Bảo Lâm (Cao Bằng): Nỗ lực giải “bài toán” rác thải nông thôn

Nguyễn Hùng | 08/03/2022, 11:23

(TN&MT) - Tình trạng người dân vùng nông thôn xả rác thải bừa bãi ra môi trường đang là vấn đề nhức nhối của một số địa phương trong tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Bảo Lâm nói riêng. Để giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệtcủa các cấp, ngành chức năng, rất cần sự đồng thuận cùng hành động thiết thực từ chính người dân địa phương.

Bảo Lâm là huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới của tỉnh Cao Bằng. Với địa bàn rộng, địa hình phức tạp phân bố trên 13 xã, thị trấn, dân cư sinh sống không tập trung, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí không đồng đều, hạ tầng cơ sở còn nhiều yếu kém. Do đó, “bài toán” về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn đang là một vấn đề “nóng” mà các cấp chính quyền huyện Bảo Lâm đang tập trung để giải “bài toán” này. Theo số liệu thống kê, lượng rác thải sinh hoạt nông thôn phát sinh trên địa bàn huyện Bảo Lâm bình quân 12.200 tấn/năm.

Theo ghi nhận tại xã Mông Ân, xã hiện có hơn 1.000 hộ với trên 7.500 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 90%. Trên địa bàn xã chưa có điểm thu gom rác tập trung, rác thải sinh hoạt hàng ngày đã được nhiều hộ dân thu gom vào một chiếc thùng phi bằng sắt, sau đó xử lý bằng cách đốt trực tiếp. Song, vẫn còn một số hộ gia đình “vô tư” xả rác thải trực tiếp ra môi trường, những túi ni lông, rác thải sinh hoạt được tập kết ngay cạnh nhà không khác gì một bãi rác công cộng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tới đời sống của những hộ dân xung quanh. Việc đốt rác thủ công cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường do khói và độc chất phát sinh trong quá trình đốt.

t6.1.jpg

Một số hộ gia đình ở khu vực nông thôn vẫn có thói quen tập kết rác thải ngay cạnh nhà.

Ông Lương Văn Bảo, xóm Nà Bon, xã Mông Ân cho biết: “Vì xã chưa có lò đốt rác tập trung nên rác thải sinh hoạt hàng ngày chúng tôi thu gom vào thùng phi sắt của từng gia đình. Sau khoảng 8 - 10 ngày thì đem ra xử lý theo phương pháp đốt trực tiếp. Đốt rác thải bằng thùng phi sắt chỉ được khoảng 4 - 5 tháng là thùng bị bục, tôi nghĩ đây chỉ là giải pháp tạm thời chứ không đem lại hiệu quả lâu dài được”.

Trao đổi về tình trạng thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn xã, ông Nông Đình Tuấn, Chủ tịch UBND xã Mông Ân chia sẻ: Để thay đổi nhận thức, ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT) là vấn đề không thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Vì vậy, xã đã kiên trì tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu và thay đổi thói quen xả rác thải bừa bãi ra môi trường.

“Cái khó khăn nhất hiện nay của xã là nguồn kinh phí để đầu tư bãi thu gom, xử lý rác thải tập trung. Năm 2019, huyện đã cấp thùng phi sắt cho các hộ dân trong xã để thu gom, xử lý rác thải. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải bằng cách đốt trong thùng phi sắt chỉ được vài tháng là thùng bị hư hỏng nên không đem lại hiệu quả”, Chủ tịch UBND xã Mông Ân cho biết thêm.

Để giải “bài toán” về BVMT, khắc phục ô nhiễm do rác thải sinh hoạt, việc nâng cao nhận thức, ý thức của người dân cần phải được đặt lên hàng đầu. Ông Mã Gia Hãnh, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm cho biết: Vấn đề xử lý rác thải trong thực hiện tiêu chí môi trường đối với huyện Bảo Lâm là vấn đề nan giải. UBND huyện Bảo Lâm thường xuyên chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người dân, nhất là ở vùng nông thôn thực hiện tốt công tác BVMT, thu gom, xử lý rác thải. Hàng năm, huyện hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải nông thôn, lò đốt rác thải cho các hộ gia đình tại các xã. Năm 2022, huyện Bảo Lâm phân bổ 1,6 tỷ đồng cho 13 xã, thị trấn để thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn.

Những năm qua, mặc dù công tác BVMT luôn được huyện Bảo Lâm đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, tuy nhiên, đã bộc lộ sự chuyển biến không đồng đều giữa các khu vực mà chủ yếu là do nhận thức, ý thức của người dân. Nếu tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom, xử lý đạt trên 90% thì khu vực nông thôn, con số này là 53%.

Song, công tác BVMT khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Bảo Lâm vẫn còn khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do địa hình chia cắt, dân cư sinh sống phân tán, không tập trung dẫn đến khó khăn trong việc thu gom, xử lý rác thải tập trung và đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ công tác BVMT. Chưa có tổ, đội thu gom, xử lý rác thải tại các khu dân cư nông thôn sinh sống phân tán. Trên địa bàn huyện chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, do đó nhận thức về BVMT của một số bộ phận người dân còn hạn chế…

Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền để từng bước thay đổi, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong công tác BVMT. Thời gian tới, huyện Bảo Lâm tiếp tục bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng một số hạng mục như: lò đốt rác thải sinh hoạt phân tán tại các khu vực nông thôn, hỗ trợ kinh phí các xã, thị trấn thực hiện thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt… “Năm 2022, từ nguồn kinh phí 10 tỷ đồng do UBND tỉnh Cao Bằng phân bổ, huyện Bảo Lâm sẽ triển khai xây dựng dự án xử lý, nâng cấp, cải tạo bãi chôn lấp rác thải tại thị trấn Pác Miầu nhằm xử lý lượng rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực thị trấn và một số vùng lân cận” - Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm Mã Gia Hãnh chia sẻ thêm.

Bài liên quan
  • Bảo Lạc (Cao Bằng): Nỗ lực bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống
    (TN&MT) - Nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò của môi trường tác động đến đời sống con người và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, cấp ủy, chính quyền thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường (BVMT), qua đó góp phần giữ gìn cảnh quan ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”.
Đừng bỏ lỡ
  • Điều kỳ diệu ở Lào Cai: Người dân Làng Nủ nhanh chóng có nơi ở mới
    (TN&MT) - Đúng 7 ngày, khu tạm cư mới gồm 23 ngôi nhà cho các hộ dân làng Nủ đã chính thức hoàn thành trong sự đón chờ của dân làng và nhân dân đồng bào cả nước.
  • Rực rỡ sắc màu các dân tộc Sơn La đón Tết độc lập
    (TN&MT) – Những ngày này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã khoác lên mình chiếc áo mới của cờ hoa rực rỡ, cùng những sắc màu dân tộc độc đáo của bà con các dân tộc Mông, Thái, La Ha… về chung vui đón Tết Độc lập.
  • Vui tết Độc lập trên rẻo cao Tây Bắc
    (TN&MT) - Đến với những bản làng của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Sơn La những ngày này, đâu đâu cũng thấy không khí rộn rã trước ngày hội lớn. Trong những năm gần đây, với đa dạng các hoạt động vui đón Tết, Tết Độc lập không chỉ là ngày hội của bà con dân tộc Mông, mà đã thu hút đông đảo bà con các dân tộc Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú... ở các địa phương trong, ngoài tỉnh cùng về chung vui.
  • Phép màu hồi sinh “rốn lũ” Mù Cang Chải
    (TN&MT) - Còn đến cả tuần mới đến Tết Độc lập và đón lễ khai giảng mà khắp nơi Lao Chải, Khao Mang, Hồ Bốn (Mù Cang Chải) đã thấy rộn ràng không khí Tết. Nếu không tận tai nghe chuyện, chắc không ai nghĩ tròn 1 năm về trước, vùng đất này đã từng có cơn cuồng lũ quét qua.
  • Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam luôn gắn bó hoạt động tôn giáo với chăm lo an sinh xã hội
    Sáng 24/8, tại Trụ sở Chính phủ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp Đoàn chức sắc, chức việc Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam nhân dịp đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội.
  • Vui Tết Xíp xí với đồng bào dân tộc Thái trắng Sơn La
    (TN&MT) - Tết Xíp xí là ngày tết truyền thống được tổ chức vào 14/7 âm lịch hàng năm của đồng bào Thái trắng nói chung và người Thái ở huyện Phù Yên, Sơn La nói riêng. Năm nay, niềm vui ngày lễ càng được nhân đôi hơn, khi nghi lễ Tết Xíp xí được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Yên Bái đã có nhiều cách làm hay, linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
    (TN&MT) - Đó là đánh giá của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh khi ông dẫn đầu đoàn công tác của Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia làm việc với UBND tỉnh Yên Bái sáng 14/8 nhằm đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình MTQG năm 2024, công tác dân tộc và tình hình hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
  • Lào Cai: Có 33,6% cán bộ, viên chức, công chức là người dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được tỉnh Lào Cai chú trọng. Đến nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức người DTTS cấp tỉnh, huyện là 8.064 người, chiếm 33,6%.
  • Rộn ràng ngày hội Pay Tái
    (TN&MT) - Cứ vào dịp rằm tháng Bảy, bà con dân tộc Tày, Nùng ở Lục Yên, Yên Bái lại chuẩn bị những lễ vật đi "Pay tái" - tức về nhà ngoại. Đây là dịp người con gái cùng chồng về nhà thăm cha mẹ và thắp hương tổ tiên, đồng thời cũng là dịp để chàng rể tỏ lòng biết ơn, sự hiếu thảo với gia đình bên ngoại.
  • Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
    Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
  • Điều chỉnh, bổ sung danh sách xã khu vực III, II, I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung và hiệu chỉnh danh sách xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
  • Bảo vệ môi trường và bảo tồn động vật hoang dã từ góc nhìn Phật giáo
    (TN&MT) - Đó là tên gọi của chương trình tọa đàm vừa được Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế và Công ty TNHH Không vì lợi nhuận Choice phối hợp tổ chức, diễn ra tại Giảng đường Từ Đàm (01 Sư Liễu Quán, phường Trường An, TP. Huế), nhằm kêu gọi sự chung tay của tín đồ Phật giáo cùng với cộng đồng tích cực bảo vệ không gian sống của con người và các loài sinh vật.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO