Bao giờ chính quyền TP Phú Quốc tháo dỡ công trình không phép của Công ty CP Hải Lâm?

Khương Trung - Nguyễn Thanh | 01/02/2021, 17:09

(TN&MT) - Đến ngày 1/2, dù đã quá thời hạn 15 ngày tự tháo dỡ theo “lệnh” của Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc, tuy vậy, cụm công trình du lịch nghỉ dưỡng xây dựng không phép của Công ty CP Hải Lâm tại Tổ 5, ấp Ông Lang, xã Cửa Dương, vẫn ngang nhiên tồn tại, gấp rút hoàn thiện và thậm chí, còn sẵn sàng nhận khách. Có hay không việc chính quyền TP. Phú Quốc lại tiếp tục “đánh trống bỏ dùi” trong vụ việc này?

Chỉ đạo của chính quyền Phú Quốc tiếp tục bị “vô hiệu hóa”?

Như Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh, ngày 12/1/2021, ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc đã ban hành Thông báo số 89/TB-UBND yêu cầu Công ty CP Hải Lâm do bà Nguyễn Thị Mỹ Hoa làm Giám đốc phải tự tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không phép. Phần công trình này bao gồm 42 bungalow, 1 nhà hàng, 1 hồ bơi với diện tích xây dựng 4.515,45m2 (trên phần diện tích đất 17.881m2). Theo thông báo này, hết thời hạn 15 ngày mà Công ty CP Hải Lâm không thực hiện thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Thông báo của UBND TP. Phú Quốc yêu cầu Công ty CP Hải Lâm tự tháo dỡ công trình xây dựng không phép trong vòng 15 ngày

Tuy vậy, ngày 27/1, ngày cuối cùng của thời hạn 15 ngày theo thông báo trên, phóng viên trở lại khu vực công trình xây dựng không phép của Công ty CP Hải Lâm thì vẫn thấy nhiều tốp công nhân đang đang hối hả làm việc, dường như chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc chưa từng được gửi đến đây. Theo quan sát, ở cổng khu du lịch nghỉ dưỡng này, Công ty CP Hải Lâm đã cho hoàn thiện một bảng hiệu mang tên “Ocen Bay” và các hạng mục phía ngoài đang được gấp rút hoàn thiện. Phía bên trong, 42 bungalow, nhà hàng rộng hàng trăm m2, hồ bơi, khu công viên nội khu…đã gần như hoàn thiện.

Sáng 28/1, khi phóng viên tiếp tục ghi hình cảnh công nhân thi công thì một người đàn ông xuất hiện yêu cầu xóa những hình ảnh vừa bị phóng viên ghi lại. Tuy vậy, khi được hỏi vì sao phải xóa? Và xóa theo yêu cầu của ai, theo quyết định cấm nào? Người đàn ông này không giải trình được và lấy điện thoại chụp lại hình nhóm phóng viên tác nghiệp.

Vậy là, một lần nữa, chỉ đạo của UBND TP.Phú Quốc lại bị Công ty CP Hải Lâm phớt lờ, “vô hiệu hóa”. Mà nguyên nhân, chính là do các cơ quan chính quyền Phú Quốc buông lỏng quản lý, ký những quyết định xử lý để “cho có” mà không thực thi, tạo cơ hội cho doanh nghiệp này tiếp tục vi phạm.

Trước đó, ngày 17/8/2020 (5 tháng trước - PV), UBND huyện Phú Quốc đã ban hành Quyết định số 4442 xử phạt vi phạm hành chính Công ty CP Hải Lâm với hành vi thi công công trình không có giấy phép, theo Điểm C Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP. Theo đó, Công ty Hải Lâm bị xử phạt 40 triệu đồng và phải hoàn thành giấy phép xây dựng cho công trình. Thời hạn thực thi trong 60 ngày, quá thời hạn trên sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Tuy vậy, sau 60 ngày khi hết hời hạn theo quyết định xử phạt, UBND huyện Phú Quốc vẫn không có bất cứ một động thái kiểm tra, áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Và đương nhiên, Công ty CP Hải Lâm vẫn cứ thoải mái thi công để hoàn thiện công trình xây dựng không phép, bởi có cơ quan Nhà nước nào xử lý đâu?!

Mãi đến ngày 11/12/2020 (sau khi quá thời hạn thi hành Quyết định xử phạt hành chính gần 60 ngày), khi tiếp nhận thông tin phản ánh trực tiếp từ phóng viên, lực lượng liên ngành gồm UBND xã Cửa Dương, Đội Trật tự đô thị huyện Phú Quốc, Công an… mới tiến hành kiểm tra và bắt quả tang Công ty CP Hải Lâm vẫn tiến hành thi công bình thường. Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ nhiều phương tiện, vật tư.

Tuy vậy, chỉ sau đó một ngày, khi lực lượng chức năng rút đi, Công ty CP Hải Lâm lại tiếp tục cho công nhân thi công để hoàn thiện các hạng mục công trình vi phạm . Theo một số người dân gần khu vực này cho biết, gần đây, công trình được làm ngày làm đêm, có hôm vật tư, thiết bị còn chặn là lối đi xuống tắm biển của người dân.

Làm việc với phóng viên ngày 28/1, ông Trần Văn Việt, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Cửa Dương cũng thừa nhận Công ty CP Hải Lâm vẫn tiến hành xây dựng. Khi được hỏi tại sao chính quyền không tiếp tục lập biên bản, thu giữ phương tiện vật tư, yêu cầu Công ty Hải Lâm dừng thi công thì vị lãnh đạo này cho rằng, “trụ sở UBND xã không còn chỗ chứa đồ thu giữ”; đồng thời, khẳng định chỉ khi ban hành được quyết định cưỡng chế thì mới có thể xử lý dứt điểm được hành vi xây dựng không phép của công ty này.

Đến bao giờ mới cưỡng chế công trình vi phạm này?

Ngày 27/1, làm việc với phóng viên, ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc cho biết việc cưỡng chế công trình không phép của Công ty CP Hải Lâm chỉ có thể thực hiện sau Tết Nguyên đán 15 ngày. Nguyên nhân là do đang thời gian Đại hội Đảng toàn quốc và sắp Tết Nguyên đán. Đồng thời, như những lần trao đổi trước, ông Hưng vẫn tiếp tục điệp khúc “sẽ xử lý nghiêm hành vi xây dựng không phép của Công ty CP Hải Lâm”.

Dù bị xử phạt từ thời điểm khởi công xây dựng, tuy vậy, đến nay, công trình không những bị tháo dỡ mà còn hoàn thiện và sẵn sàng đón khách.

Tuy vậy, trên thực tế, sau những tuyên bố “xử lý nghiêm” đầy cương quyết của vị Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc thì Công ty CP Hải Lâm lại càng đẩy nhanh tiến độ thi công. Trước đó, ngày 18/1, phóng viên đã gửi hình ảnh, clip ghi lại cảnh công nhân đang thi công cho ông Huỳnh Quang Hưng được biết để xử lý, nhưng dường như không có bất kỳ sự chỉ đạo nào. Sáng 28/1, sau khi phóng viên tiếp tục gửi hình ảnh, clip mới nhất về việc Công ty Hải Lâm đang thi công, ông Huỳnh Quang Hưng cho biết “đã chỉ đạo xã Cửa Dương kiểm tra, yêu cầu dừng thi công”. Nhưng, đến hết ngày 31/1, phóng viên vẫn chưa thấy bất kỳ một cơ quan nào đến yêu cầu Công ty Hải Lâm dừng thi công.

Như vậy, vì những lý do khách quan, UBND TP. Phú Quốc không thể tiến hành cưỡng chế đúng thời hạn như Thông báo số 89; trong khi lại tiếp tục để mặc cho Công ty CP Hải Lâm ngang nhiên thi công công trình mà không có biện pháp ngăn chặn. Chắc chắn, chỉ một thời gian ngắn nữa, toàn bộ công trình xây dựng không phép, vi phạm nghiêm trọng cùng lúc nhiều bộ Luật (Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Tài nguyên môi trường biển, hải đảo Việt Nam) sẽ được Công ty CP Hải Lâm hoàn thiện và đưa vào khai thác. Đến lúc đó, việc cưỡng chế sẽ càng trở lên phức tạp và kéo theo nhiều hệ lụy...

Đúng như vậy, doanh nghiệp này đã quảng cáo khu du lịch này mang tên Ocen Bay Phu Quoc Resort and Spa và chính thức nhận đặt phòng trên website: Booking.com từ ngày 5/2/2021. Theo đó, giá phòng cho 2 người lớn và 1 trẻ em được niêm yết  là 2.946.000 đồng/ 1 đêm.

Với những gì đang xảy ra tại đây, dư luận cho rằng, phải chăng chính quyền TP. Phú Quốc đang cố tình “câu giờ”, tạo “cơ hội” cho Công ty CP Hải Lâm hoàn thiện công trình không phép để đưa vào khai thác? Đồng thời, có hay không có sự “chống lưng” của thế lực nào mà để tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra ngang nhiên ở thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước, địa bàn được coi là động lực phát triển của tỉnh Kiên Giang?

Dù bị xử phạt từ thời điểm khởi công xây dựng, tuy vậy, đến nay, công trình không những bị tháo dỡ mà còn hoàn thiện và sẵn sàng đón khách

Trong khi đó, trả lời câu hỏi của phóng viên, ai sẽ chịu trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng vi phạm của Công ty CP Hải Lâm, ông Trường, Chánh Văn phòng UBND TP. Phú Quốc cho biết “nếu có thì là trách nhiệm chung”?! Ông Trường cũng khẳng định “chính quyền thành phố chưa xử lý chứ không phải không xử lý” và khẳng định sẽ sớm xây dựng kế hoạch cưỡng chế.

Tương tự, ông Huỳnh Quang Hưng cũng cho phóng viên biết: “Qua Đại hội sẽ xây dựng kế hoạch cưỡng chế theo quy định”. Còn ông Trần Văn Việt, Chủ tịch kiêm Bí thư xã Cửa Dương cũng khẳng định chắc chắn: “Ngay trong chiều 28 hoặc muộn nhất là sáng 29/1, tôi sẽ ký Tờ trình và Kế hoạch cưỡng công trình vi phạm của Công ty CP Hải Lâm gửi UBND Thành phố xem xét để ban hành quyết định cưỡng chế”.

Liệu rằng, những cam kết trên có được thực hiện nghiêm túc, chính quyền Phú Quốc sẽ chính thức tiến hành cưỡng chế công trình không phép của Công ty CP Hải Lâm sau Tết Nguyên đán 15 ngày? 

Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin tới bạn đọc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đất đã hiến có đòi lại được không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồ Quang Đức (Thanh Oai – Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi có nguyện vọng hiến một phần đất nhỏ để làm đường đi chung của xóm. Xin hỏi, thủ tục hiến đất hiện nay được quy định như thế nào? Sau này, khi cơ sở hạ tầng giao thông của xóm phát triển, gia đình tôi có đòi lại được diện tích đã hiến hay không?
  • Thời hạn và cách thức xử lý khi nộp chậm tiền sử dụng đất
    (TN&MT) - Gia đình tôi đang làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất ở với diện tích 250m2. Trong lúc làm sổ đỏ, chúng tôi có nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn nên chúng tôi chưa có tiền để nộp. Xin hỏi, thời hạn nộp tiền sử dụng đất là bao lâu? Nếu không nộp thì chúng tôi có được cấp sổ hay không? Nộp chậm tiền sử dụng đất thì có bị phạt không và mức phạt là bao nhiêu?
  • Xử lý nghiêm những vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, pháp luật hiện hành đã có những quy định và hướng dẫn cụ thể về giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, nhất là những thủ tục về cấp Giấy chứng nhận, chuyển quyền sử dụng. Tất cả những vi phạm trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai sẽ bị xử lý theo đúng quy định.
  • Trường hợp nào được thế chấp quyền sử dụng đất?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Phương Hà Mai (Ninh Bình) hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn thuê đất của Nhà nước để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên chúng tôi muốn thuê đất trả tiền hàng năm và dùng chính mảnh đất đấy thế chấp, vay vốn ngân hàng để lấy vốn đầu tư cơ sở chăn nuôi, con giống…Xin hỏi, vợ chồng tôi có thuộc đối tượng được thuê đất không? Sau khi thuê chúng tôi có thế chấp diện tích đất thuê hay không?
  • Hồ sơ và thủ tục tách thửa đất tái định cư
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồ Thị Mười (Thái Bình) hỏi: Gia đình tôi nhận được 1 mảnh đất tái định cư từ năm 2020. Do con trai tôi sắp lấy vợ nên tôi muốn tách mảnh đất này làm đôi để tặng cho con trai 1 phần. Xin hỏi, đất tái định cư có được tách sổ đỏ hay không? Nếu được thì thủ tục tách và thời gian tách là bao nhiêu lâu?
  • Quy định mới nhất về các khoản chi bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất
    (TN&MT) - Hiện nay, đơn vị chúng tôi đang phải lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Xin hỏi, nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất gồm những khoản chi nào? Chúng tôi có thể tìm hiểu thông tin mới nhất liên quan đến vấn đề này tại văn bản nào?
  • Thủ tục và thời hạn thuê đất nuôi tôm
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Trần Khánh An (Nam Định) hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn thuê đất để nuôi tôm. Tuy nhiên, thuê lại của người dân thì rất khó thuê diện tích lớn. Xin hỏi, vợ chồng tôi có thể thuê đất của chính quyền hay không? Nếu thuê thì phải làm những thủ tục gì và chúng tôi được thuê bao nhiêu lâu.
  • Công nhận đất ở cho người sử dụng đất chưa có sổ đỏ
    (TN&MT) - Việc công nhận đất ở được thực hiện căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở. Nếu diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng….
  • Không ký giáp ranh có được làm sổ đỏ?
    (TN&MT) - Bạn đọc Phan Hồng Nam (Sơn Tây, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi đang làm thủ tục xin cấp lại sổ đỏ vì diện tích thực tế của gia đình tôi lớn hơn trong sổ đỏ cũ. Khi làm thủ tục, cán bộ địa phương yêu cầu phải đo đạc và ký giáp ranh. Tuy nhiên, nhà giáp ranh với mảnh đất của gia đình tôi đi làm ăn xa, chúng tôi cố gắng liên lạc mà không được. Xin hỏi, trong trường hợp không ký được giáp ranh thì thủ tục làm lại sổ đỏ của nhà tôi có ảnh hưởng không?
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Khôi Nguyên (Đồng Nai) hỏi: Mới đây, công ty của tôi đã nhận góp vốn 30 % của nhà đầu tư Hàn Quốc. Sau khi thay đổi cơ cấu công ty, chúng tôi muốn mở rộng quy mô. Xin hỏi, công ty của tôi có thể nhận chuyển nhượng đất từ cá nhân, tổ chức để xây dựng trụ sở, văn phòng công ty hay không?
  • Điều kiện tách thửa đất ở năm 2022
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thu Hồng (Hà Nội) hỏi: - Em trai tôi chuẩn bị lập gia đình nên bố mẹ tôi đang muốn tách thửa đất đang ở để cho vợ chồng em tôi. Nhưng gia đình tôi nhận được thông tin UBND thành phố đang tạm dừng phân lô, tách thửa nên rất hoang mang. Xin hỏi, cụ thể thông tin này như thế nào? Và điều kiện mới nhất để tách thửa năm 2022 được quy định ra sao?
  • Đất trong sổ địa chính có phải đóng tiền sử dụng khi làm sổ đỏ?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Văn Phú Hương (Nam Định) hỏi: Bố mẹ tôi được nhà nước giao đất, đã có tên trong sổ địa chính của xã. Đất này bố mẹ tôi sử dụng ổn định. Thời gian gần đây, bố mẹ tôi muốn chia đất cho anh em chúng tôi nên bố mẹ tôi muốn làm sổ đỏ cho diện tích đất này. Xin hỏi, bây giờ bố mẹ tôi làm sổ đỏ cho diện tích đất này thì có phải đóng tiền sử dụng đất hay không?
  • Cấp Giấy chứng nhận và chuyển nhượng đất thuộc quy hoạch
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồng Ánh Dương (Phú Thọ) hỏi: Đầu năm 2021, vợ chồng tôi tích cóp mua được 100m2 đất tại trung tâm thị trấn. Hai bên đã hoàn tất việc mua bán. Tuy nhiên, khi đi làm sổ đỏ cho diện tích trên thì vợ chồng tôi mới biết diện tích đất này thuộc quy hoạch xây dựng công trình công cộng của huyện. Vợ chồng tôi rất lo lắng, không biết diện tích này có được cấp sổ đỏ hay không? Nếu không được cấp sổ thì chúng tôi có chuyển nhượng lại được diện tích đất này không?
  • Những quyền lợi khi làm sổ đỏ với diện tích đất hình thành trước năm 1993
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Thanh Bình (Vĩnh Phúc) hỏi: Gia đình tôi chuẩn bị làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất của bố mẹ tôi được ông bà nội để lại. Mảnh đất này được hình thành trước năm 1990. Khi tìm hiểu pháp luật tôi thấy, tùy vào thời gian bắt đầu sử dụng đất mà người đang sử dụng có những quyền lợi nhất định khi làm sổ đỏ. Vậy xin hỏi, với mảnh đất của gia đình tôi thì sẽ được hưởng cụ thể những quyền lợi gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO