Ban hành cảnh báo sớm để ứng phó với lũ lụt

04/09/2018, 17:21

(TN&MT) – Người dân dọc trên sông Brahmaputra đã chuẩn bị ứng phó với lũ lụt từ tuần trước trong khi những tuần trước đó, những người ở Kerala, Nagaland và Assam không có sự chuẩn bị.

Chạy lũ Dhansiri ở Assam. Ảnh: Rubul Ahmed
Chạy lũ Dhansiri ở Assam. Ảnh: Rubul Ahmed


Vào ngày 30/7, dòng sông Dhansiri tĩnh lặng và nắng nóng ở miền Trung Assam của Ấn Độ “như thiêu như đốt”. Mưa là sự cứu trợ được chào đón nhất nhưng các nhà khí tượng học đã cảnh báo về một đợt gió mùa thiếu hụt. Trong một nghi lễ lâu đời, người dân đang tổ chức “đám cưới của ếch” để “gọi mưa”.

 

Vào ngày 2/8, Dhansiri đã phá kỷ lục mực nước lũ tại nhà máy lọc dầu Numaligarh ở quận Golaghat. Kỷ lục trước đó được thiết lập vào ngày 24/9/1985 là 79,87 mét. Nhưng lần này mực nước cao 80,18 mét và ở trên mức cao trước đó trong hơn 60 giờ.

 

Mực nước lũ dâng cao ảnh hưởng đến gần một triệu người mất cảnh giác bởi vì trước đó không có mưa nhiều ở bang Assam trong ba ngày.

 

Nước sông Dhansiri tăng lên ở đỉnh Laisam của bang Nagaland, phía Đông Bắc Ấn Độ để gặp Brahmaputra trên bờ phía Nam của nó. Vì vậy, Doyang - một nhánh sông khác của Brahmaputra chảy qua Quận Wokha của Nagaland trước khi đến Assam.

 

Lũ lụt ở cả hai con sông là do Công ty Điện lực Đông Bắc Bộ (NEEPCO) gây ra do công ty mở tất cả 5 cửa đập cao 394 mét của Dự án Thủy điện Doyang 75 MW sau cơn mưa lớn trên đồi Nagaland.

Một cậu bé cố gắng để bảo vệ sách giáo khoa của mình khi sông Dhansiri ngập nước do lũ ở bang Assam, Ấn Độ. Ảnh: Rubul Ahmed
Một cậu bé cố gắng để bảo vệ sách giáo khoa của mình khi sông Dhansiri ngập nước do lũ ở bang Assam, Ấn Độ. Ảnh: Rubul Ahmed

Lũ lụt đã làm chết 5 người và gây thiệt hại ở Nagaland theo ước tính của chính quyền bang này là 800 triệu rupi (113 triệu USD).

 

Ở Assam, 36 ngôi làng bị ngập lụt. “Thảm họa này đã được chúng tôi nhắc đến trong dự án NEEPCO ở Nagaland. Trước đây, chúng tôi không được cảnh báo rằng các cửa đập sẽ mở. Kết quả là, hầu như tất cả các hộ gia đình trong làng của chúng tôi đều mất hầu hết đồ đạc của họ. Thảm họa này đã biến chúng tôi thành những người nghèo chỉ trong vòng vài giờ” - Atul Gogoi, trưởng làng Kenduguri ở quận Golaghat nói với thethirdpole.net.

 

Deepak Gogoi, một thanh niên địa phương trú ẩn trong một trại sơ tán tạm thời phàn nàn về việc thiếu thuyền cứu hộ. “Cảm ơn Chúa, không có mưa, nếu không sẽ gây khó khăn hơn cho việc giải cứu tất cả mọi người” – thanh niên này cho biết.

 

"Nước tiếp tục dâng cao từ 2 giờ sáng. Sau đó chúng tôi nghe nói rằng nhiều ngôi làng ở thượng lưu bị mưa lũ cuốn trôi, nhưng không có cảnh báo sớm. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi chứng kiến ​​một thảm họa nghiêm trọng như vậy” - Rubul Ali, một cư dân của Numaligarh chia sẻ.

 

Đến ngày 6/8, Cơ quan quản lý thiên tai bang Assam đã thông tin số người bị ảnh hưởng là 87.300 người và 7.086 ha đất ở huyện Golaghat bị ngập nước.

 

Giới chức trách: “Đã ban bố cảnh báo”

 

Bharat Chandra Deka, Giám đốc điều hành NEEPCO cho biết các cảnh báo đã được ban hành. Theo ông, đã có sạt lở đất trên sông Sidzu, một nhánh của Doyang ở quận Zunheboto của Nagaland, làm chặn dòng nước. Ông cho biết Cơ quan quản lý thiên tai Nagaland đã cảnh báo tất cả các phó ủy viên của quận Nagaland về nguy cơ sạt lở đất. Theo Deka, chính quyền địa phương ở các huyện Golaghat và Wokha cũng nhận được thông báo trên.

 

Các quan chức thuộc bộ phận bảo vệ đất và nước Nagaland cho biết, diện tích lưu vực 2.600 km2 của dự án thủy điện Doyang - cách thị trấn Golaghat khoảng 60 km về phía thượng lưu - nhận được 348% lượng mưa dư thừa từ tháng 1 đến tháng 7/2018, trong đó phần lớn lượng mưa tập trung vào cuối tháng 7.

Cư dân chạy trốn khỏi sông Dhansiri bị ngập lụt ở Assam, Ấn Độ. Ảnh: Rubul Ahmed
Cư dân chạy trốn khỏi sông Dhansiri bị ngập lụt ở Assam, Ấn Độ. Ảnh: Rubul Ahmed

Nhà quản lý cấp cao của NEEPCO, ông Kharmawphlang cho biết dòng nước chảy vào hồ chứa Doyang là hơn 600 m3/giây kể từ ngày 27/7 và tăng lên hơn 1.150 m3/giây vào ngày 31/7, buộc các nhà chức trách phải xả lũ.

 

Cơ quan quản lý thiên tai Nagaland đã ban hành cảnh báo sớm về lũ lụt có thể xảy ra trong khu vực vào tuần cuối cùng của tháng 8/2018 khi nước sông Siyang - dẫn đến Brahmaputra - tăng lên đáng ngại do giải phóng một lượng lớn nước ở thượng lưu Tây Tạng, nhưng ở đó không có thương vong.

 

Nạn nhân: “Xả lũ quá muộn”

 

Các nạn nhân lũ lụt ở hạ nguồn không thuyết phục, và họ cho rằng NEEPCO cố gắng tích trữ nước hơn là an toàn bởi vì công ty này muốn tối đa hóa sự phát điện. Akhil Gogoi, Tổng thư ký Krishak Mukti Sangram Samity (KMSS), lãnh đạo phong trào chống đập cho biết: “Trong tháng 7, dự án Doyang đã sản xuất 45,52 triệu đơn vị điện, gấp ba lần mục tiêu sản xuất 14,28 triệu đơn vị điện, mục tiêu do Cơ quan quản lý điện lực Trung ương quy định”. Ông yêu cầu NEEPCO bồi thường cho các nạn nhân lũ lụt.

 

Với lượng mưa lớn vào mùa mưa ở vùng Đông Bắc Ấn Độ, tất cả các nhà quản lý đập đều phải giữ mực nước hồ chứa thấp trong tháng 7 để giảm thiểu rủi ro lũ lụt.

 

Trong một cuộc họp hồi tháng 2/2018, chính quyền quận Golaghat đã yêu cầu NEEPCO mở cửa cả 2 đập tràn. "Tuy nhiên, có vẻ như phương pháp này không được làm theo nên thảm họa đã xảy ra", một quan chức thuộc chính quyền quận cho biết.

 

Trước đó, những trận lũ quét như vậy đã từng xảy ra trong khu vực. Hồi tháng 8/2015, cư dân của 10 ngôi làng - Mengshanpen, Tsopo, Chudi, Longtsung, Sheruechuk, Morakjo, Lotsu, Pyangsa, Moilan và Pyotchu - đã đại diện cho người đứng đầu của NEEPCO dưới ngọn cờ của Tổ chức nhân dân bị ảnh hưởng vùng hạ lưu (DAPO), làm chết ít nhất 5 người trong khoảng thời gian từ năm 2003 - 2014 do việc “xả lượng nước lớn” bất ngờ và cướp đi kế sinh nhai của rất nhiều người dân. Họ cũng cho biết việc xả nước bất ngờ như vậy ảnh hưởng đến sự di chuyển của người dân trên sông và phá hủy sự tiếp cận của họ đối với sông, ngư nghiệp, nguồn nước, cầu treo, cát và các tảng đá và trồng trọt trên sông.

 

Mrinal Saikia, thành viên của Hội đồng lập pháp Assam từ Khumtai - một khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt – đã gửi đơn khiếu nại tại đồn cảnh sát Golaghat về việc tố cáo sự sơ suất của NEEPCO làm 116 ngôi làng trong huyện bị ngập nước. Người đứng đầu dự án Doyang, Priyabrata Das đã bị cảnh sát thẩm vấn do liên quan. Arun Sarma, cựu nghị sĩ của Lakhimpur cũng cho rằng NEEPCO chịu trách nhiệm về thảm họa này. Ông cho rằng đó là hành vi vi phạm nhân quyền và công ty này phải bị xử phạt.

 

Người đứng đầu chính quyền bang Assam, ông Sarbananda Sonowal  cho rằng NEEPCO phải chịu trách nhiệm về thảm họa Ranganadi năm ngoái. Dự án thủy điện Ranganadi 405 MW ở bang Arunachal Pradesh đã khiến hàng ngàn người ở huyện Dhemaji và Bắc Lakhimpur của bang Assam phải sơ tán. Nguyên nhân được cho là các nhà quản lý đập đã xả nước mà không cảnh báo nhiều lần.

 

Công ty điện lực của Ấn Độ?

 

Trước đây, các nhà lập kế hoạch của Ấn Độ đã ước tính tiềm năng phát điện thủy điện ở phía Đông Bắc của đất nước là 58.971 MW, chiếm gần 40% tổng tiềm năng thủy điện của đất nước. Đến tháng 2/2016, khi các số liệu được tổng hợp lần cuối, khu vực này đã tạo ra 1.242 MW, chiếm khoảng 2,1% tiềm năng đã nêu ở trên. Nhiều dự án đã bị đình trệ do các đánh giá tác động môi trường không đạt yêu cầu, đặc biệt là ở các khu vực hạ lưu. Một số dự án cũng triển khai chậm do các cuộc biểu tình địa phương. Các nhà địa chấn học cũng đã nhiều lần đặt câu hỏi về sự sáng suốt của việc xây dựng các con đập lớn trong một khu vực dễ bị động đất.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Chống hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022- 2023
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 17574/UBND-NN về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2022-2023.
  • Thiệt hại kinh tế do thời tiết khắc nghiệt gia tăng ở châu Á
    (TN&MT) - Chỉ tính riêng trong năm 2021, thiệt hại kinh tế do hạn hán, lũ lụt và lở đất ở châu Á đã tăng vọt lên tới 35,6 tỷ USD, ảnh hưởng đến gần 50 triệu người.
  • COP27: 9 quốc gia mới tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu
    (TN&MT) - Ngày 8/11, trong khuôn khổ Hội nghị COP 27 tại Sharm el Sheikh (Ai Cập), 9 quốc gia mới đã đồng ý tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA), gồm: Anh, Mỹ, Đức, Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Bỉ, Colombia. Các nước đã cam kết tăng cường phát triển điện gió ngoài khơi nhanh chóng để giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu và an ninh năng lượng.
  • COP27: Việt Nam nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi năng lượng trong chống biến đổi khí hậu
    Ngày 6/11, bên lề Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra từ ngày 6-18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có cuộc làm việc với ông Alok Sharma, Chủ tịch COP26 - đại diện cho Vương quốc Anh, Liên Minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) - về việc hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển
  • Nông nghiệp Gia Lai: Thích ứng biến đổi khí hậu giúp người dân giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, các mô hình nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã giúp người dân ổn định thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai về vấn đề này.
  • Giải pháp để năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở Đông Nam Á
    (TN&MT) - Tập đoàn công nghệ toàn cầu Wärtsilä vừa công bố báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu chỉ ra, việc phát triển các nguồn điện linh hoạt chính là yếu tố then chốt giúp đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Từ đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng giảm phát thải khí nhà kính, đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net-Zero).
  • Điện Biên: Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng chống thiên tai cấp xã.
    (TN&MT) - Lực lượng phòng, chống thiên tai tại các cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt tình hình; xác định những đối tượng chịu ảnh hưởng; vấn đề khắc phục hậu quả thiên tai; khu vực dễ bị chia cắt... Do đó, cần thường xuyên tăng cường kiến thức, kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
  • Mối quan hệ chặt chẽ giữa các giải pháp ngăn ngừa thảm họa
    (TN&MT) - Liên Hợp Quốc vừa công bố một báo cáo cho thấy, các nguy cơ như động đất, lũ lụt, sóng nhiệt và cháy rừng có thể được ngăn chặn và không trở thành thảm họa đe dọa tính mạng con người.
  • Pá Khoang (Điện Biên) mưa lớn gây thiệt hại về cơ sở vật chất hoa màu
    (TN&MT) - Vừa qua, trận mưa lớn xảy ra trên địa bàn xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất, hoa màu của địa phương này.
  • Quảng Ninh tạm ngừng cấp phép các phương tiện du lịch biển từ 10h ngày 2/7
    (TN&MT) - Từ 10h sáng 2/7, tỉnh Quảng Ninh sẽ ngừng cấp phép cho các phương tiện chở khách du lịch tham quan trên biển.
  • Lai Châu: Mưa lũ gây nhiều thiệt hại về giao thông
    (TN&MT) - Từ đầu mùa mưa đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã sạt lở gần 500 vị trí trên các tuyến quốc lộ và đường địa phương, gây thiệt hại gần 22 tỷ đồng.
  • Điện Biên: Thiệt hại hơn 6 tỷ do mưa lũ
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn trong những ngày qua, trên địa bàn các huyện: Tủa Chùa, Nậm Pồ, Mường Nhé, Mường Ảng, Mường Chà, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản của người dân
  • Lai Châu: Nhiều tuyến giao thông bị ách tắc do sạt lở đất
    (TN&MT) - Những trận mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ đêm 29/5 đến sáng ngày 30/5 đã gây sạt lở ta tuy dương, lún sụt mặt đường và ta luy âm, làm tạm thời ách tắc nhiều tuyến giao thông.
  • Biến đổi khí hậu đe dọa khả năng tiếp cận nước và vệ sinh
    (TN&MT) - Liên hợp quốc vừa cảnh báo biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ làm gia tăng đáng kể áp lực lên khả năng tiếp cận nước và vệ sinh của người dân nếu các Chính phủ không làm nhiều hơn nữa để đầu tư cho cơ sở hạ tầng quan trọng.
  • Quảng Ninh: Xây dựng phương án chủ động, sẵn sàng trong mùa mưa bão
    (TN&MT) - Nhằm chủ động ứng phó với thiên tai, nhất là khi mùa mưa bão đang cận kề, TX.Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động rà soát, bổ sung phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo sát thực, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO