Bão bụi, gió mạnh càn quét khắp Trung Tây nước Mỹ

Phạm Hoa | 16/05/2022, 15:46

(TN&MT) - Những cơn gió mạnh vừa quét qua vùng thượng Trung Tây nước Mỹ, mang theo bão bụi phủ khắp các thành phố, thị trấn và nông thôn, gây thiệt hại về tài sản trên diện rộng và cướp đi tính mạng của ít nhất 2 người.

z3416331888139_a147eb9a3c39ebbf47167ad4d4eecb4e(1).jpg
Hình ảnh hệ thống tưới tiêu ở trung tâm Nebraska sau khi bị gió lớn phá hủy

Theo các nhà khí tượng học và các chuyên gia về đất đai, từ bang Kansas đến Wisconsin (Mỹ), những cơn gió này có thể đạt đến vận tốc 169 km/h, thổi bay lớp đất mặt nông nghiệp và khiến cả vùng Trung Tây nước này chìm trong bão bụi.

Những người nông dân cho biết, bão bụi khiến họ nhớ tới Dust Bowl - sự kiện Cơn bão Đen - xảy ra vào những năm 1930, khi những đồng cỏ của khu vực Bắc Mỹ ngập trong những cơn bão bụi, lốc cuốn.

Theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ, một người đã thiệt mạng do cây đổ ở Sioux Falls, Nam Dakota. Trong khi đó, gió mạnh cũng khiến một người thiệt mạng do một thùng ngũ cốc rơi xuống ô tô của nạn nhân.

Ông Todd Heitkamp, ​​nhà khí tượng học tại Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ ở Sioux Falls, phía Nam bang Dakota nhận định: "Thiệt hại do bão bụi và gió mạnh rất lớn, nhưng đây chưa phải điểm kết thúc, thiệt hại có thể lớn hơn nhiều. Thiệt hại nặng nề nhất được ghi nhận ở bang Nebraska, Nam Dakota, bang Iowa và Minnesota”.

Khi gió mạnh dừng, một lớp đất đen dày đặc bám đầy các cánh tuabin, làm tắc rãnh thoát nước. Ngoài ra, theo một số nông dân, lớp đất trên cùng - lớp đất đóng vai trò rất quan trọng trong việc trồng trọt – tại các cánh đồng, đã bị cuốn bay.

Bà Joanna Pope, nhân viên phụ trách công vụ bang Nebraska thuộc Cục Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, tình hình thời tiết khô hạn trên khắp Great Plains (Đại Bình nguyên) và vùng Trung Tây, kết hợp với các phương thức canh tác truyền thống như xới đất đã tạo tiền đề cho cơn bão bụi lớn hình thành.

Bà nói: "Cách phòng vệ tốt nhất là trồng cây che phủ và triển khai một số phương pháp tiết kiệm đất như không xới đất. Lớp đất xới lên bị khô rất nhanh và gió lớn sẽ thổi bay lớp đất”.

Cơn bão có thể gây ra nhiều khó khăn cho người nông dân khi họ phải đối mặt với việc trồng trọt bị trì hoãn, chi phí đầu vào tăng cao và áp lực tăng sản lượng trong bối cảnh giá lương thực tăng kỷ lục cũng như lo ngại về tình trạng thiếu hụt lương thực.

Ở trung tâm bang Nebraska, các hệ thống tưới tiêu sử dụng cho các loại cây trồng trong thời kỳ khô hạn đã bị gió lớn phá hủy. Một nông dân tại khu vực này cho biết, có thể mất vài tuần để hoàn thiện việc sửa chữa các hệ thống này.

Theo Tổng hợp từ Reuters
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Thế giới cần lương thực, không cần thuốc lá
    Alice Achieng Obare, một nông dân làng Migori ở Tây Nam Kenya, cảm thấy như được giải thoát sau khi làng của cô dần từ bỏ nghề trồng cây thuốc lá chuyển sang trồng đậu. Trong câu chuyện xúc động được chia sẻ lại trên trang web của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Obare đã kể về những ngày tháng cả ngôi làng chìm trong khói thuốc từ quá trình sơ chế lá và thân cây thuốc lá, những giây phút cô run rẩy cầm trên tay tấm phim chụp lại hình ảnh lồng ngực cô đầy khói thuốc dù bản thân không hề hút thuốc lá. Mỗi vụ mùa thuốc lá kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 8 năm sau, trẻ nhỏ thay vì cắp sách đến trường thì phải đến ruộng trồng cây thuốc lá.
  • Mùa bão Đại Tây Dương năm nay: Có khả năng “gần như bình thường”
    (TN&MT) - Theo dự báo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), hoạt động bão gần như bình thường ở Đại Tây Dương trong mùa bão sắp tới, có thể có từ 12 đến 17 cơn bão nhiệt đới được đặt tên.
  • Cuộc chơi lớn tiếp theo của Phố Wall là… rác
    Sự thúc đẩy kinh tế “xanh” của Mỹ và chính quyền các bang đang biến rác thành kho báu và trao cơ hội lớn cho các công ty xử lý rác.
  • Châu Á cần đoàn kết, hợp tác để cùng vượt qua khó khăn, thách thức
    Việc kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển ở châu Á và trên thế giới, do đó cần xác định đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, xây dựng lòng tin chiến lược, tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình là mẫu số chung gắn kết các quốc gia cùng vượt qua khó khăn, thách thức, khủng hoảng.
  • Động vật hoang dã biến mất nhanh chóng, báo động về thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6
    Tốc độ biến mất của động vật hoang dã trên toàn cầu là đáng báo động hơn so với dự tính trước đây khi gần một nửa số loài trên hành tinh đang sụt giảm số lượng nhanh chóng.
  • Lộ trình cắt giảm ô nhiễm nhựa của liên hợp quốc: Có khả năng giảm 80% vào năm 2040
    (TN&MT) - Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty sử dụng các công nghệ hiện có để thực hiện các thay đổi chính sách quan trọng và điều chỉnh thị trường.
  • Giải quyết thách thức về nước: Cần hành động khẩn cấp
    (TN&MT) - Những thách thức về nước mà miền Tây nước Mỹ phải đối mặt do hậu quả của biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn cung cấp nước cũng tương tự như các quốc gia khác, và nếu cộng đồng quốc tế có hành động khẩn cấp đối với những kết quả của Hội nghị về Nước của Liên Hợp Quốc gần đây thì có thể góp phần giải quyết những thách thức này.
  • Ấn Độ ra mắt loại hình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên thế giới: Phao cứu sinh cho người nghèo
    (TN&MT) - Trung tâm phục hồi thuộc quỹ Arsht-Rock, một tổ chức từ thiện ở Mỹ vừa hợp tác với công ty khởi nghiệp bảo hiểm vi mô Blue Marble và Hiệp hội phụ nữ tự doanh (SEWA) ở bang Gujarat (Ấn Độ) ra mắt chương trình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên trên thế giới trong tháng 5. Arsht-Rock là đơn vị trang trải phí bảo hiểm 10,3 USD cho mỗi người tham gia chương trình.
  • Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng sóng nhiệt ở châu Á gấp 30 lần
    (TN&MT) - Nhóm Phân bổ Thời tiết Thế giới (WWA) vừa công bố nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu đã làm tăng khả năng xảy ra các đợt sóng nhiệt nghiêm trọng phá vỡ kỷ lục ở Bangladesh, Ấn Độ, Lào và Thái Lan vào tháng trước ít nhất 30 lần.
  • Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng đến mức kỷ lục trong 5 năm tới
    (TN&MT) - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho thấy nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ tăng lên mức kỷ lục trong 5 năm tới do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng tự nhiên El Nino xảy ra.
  • Máy lạnh làm nóng Trái đất
    (TN&MT) - Theo cơ quan khí tượng, mùa hè năm 2023 nhiều khả năng sẽ xuất hiện các kỷ lục về nhiệt độ, nắng nóng trên phạm vi cả nước.
  • Tăng hỗ trợ Giám sát khí nhà kính: Thúc đẩy ngoại giao và khu vực tư nhân
    (TN&MT) - Việc hỗ trợ cho Cơ sở Hạ tầng giám sát khí nhà kính toàn cầu mới đang nhân rộng ra ngoài các thành viên và đối tác của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đối với khu vực tư nhân và ngoại giao rộng lớn hơn.
  • Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế để hỗ trợ các nước thu nhập trung bình thực hiện SDG
    Ngày 11/5 tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Đại hội đồng LHQ đã tổ chức Phiên họp cấp cao về các nước thu nhập trung bình với chủ đề “Đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) ở các nước thu nhập trung bình, tập trung vào khía cạnh môi trường”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO