Ban hành quy định phân bổ vốn thực hiện Chương trình MTQG

Ngọc Trâm | 06/01/2022, 21:16

(TN&MT) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Theo Quyết định, Ủy ban Dân tộc được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương tổng hợp phương án phân bổ kế hoạch vốn theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định tại Quyết định này. Đồng thời, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án, tiểu dự án thành phần do Ủy ban Dân tộc được phân công chủ trì, quản lý. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tham mưu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg là căn cứ để lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm nguồn ngân sách Nhà nước của Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 cho các cấp, các ngành và đơn vị sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Ảnh minh họa

Quyết định quy định rõ, đối với các địa phương tự cân đối được ngân sách (trừ03 địa phương có huyện nghèo và nhiều xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi và Khánh Hòa): 100% vốn thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, đảm bảo Kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 5 năm và hàng năm của UBND cấp tỉnh theo quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó định mức đầu tư, hỗ trợ đối với từng dự án, tiểu dự án không thấp hơn định mức bình quân của Chương trình.

Bên cạnh đó, đối với các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương 70% trở lên: Hàng năm, ngân sách địa phương bố trí đối ứng tối thiểu bằng 5% tổng ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho địa phương; Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương 50 - <70%: Hàng năm, ngân sách địa phương bố trí đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho địa phương; Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương <50% và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa: Hàng năm, ngân sách địa phương bố trí đối ứng tối thiểu bằng 15% tổng ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho địa phương.

Ngoài ra, danh sách các địa phương tự cân đối được ngân sách và tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các địa phương được căn cứ trên cơ sở dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 của từng địa phương đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO