Bán đất đấu giá tại Hải Dương - Người mua có “tiền mất, tật mang”?: Cơ quan chức năng cần sớm kiểm tra làm rõ

Kiên Cường | 20/09/2022, 14:05

(TN&MT) - Sự việc các hộ dân mua đất đấu giá Dự án Sao Khuê (Ao Rùa) của chính quyền xã Tráng Liệt (nay được sáp nhập với thị trấn Kẻ Sặt) huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã được chính quyền xã “hứa hẹn” và cấp Giấy xác nhận Quyền sử dụng đất, nay đang có nguy cơ “tiền mất, tật mang” khi không thể hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý để cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.

Nhiều hộ xây dựng nhà ở kiên cố như “ngồi trên đống lửa” lo lắng công trình bị phá dỡ đã bức xúc kiến nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc làm sáng tỏ sự việc.

Xã cấp giấy kiểu “tréo ngoe”

Báo Tài nguyên và Môi trường số 65 ra ngày 16/8/2022 có bài phản ánh: “Bán đất đấu giá tại Hải Dương: Người mua có “tiền mất, tật mang”? phản ánh về việc: Người dân được chính quyền xã Tráng Liệt (nay được sáp nhập với thị trấn Kẻ Sặt) huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương hứa (khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính) sẽ được xã cấp giấy xác nhận Quyền sử dụng đất, đủ điều kiện làm nhà ở… Đến nay, các hộ dân mua 13 lô đất, muốn hoàn thiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ) mới “té ngửa” việc mua bán đất là bất hợp pháp. Nhiều hộ được xã cho phép xây dựng nhà ở, lo lắng công trình xây dựng phải phá dỡ, thu hồi để bán đấu giá.

1-26.jpg

Nhiều hộ dân mua đất đấu giá tại Dự án Sao Khuê đã xây dựng nhà kiên cố.

Hiện nay, các hộ dân mua đất của chính quyền xã Tráng Liệt bức xúc, kiến nghị chính quyền thị trấn Kẻ Sặt và các cơ quan, ban, ngành huyện Bình Giang yêu cầu làm rõ việc bán đất của xã Tráng Liệt và cấp Giấy xác nhận Quyền sử dụng đất theo kiểu “tréo ngoe”. Bởi thời điểm các hộ mua đất vào các năm 2017, 2018 và năm 2019 nhưng thời điểm ghi trong Giấy xác nhận do xã cấp cho người dân lại là năm 2011 và người kí là Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Hùng (thời điểm người dân mua đất, Chủ tịch xã Nguyễn Văn Hùng đã nghỉ chế độ). Trong khi đó, Dự án đấu giá đất Sao Khuê được hình thành từ ngày 24/4/2012, khi UBND huyện Bình Giang ra Quyết định số 1738/QĐ-UBND về việc “thu hồi và chuyển mục đích sử dụng sang đất ở nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất khu Trung, xã Tráng Liệt.”

Việc xã Tráng Liệt bán đất và cấp Giấy xác nhận Quyền sử dụng đất như vậy có khuất tất gì? Cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh chữ kí của Chủ tịch Nguyễn Văn Hùng và con dấu của UBND xã Tráng Liệt, xác minh thời điểm kí và đóng dấu năm 2011 có đúng hay giả mạo để lừa người dân nhằm thu lợi bất chính? Giấy xác nhận Quyền sử dụng đất của xã Tráng Liệt cấp cho các hộ mua đất đều ghi rõ: đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính (người dân đã nộp đủ tiền). Vậy, số tiền này xã thu tại thời điểm bán đất đang ở đâu? có được nộp vào ngân sách hay trong túi cá nhân nào?

Tiền bán đất đang ở đâu?

Trả lời phóng viên Báo TN&MT, ông Phạm Đỗ Lâm - Chủ tịch UBND thị trấn Kẻ Sặt khẳng định: “Việc người dân mua đất tại Dự án đấu giá đất Sao Khuê có phản ánh thông tin và cung cấp các loại giấy của xã trước đây là đúng. Trước bài phản ánh của Báo TN&MT (Bán đất đấu giá tại Hải Dương: Người mua có “tiền mất, tật mang”?), thị trấn đã nhận được chỉ đạo, xác minh thông tin để trả lời báo chí và cơ quan chức năng về việc số tiền người dân mua đất có được thu về ngân sách hay không? UBND thị trấn Kẻ Sặt đã giao các đồng chí công chức liên quan đến tài chính kiểm tra, rà soát và báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch UBND thị trấn về việc: Trước đây UBND xã Tráng Liệt thu tiền 13 lô đất chưa qua đấu giá. Ông Lưu Đức Việt, hiện đang là công chức Lao động, Thương binh và Xã hội (nguyên là công chức Kế toán xã Tráng Liệt) báo cáo, tại thời điểm làm Tài chính Kế toán, xã Tráng Liệt không thu tiền, ghi thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước số tiền 13 lô đất còn lại chưa được đấu giá tại khu vực Dự án Sao Khuê.

ubnd-huyen-binh-giang.jpg
UBND thị trấn Kẻ Sặt đã giao các đồng chí công chức liên quan đến tài chính kiểm tra, rà soát

Ông Lê Đức Nghĩa - công chức Kế toán UBND thị trấn Kẻ Sặt khẳng định: “Trong Báo cáo với UBND thị trấn là không thu và quản lý khoản nào từ tiền bán đất Dự án Sao Khuê. Trong sổ sách kế toán tài chính của xã Tráng Liệt và thị trấn Kẻ Sặt, khi nhận bàn giao không thấy thể hiện việc đã thu tiền 13 lô đất của các hộ dân. Ông Đặng Minh Anh - công chức Kế toán được giao nhiệm vụ từ 12/2019 đến nay và ông Quách Xuân Khải - Công chức Văn phòng kiêm Thủ quỹ đều xác nhận không được bàn giao quỹ, tiền, sổ sách liên quan đến 13 lô đất tại Dự án Sao Khuê.”

Văn bản số 32/BC - UBND ngày 13/9/2022 của thị trấn Kẻ Sặt đã Kết luận: “Qua thông tin của Báo TN&MT phản ánh việc người dân được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và đề nghị chính quyền thị trấn hoàn thiện thủ tục pháp lý, để được cấp sổ đỏ là đúng. Trong Giấy xác nhận Quyền sử dụng đất của UBND xã Tráng Liệt cấp có ghi: đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nhưng UBND thị trấn đã xác minh số tiền đó không thể hiện trong hồ sơ sổ sách của Thủ quỹ, kế toán.”

Ông Vũ Kim Sơn - Trưởng phòng TN&MT Bình Giang, cho biết: “Phòng nhận được thông tin phản ánh của người dân mua đất tại Dự án đấu giá đất Sao Khuê không làm được thủ tục để cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất mặc dù đã được xã Tráng Liệt cấp Giấy và xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Để có đánh giá khách quan làm căn cứ cơ sở báo cáo và tham mưu cho UBND huyện, Phòng hướng dẫn chính quyền thị trấn Kẻ Sặt kiểm tra, xác minh thời gian bán đất và tiền thu từ bán đất đang ở đâu (do tập thể hay cá nhân thu). Việc xét cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho người dân phải đảm bảo đầy đủ thủ tục pháp lý theo quy định của đất đấu giá (hoàn thành nghĩa vụ tài chính tại Kho bạc Nhà nước). Việc xã Tráng Liệt cấp Giấy xác nhận Quyền sử dụng đất và ghi “đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính” cần được làm sáng tỏ. Đây là trách nhiệm của chính quyền và cơ quan Công an để đánh giá khách quan có phải hành vi lừa đảo hay lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của người dân hay không?”

Đề nghị cơ quan chức năng huyện Bình Giang và tỉnh Hải Dương cần nhanh chóng vào cuộc làm rõ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đoàn Thị Hoa ở xóm Thín, xã Tinh Nhuệ, Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ hỏi: Năm 2022, ông Nguyễn Văn V. ở xóm tôi mua lại 10.000 m3 đất rừng sản xuất của ông Đinh Văn Th. ở xóm Sinh, xã Tinh Nhuệ. Sau đó ông V. nhờ ông Hà Văn Cường ở xóm Giáo xã Tinh Nhuệ đứng tên và chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm với diện tích 5000m2. Vậy xin hỏi việc chuyển đổi đất như vậy có được pháp luật cho phép hay không? Nếu được cho phép thì thủ tục chuyển đổi như thế nào?
  • Hà Tĩnh: Xã tự ý điều chỉnh quy hoạch để mở rộng đường cho khu đất ở đấu giá
    Đất thực địa không đủ diện tích theo hồ sơ thiết kế, đường giao thông chưa được thi công nhưng Khu quy hoạch dân cư mới ở thôn Khe Giao, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vẫn được cơ quan chức năng thẩm định cho phép tổ chức đấu giá.
  • Tam Dương – Vĩnh Phúc: Người dân kêu cứu vì xã thiếu khách quan trong xác định nguồn gốc đất
    (TN&MT) - Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được phản ánh của ông Cao Xuân Thuỷ, thôn 4, xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, phản ánh UBND xã Hoàng Hoa, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Tam Dương xác định sai nguồn gốc đất dẫn đến gia đình ông không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD đất) trên 2 thửa đất gia đình đã quản lý, sử dụng ổn định từ năm 1988 đến nay.
  • Tiếp bài xây nhà lên vỉa hè ở TP Hải Dương: Người dân tự nguyện phá dỡ trả lại vỉa hè
    Sau khi Báo Tài nguyên và Môi trường đăng tải loạt bài viết liên quan nhà tầng “mọc” trên vỉa hè ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương), chính quyền đã tiếp nhận thông tin phản ánh của Báo và điều chỉnh lại lần 2 Giấy phép xây dựng, đồng thời hộ gia đình đã tự nguyện phá dỡ phần góc công trình để trả lại vỉa hè cho khu phố.
  • Tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế của sản phẩm săm, lốp ô tô
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Gia Khánh (TP.HCM) hỏi: Công ty của tôi chuyên sản xuất săm, lốp ô tô. Tôi được biết mặt hàng thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xin hỏi, với mặt hàng săm, lốp thì tỷ lệ tái chế bắt buộc là bao nhiêu và quy cách tái chế như thế nào?
  • Tiếp bài hàng trăm hộ dân “mất quyền” sử dụng đất nông nghiệp: Thanh tra tỉnh đã vào cuộc
    (TN&MT) - Như Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh, hơn 200 hộ dân thôn Rền, xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, gửi đơn kêu cứu liên quan tới  3 quyết định thu hồi đất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh để cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện đê tả Đuống nhưng người dân không được biết, quy trình thủ tục niêm yết không đúng trình tự và có dấu hiệu chi sai tiền ngân sách.
  • Hòa Bình “điểm danh” hàng loạt dự án “dính” vi phạm đất đai, xây dựng
    (TN&MT) - Thanh tra tỉnh Hòa Bình vừa ban hành kết luận thanh tra và “bêu tên” hàng loạt doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mai Châu do có vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng.
  • Vụ “Đá tặc công khai lộng hành” ở Nghệ An: Khoảng 2.000m2 bị đào bới
    Ngày 16/5/2023, ông Trần Đức Lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp đã ký văn bản số 598/BC-UBND báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh, xử lý nội dung phản ánh việc xảy khai thác khoáng sản (đá cảnh) trái phép tại xã Hạ Sơn gửi UBDN tỉnh, Sở TN&MT tỉnh Nghệ An.
  • Hải Dương: Một doanh nghiệp bị phạt 300 triệu đồng vì xả thải vượt chuẩn ra môi trường
    Công ty TNHH thương mại Trung Anh HD (chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi) đã bị Chủ tịch tỉnh Hải Dương xử phạt vi phạm hành chính 300 triệu đồng vì hành vi xả nước thải có nhiều thông số vượt quy chuẩn ra môi trường.
  • Từ 20/5/2023, các quy định mới về cấp “sổ đỏ” có hiệu lực
    (TN&MT) - Từ ngày 20/5/2023, quy định mới về cấp "sổ đỏ" được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành.
  • Đà Nẵng: Thu hồi phù hiệu 58 phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm tốc độ
    Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP. Đà Nẵng vừa có quyết định số 210/QĐ-SGTVT về việc thu hồi phù hiệu của 58 phương tiện thuộc 44 đơn vị vận tải do vi phạm tốc độ trong tháng 4/2023 vừa qua.
  • Ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm vào Việt Nam
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 426/CĐ-TTg ngày 18/5/2023 yêu cầu ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam.
  • “Lá phổi xanh” bị xâm hại
    Cây xanh không chỉ là "lá phổi xanh", điều hòa không khí, làm giảm biến đổi khí hậu và góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị. Thế nhưng, vì mục đích cá nhân, một số người đã có hành vi xâm hại và thậm chí bức tử cây xanh.
  • Yên Thế - Bắc Giang: “Bỏ quên” quyền lợi gia đình có công?
    (TN&MT) - Không bàn giao quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, GPMB đến tay người bị thu hồi đất, chính quyền huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang còn có dấu hiệu “hứa lèo” với người dân trong việc đấu giá đất ở. Hơn nữa, đây lại là gia đình thương binh Hạng 3, có công với cách mạng, phải chăng chính quyền đã “bỏ quên” quyền lợi của người dân.
  • Xác định đối tượng xử lý chất thải dựa vào doanh thu
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Anh (Hà Nội) hỏi: Xin hỏi, những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu những mặt hàng cụ thế nào phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2022? Tôi được biết, để xác định đối tượng có trách nhiệm xử lý chất thải  phải căn cứ vào doanh thu, giá trị nhập khẩu của năm trước. Vậy doanh thu và giá trị nhập khẩu được tính như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO