến bồi thường, hỗ trợ đất trên cốt ngập đối với Dự án Thủy điện Bản Vẽ gửi Bộ Công Thương.
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 24/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản trong đó tập trung rà soát nhiều nội dung liên quan đến các bộ luật khác.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Đảm bảo tính khả thi, thống nhất và đồng bộ giữa Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi)
    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về các trường hợp, điều kiện tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất cũng như cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư… để bảo đảm tính khả thi, thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
  • Cần Thơ: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm từng bước đưa công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đi vào nề nếp, tạo nguồn lực giúp TP. Cần Thơ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến phát triển bền vững.
  • Bình Dương: Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững
    (TN&MT) - Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong nhiều năm qua, Bình Dương là địa phương có hạ tầng giao thông tốt nhất cả nước. Hoạt động khai thác đá vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã góp phần quan trọng vào sự phát triển hạ tầng giao thông, công nghiệp và dân dụng của tỉnh.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thái Bình ra Chỉ thị chấn chỉnh xử lý tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thái Bình vừa ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh công tác quản lý, xử lý vi phạm đối với các tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7
    (TN&MT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 đối với 09 dự án luật, trong đó có Luật Địa chất và khoáng sản.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO