Phát triển bền vững

Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách

Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc

Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc, Kết luận 65-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, đồng thuận cao trong lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc nói chung, chính sách đất đai cho đồng bào DTTS&MN nói riêng.

Quán triệt, cụ thể hóa thành Luật các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" đã đề ra. Trong đó, có mục tiêu: về "Giải quyết cơ bản những tồn tại, vướng mắc có liên quan đến quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh; đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số". Trong đó, cần đặc biệt quan tâm lãnh đạo thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào; lãnh đạo giải quyết tốt vấn đề lũng đoạn thị trường đất đai, thâu tóm đất sản xuất; lãnh đạo thực hiện tốt vấn đề di cư tự do.

Hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Về hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, do trình độ dân trí của đồng bào DTTS không đồng đều, một bộ phận không nhỏ trình độ thấp, hiểu biết pháp luật và xã hội còn rất hạn chế, nghèo đói, lạc hậu và trở thành những người yếu thế.

Do đó, cần bổ sung vào Dự thảo Luật Đất đai mới thêm 01 Chương riêng quy định về “Đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số” nhằm bảo vệ quyền lợi và chỉ rõ nghĩa vụ của đồng bào DTTS đối với vấn đề đất đai trong điều kiện nền kinh tế thị trường rất phức tạp, khó lường; thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào DTTS, trong đó cần quy định cụ thể: về quyền bình đẳng được tiếp cận đất đai của đồng bào DTTS; đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người; nghĩa vụ, trách nhiệm của đồng bào DTTS đối với đất đai và Nhà nước; trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào DTTS; các hành vi bị nghiêm cấm.

2.jpg
Cần rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai. Ảnh TH

Tại Điều 17 dự thảo Luật quy định “Trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số”, theo dự thảo Luật, trong khoản 1 có nội dung chưa rõ về quyền, nghĩa vụ của người DTTS cũng như chưa phù hợp với khoản 3 điều này. Ủy ban Dân tộc đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý khoản 1 Điều 17 thành nội dung như sau: “Có chính sách giao đất, hỗ trợ về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng".

Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về nguồn lực để thực hiện quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 hoặc giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết nội dung này. Đặc biệt, hiện nay Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã được ban hành và tổ chức thực hiện, trong đó có nội dung giải quyết về vấn đề đất đai cho đồng bào DTTS, vì vậy trong Luật cần cụ thể hóa vấn đề nguồn lực để thực hiện các chính sách dân tộc. Đảm bảo chính sách hỗ trợ cho đồng bào DTTS nói chung, chính sách về đất đai nói riêng sau khi ban hành có đủ nguồn lực để thực hiện.

Bổ sung các quy định trong Luật nhằm tránh tình trạng thâu tóm đất đai nhất là đất sản xuất của đồng bào, đảm bảo sự công bằng cho đồng bào DTTS đối với quyền được tiếp cận đất đai (do một bộ phận không nhỏ đồng bào DTTS có trình độ dân trí còn hạn chế).

Bổ sung quy định nhằm quản lý diện tích đất đã được Nhà nước hỗ trợ cho người dân, tránh tình trạng đất sau khi được hỗ trợ lại rao bán và tiếp tục trở thành người không có đất sản xuất (có thể giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể).

Tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai

Chính sách hỗ trợ về đất đai đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi cần thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Trước mắt cần triển khai thực hiện thành công các nội dung có liên quan đến vấn đề đất đai trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ 2021-2025 theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Rà soát, quản lý chặt chẽ quy hoạch và hệ thống các công trình thủy điện, các công trình có sử dụng nhiều đất đai trên địa bàn; có chính sách hỗ trợ kinh phí trong giao khoán bảo vệ rừng (hỗ trợ bằng nhiều hình thức) đảm bảo tương đương với thu nhập từ hoạt trồng rừng sản xuất (tính theo 01 đơn vị diện tích), nhằm đảm bảo không gian sống của đồng bào, hạn chế tối đa tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng sản xuất, phá rừng làm nương rẫy.

Thực hiện tốt giải pháp nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào DTTS, khuyến khích chuyển đổi nghề nghiệp đối với đồng bào thiếu đất sản xuất; có chính sách tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị trên 01 đơn vị diện tích, sử dụng đất có hiệu quả…

Bài liên quan
  • [Infographic] – Hỗ trợ đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số là chủ trương của Đảng, Nhà nước trong nhiều năm qua nhằm cải thiện đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa. Giai đoạn 2021-2030, chủ trương này tiếp tục được cụ thể hóa thông qua Quyết định 1719/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025).

(0) Bình luận
Nổi bật
Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO