Bài dự thi “Cùng giữ màu xanh của biển”: Thông bờ cho biển mãi xanh - Bài 2: Không chung tay sạch bờ, sẽ khó lòng xanh biển

Mai Thắng (BTL Vùng 2 Hải quân) | 21/09/2021, 11:00

(TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có ¾ khu dân cư sinh sống sát biển và diện tích biển. Rác từ khu dân sinh thải ra biển, rác từ cửa sông, lòng biển dạt vào bờ rất lớn. Trước nạn ô nhiễm môi trường tại các bãi biển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất xả thải ra biển. Hàng chục chương trình, phong trào “chung tay làm sạch biển” được người dân đồng lòng ủng hộ với sự vào cuộc của chính quyền địa phương các cấp.

Chung tay làm sạch biển

Nếu thị trấn Phước Hải có mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” thì các hộ dân ở ấp Hải Sơn làm nghề chế biến thủ công hải sản cam kết tuyệt đối không xả thải ra biển trong bất cứ hoàn cảnh nào. Phong trào thu gom rác thải dọc bãi biển được tiến hành thường xuyên vào hai ngày nghỉ cuối tuần, có sự tham gia của lực lượng bộ đội, công an trên địa bàn đóng quân.

Song song với nhặt rác, công tác tuyên truyền nêu cao ý thức của các tầng lớp nhân dân “không xả rác bừa bãi ra biển” và “hãy làm sạch biển” được tiến hành thường xuyên. Ngoài việc phát huy loa truyền thanh của xã, phường; các tờ rơi in ấn hình ảnh ô nhiễm kèm thông điệp “không xả rác là cứu môi trường” được chuyển đến tay người dân.

Những bè cá trên sông nếu không có ý thức xả thải, gom rác, cũng là “tác nhân” gây ô nhiễm cho biển và đại dương. Ảnh: Mai Thắng

Ý thức việc bảo vệ môi trường, biển muốn sạch thì phải “chặn” rác từ bờ, người người nhặt rác, nhà nhà chấp hành nghiêm quy định “cấm xả thải bừa bãi” ra môi trường. Trước kia, người dân sống dọc biển thị trấn Phước Hải coi bãi biển là “cha chung không ai khóc”, chuyện có xả rác cũng là… thường; thì nay bãi biển được “khoanh vùng” do thanh niên địa phương tự quản. Thanh niên ấp nào quản lý bãi biển thuộc phạm vi ấp đó. Ấp nào để bãi biển bẩn, cán bộ lãnh đạo ấp đó chịu trách nhiệm, người dân ấp đó không được công nhận ấp văn hóa. “Chúng tôi đã ý thức được xả thải bừa bãi ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe người dân nên đăng ký thu gom rác tại nhà thay vì tùy tiện thải rác ra bờ biển như trước đây. Nhiều nhà đặt thùng rác công cộng ngay vỉa hè để tiện gom rác. Những gia đình có phương tiện đánh bắt gần bờ cam kết không xả rác xuống biển, mà thu gom đem về bờ “đổi rác lấy rau xanh”. Những việc làm có ích này đã góp phần không nhỏ làm cho biển sạch hơn. Bà con tắm biển cũng không còn ngứa, lở như trước đây” - Bà Trần Thị Duyên ở làng chài Hải Sơn chia sẻ.

Để chung tay bảo vệ môi trường, Tỉnh Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều chiến dịch “Hè tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh” để huy động thanh niên địa phương, bộ đội, công an đóng quân trên địa bàn nhặt rác thải dọc các tuyến bờ kênh, ven biển. Hàng ngàn tấn rác thải ở các bãi biển Thùy Vân, Long Cung, Bãi Dâu (Thành phố Vũng Tàu); Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Phước Tỉnh (huyện Long Điền) đã được thu gom xử lý, góp phần giảm tải ứ đọng ở các bãi biển.

Với tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ bảo vệ môi trường”, hàng tấn rác thải được anh Hoàng Văn Ninh vớt dưới đáy kênh mương sau mỗi lần thu lưới. “Tôi làm nghề lưới cá ở các mương, kênh, rạch nhiều năm qua. Mỗi lần thu lưới bắt cá, tôi thu rác thải, chai lọ đem lên bờ, dồn lại, giao công nhân vệ sinh môi trường xử lý. Tôi nghĩ, việc làm nhỏ nhưng góp phần làm cho kênh mương thông, sạch” - anh Ninh trải lòng.

Mỗi lần thu lưới cá, anh Hoàng Văn Ninh không quên vớt rác từ lòng kênh. Ảnh: Mai Thắng

Máy móc thay người nạo vét kênh mương

Cùng với hàng ngàn cống ngầm chằng chịt, thành phố Vũng Tàu có hệ thống kênh, mương với tổng chiều dài khoảng 12km, chạy qua các phường: Thắng Tam, Nguyễn An Ninh, 10, 11, 12 và Rạch Dừa. Đây là những kênh thường xuyên bị ứ đọng rác thải mà “điển hình” nhất có thể kể đến kênh Cầu Rạch Bà. Dòng kênh này bắt nguồn từ kênh ngầm khu vực Bàu Sen phường 2 chạy qua nhiều khu dân cư trước khi chảy ra biển.

Trước thực trạng đó, ngành môi trường đô thị thành phố Vũng Tàu đã thực hiện khảo sát, đánh giá thực chất việc xả thải ra môi trường và đưa ra nhiều biện pháp xử lý. Trước mắt, đã tổ chức định kỳ nạo vét kênh toàn tuyến tối thiểu năm một lần. Đẩy mạnh tuyên tuyền người dân không tự ý lấn chiếm lòng kênh làm nhà, buôn bán, nêu cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác, chất thải bừa bãi. Di dời tàu thuyền ở Cầu Rạch Bà để thông luồng chảy.

Song song với các biện pháp trên, Công ty CP Khoa học - Công nghệ Việt Nam (Busadco) Bà Rịa  - Vũng Tàu đã mua sắm thêm các thiết bị máy móc bán tự động nạo vét kênh mương, vừa tăng năng suất, vừa “tiết kiệm” sức lao động của công nhân môi trường. Một xí nghiệp có 130 - 150 công nhân nạo vét được trang bị ít nhất mỗi loại 2 bộ như máy tời, xe hút, ròng rọc vận chuyển bùn đất hỗ trợ công việc nạo vét hệ thống thoát nước. Ngoài ra, công nhân còn được cấp phát mặt nạ chống độc, quần áo, mũ, găng tay, ủng bảo hộ, bình khí oxy khi làm việc trong những khu vực nguy hiểm. Nhờ có những máy móc ấy mà công nhân hạn chế đến mức thấp nhất chui vào cống, lội xuống kênh sâu để khơi dòng chảy cho nước thông ra biển.

Cần có chiến dịch lâu dài

Theo thống kê từ các cơ quan chuyên môn của ngành Tài nguyên và Môi trường, khoảng 70% chất gây ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ những chất xả thải của dân cư, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, trong đó, đáng kể và nguy hại nhất là các chất bồi lắng, hóa chất, kim loại, nhựa, cặn dầu từ các nhà máy xả thẳng ra đại dương. Và Bà Rịa - Vũng Tàu là 1 trong 28 tỉnh, thành ven biển đang chịu những tác động không nhỏ từ các nguồn thải này. Dọc các bãi biển cũng là nơi neo đậu của 1.600 ghe, tàu các loại. Đặc biệt, là hàng trăm các cơ sở chế biến hải sản, trong đó có nhiều cơ sở chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Đây chính là “nguồn thải bẩn nhất, hại nhất” khu dân cư “bức thở” và biển trở nên ô nhiễm.

Trong một trả lời phỏng vấn báo chí, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển Việt Nam cho biết, một trong những thách thức trong triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay là thực trạng ô nhiễm rác thải. Điều này đe dọa đến hệ sinh thái biển, nguồn lợi hải sản. Vì vậy, để bảo vệ môi trường biển, Bà Rịa - Vũng Tàu cần có chiến lược lâu dài, bền vững. Bên cạnh có những khuyến khích, chính sách ưu đãi đối với những doanh nghiệp, những dự án với các giải pháp tốt về bảo vệ môi trường biển; cần thiết phải có những cuộc vận động quy mô lớn hơn để thay đổi nhận thức và hành vi của mỗi người về trách nhiệm bảo vệ đại dương. Có như vậy mới mong câu chuyện sạch bờ xanh biển bền vững được.

Biển muốn sạch thì phải “chặn” rác từ bờ. Chặn rác ra biển và làm môi trường sống sạch hơn, không chỉ lệ thuộc vào chính quyền và cơ quan chức năng mà một lực lượng lớn, rất quan trọng chính là người dân. Chỉ khi mỗi người dân là một “chiến sĩ bảo vệ môi trường”, thì biển mới trong, đại dương mới sạch, đời sống, sức khỏe của người dân mới được nâng cao.

 

Bài dự thi xin gửi về địa chỉ

Email: thukytoasoan.monre@gmail.com

Điện thoại liên hệ: 0243.7738729 (máy lẻ 305)

Bài liên quan
  • Bài dự thi “Cùng giữ màu xanh của biển”: Để biển xanh mãi xanh
    (TN&MT) - Nhiều người Việt sinh ra, lớn lên đã biết đến biển, biển nằm ngay bờ Đông đất nước, nên dân gian gọi là Biển Đông. Từ nơi thành thị đến chốn rừng xa, người người ao ước được đến với biển xanh. Có dịp đi biển là như được đến và hòa mình vào một không gian xanh màu nước, được nghỉ ngơi thư giãn, được phóng chiếu tầm mắt ra xa, nghe biển sóng vỗ về, được những con nước mát lành làm dịu mát thân thể giữa những ngày oi bức.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Không có 'vùng cấm' trong xử lý sai phạm trên Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long​
    Theo phản ánh của nhân dân, trên một số đảo thuộc Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long tỉnh Quảng Ninh đang diễn ra hoạt động kinh doanh du lịch bất hợp pháp, xây dựng công trình trái phép, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự. Trước thực tế này, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký yêu cầu xử lý nghiêm, không có “vùng cấm” đối với các cơ sở sai phạm.
  • Dự án Sự Sống: Tọa đàm hành động vì môi trường biển đảo và đa dạng sinh học
    Chiều 4/5, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nằm trong chuỗi sự kiện của Dự án Sự Sống được khởi xướng bởi Công ty TNHH Hiệp hội truyền thông PDA&PARTNERS, với sự đồng hành và bảo trợ  của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Báo Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi Toạ đàm hành động vì môi trường biển đảo và đa dạng sinh học.
  • Bộ TT&TT tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về chủ quyền biển, đảo
    (TN&MT) - Chiều 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về chủ quyền biển, đảo.
  • Thừa Thiên Huế: Phát triển kinh tế biển giúp ngư dân vươn lên thoát nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp để khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh khu vực ven biển, qua đó giúp người dân phát triển kinh tế biển, vươn lên làm giàu. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Đức (ảnh) – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn biển, bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng biển Cù Lao Chàm
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Thông báo số 104/TB-UBND về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu tại buổi đi khảo sát thực tế và làm việc với UBND TP. Hội An về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023
    Ngày 24/3, tại khu vực Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3 (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023.
  • Mê mẩn với ốc đảo nguyên sinh giữa bạt ngàn sóng nước
    (TN&MT) - Hàng ngàn cây cối xanh tươi, hàng trăm loài chim ríu rít, môi trường trong lành mát mẻ đến vô ngần, đó là cảm nhận của Đoàn Đảng bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin & Liên lại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro lần đầu tiên đặt chân đến Đảo Ó Đồng Trường - Một ốc đảo “đẹp - độc - lạ” giữa lòng hồ thủy điện Trị An tỉnh Đồng Nai.
  • Cảnh sát biển tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp cho ngư dân Quảng Trị
    (TN&MT) - Ngày 21/3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) năm 2023; tặng quà cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Gio Linh (Quảng Trị).
  • Việt Nam- Na Uy: Hợp tác phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Chiều ngày 14 tháng 2 năm 2023, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Na Uy, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với ngài Quốc vụ khanh Andreas Bjelland Erikssen Bộ Dầu khí và Năng lượng, để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của Na-uy về Quy không gian biển, chuyển đổi năng lượng xanh và điện gió ngoài khơi.
  • Thanh Hóa: Công ty Công Thanh bị xử phạt 210 triệu đồng do đổ đất lấn biển
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định xử phạt Công ty cổ phần xi măng Công Thanh (Công ty Công Thanh) 210 triệu đồng do tự ý đổ đất đắp đê lấn chiếm 6,2 ha bờ biển tại thị xã Nghi Sơn.
  • Chung tay gìn giữ vịnh đẹp toàn cầu
    Với tâm huyết và tình yêu dành cho biển, đảo, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam đã có những đánh giá, phân tích khá toàn diện về vị trí, tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức trong vấn đề bảo tồn, phát triển bền vững vịnh Nha Trang hiện nay, để từ đó truyền đi thông điệp chung tay gìn giữ vịnh Nha Trang. Báo Khánh Hòa trân trọng giới thiệu bài viết của PGS-TS Nguyễn Chu Hồi về vấn đề này.
  • Ngời sáng tinh thần người lính đảo
    (TN&MT) - Năm 2022, tôi có dịp trở lại Trường Sa cùng Đoàn công tác số 2 Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm, kiểm tra đảo và Nhà giàn DKI.
  • Khơi nguồn phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển đã triển khai được hơn 4 năm; đã có nhiều quyết sách đưa ra để phát triển bền vững kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít rào cản, điểm nghẽn cần khơi thông để đạt được mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra. Nhân dịp Xuân mới, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tâm huyết với biển, đảo nước nhà đã đóng góp ý kiến trí tuệ, sáng kiến khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế biển xanh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO