Bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập là yêu cầu tất yếu khách quan

Theo Chinhphu.vn | 16/09/2021, 18:58

Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp thứ 3 diễn ra vào chiều 16/9.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan: Bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập là yêu cầu tất yếu khách quan

Tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, phạm vi, đối tượng của Đề án được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước, các nghiên cứu quy hoạch thuỷ lợi, phòng, chống lũ, tài nguyên nước...

Bố cục của Đề án có các nội dung lớn liên quan đến: Sự cần thiết, cơ sở pháp lý; an ninh nguồn nước và các vấn đề đặt ra; quan điểm, mục tiêu và giải pháp thực hiện; đánh giá tác động của Đề án; tổ chức thực hiện; kết luận và kiến nghị…

Đề án khẳng định quan điểm: An ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển nhanh và bền vững đất nước, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện môi trường, ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh. Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước là yêu cầu tất yếu khách quan, là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị và toàn dân…

Mục tiêu chung được Đề án xác định là bảo đảm số lượng, chất lượng nước cấp cho sinh hoạt trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và các ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu; giảm phụ thuộc vào các nguồn nước từ bên ngoài lãnh thổ.

Ứng phó hiệu quả với các loại hình thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khoẻ, đời sống, sản xuất của người dân.

Bảo đảm an toàn tuyệt đối đập, hồ chứa nước quan trọng; chủ động ứng phó khi có sự cố, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; chủ động tích, trữ, điều hòa nguồn nước.

Từ mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể đến năm 2030 được Đề án xác định là: Đảm bảo cân đối đủ nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế quan trọng; đầu tư xây dựng các hồ chứa nước lớn, hệ thống chuyển nước liên vùng; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ; 100% dân cư thành thị, 65% dân số nông thôn, 100% các đảo có đông dân cư được cấp nước sạch đạt quy chuẩn; 30% diện tích cây trồng được thực hiện phương thức canh tác tiên tiến và tưới tiết kiệm nước; 50% tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;…

Đến năm 2045, hoàn thành xây dựng các công trình lớn điều tiết mặn, ngọt, dâng nước, trữ nước trên các hệ thống sông, hoàn thành xây dựng các hồ chứa nước lớn. Hình thành mạng lưới liên kết, chuyển nước vùng, quốc gia; 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn; 70% diện tích cây trồng được thực hiện phương thức canh tác tiên tiến và tưới tiết kiệm nước; cơ bản 100% các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt được xử lý, phục hồi; 100% các cơ sở khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước trên phạm vi cả nước được kiểm soát, áp dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nước;…

Thẩm tra Đề án, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy khẳng định, Thường trực Ủy ban tán thành với sự cầnthiết xây dựng Đề án như trong Tờ trình của Chính phủ, đồng thời cho rằng, việc xây dựng Đề án là hết sức cấp bách bởi an ninh nước là vấn đề mang tính toàn cầu, được nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế hết sức quan tâm. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nước do yếu tố tự nhiên, trước áp lực gia tăng dân số, thách thức của quá trình đô thị hóa và tác động của biến đổi khí hậu. Hơn nữa, bảo đảm an ninh nước cũng đang đặt ra nhiều vấn đề đối với các vùng ven biển của đất nước ta.

Thường trực Ủy ban đánh giá cao sự khẩn trương, nghiêm túc của Chính phủ trong việc chuẩn bị hồ sơ Đề án theo Nghị quyết của Quốc hội. Đề án đã thể chế hóa chủ trương của Đảng, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Vì vậy, Thường trực Ủy ban thống nhất về cơ sở chính trị và pháp lý để xây dựng Đề án như trong Tờ trình của Chính phủ.

Về nội dung cơ bản của Đề án, Ủy ban đề nghị Chính phủ bổ sung một số kết quả chủ yếu của việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước.

Về mục tiêu của Đề án, Thường trực Ủy ban cho rằng, mục tiêu của Đề án cần quan tâm cụ thể hóa quan điểm của Đề án về an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; giải quyết được các thách thức, tồn tại, bất cập và vướng mắc trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước của đất nước trước mắt và dài hạn; lượng hóa được để đánh giá, giám sát theo tiếp cận quốc tế; bảo đảm tính khả thi về nguồn lực và tổ chức thực hiện;...

“Thường trực Ủy ban nhận thấy, Đề án được chuẩn bị tương đối công phu, đã thể chế chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; việc soạn thảo, xin ý kiến, tiếp thu hoàn thiện Đề án đã bám sát và thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép trình Quốc hội xem xét Đề án và thông qua Nghị quyết tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy phát biểu./.

Bài liên quan
  • Cấp thiết bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập
    (TN&MT) - Sáng 17/8, tại Hà Nội, Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Hội nghị giải trình về “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập”. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chủ trì Hội nghị.

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
  • Quy định rõ trách nhiệm các Bộ ngành, cơ quan đối với đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Chiều 9/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 về nội dung thẩm tra dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Phiên họp.
  • Nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng mùa khô tới, Bộ TN&MT chỉ đạo khẩn triển khai các biện pháp cấp bách
    (TN&MT) - Ngày 8/5, Bộ TN&MT đã có Công văn gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa lưu vực sông thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ các tháng cuối mùa cạn năm 2023.
  • “Con tằm nhả tơ” cho sự nghiệp khoa học thủy văn
    (TN&MT) - Hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực thủy văn, cũng là từng ấy thời gian PGS.TS Vũ Văn Tuấn miệt mài dành tâm trí, sức lực cho các công trình nghiên cứu khoa học để tìm tòi và thực hiện các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước - đối tượng của Thủy văn học.
  • Sơn La: Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và VSMT 2023
    (TN&MT) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Kế hoạch số 106/KH-UBND, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO