Bài dự thi “Cùng giữ màu xanh của biển”: “Thành lũy xanh” chở che những làng biển

Đình Tiệp (TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) | 01/06/2021, 11:14

(TN&MT) - Những cánh rừng bần, rừng đước bạt ngàn, những rặng phi lao hàng chục năm tuổi kéo dài dọc bờ biển xứ Nghệ từ Quỳnh Lập đến Hưng Hòa... Những “thành lũy xanh” ấy đang ngày đêm ôm ấp các làng biển, che chở cho người dân khỏi sóng gió khắc nghiệt của biển khơi.

Rừng mất - Biển được đà “tấn công”

Với chiều dài bờ biển trên 82 km, nơi đây chứa đựng nhiều diện tích rừng ngập mặn, rừng ven biển trên cát, ven sông, ven hồ đập có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác điều hòa khí hậu, hạn chế bão lũ, triều cường, giảm thiểu những tác động của thiên tai, lũ lụt tới con người và hệ thống cơ sở hạ tầng, cũng như hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nguồn nước ngầm, duy trì sự cân bằng sinh thái.

Những năm gần đây, nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng tới rừng ngập mặn như phá rừng trên cát ven biển để làm đầm tôm, khai thác cát, làm khu du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng… làm mất không ít diện tích rừng hiện có. Từ tổng diện tích rừng ngập mặn toàn tỉnh là 1.215 ha giai đoạn 2004, đến năm 2017 chỉ còn khoảng gần 400 ha.

Rừng bần Hưng Hòa rộng gần 65 ha chở che đê Tả Lam và những cánh đồng, làng mạc

Rừng ngập mặn ven biển mất đi đến đâu, thì hậu quả xói lở bờ, xâm nhập mặn đến đó. Nhiều đoạn xói lở đã vào sát khu dân cư ở các xã của huyện Quỳnh Lưu như Sơn Hải, Quỳnh Long; một số đoạn như Quỳnh Bảng, Quỳnh Ngọc tốc độ xói lở từ 150 - 200 m/năm. Riêng bờ biển xã Diễn Kim (huyện Diễn Châu) đoạn xói lở kéo dài tới 6 km. Đoạn bờ biển thuộc phường Quỳnh Phương, xã Quỳnh Bảng (thị xã Hoàng Mai) bị xói lở mạnh nhất là bờ biển bãi triều cao phía Nam Đền Cờn ngoài...

Ông Trần Văn Luyến (72 tuổi), ở xã Quỳnh Long cho biết: “Trước đây tình trạng xói lở bờ biển, xâm thực xảy ra thường xuyên ở địa phương. Sợ nhất là năm 1988, khi đó cơn bão đi vào đã “đánh bay” rất nhiều đê kè, gây xói lở rất nhiều diện tích đất đai ven biển…”.

Rừng xanh “cứu cánh”

Trước năm 1985, rừng ngập mặn tự nhiên trên địa bàn Nghệ An gần như bị tàn phá hoàn toàn, chỉ còn sót lại một diện tích rất nhỏ ở xã Hưng Hòa, TP. Vinh. Từ năm 1997, nhờ có các chương trình, đề án bảo vệ và trồng mới, được sự tài trợ kinh phí của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản, rừng ngập mặn đã hồi sinh với diện tích rất lớn trên địa bàn các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và TP. Vinh. Theo Hội Chữ thập đỏ Nghệ An, sau 8 năm trồng rừng ngập mặn, từ 1997 đến 2004, diện tích rừng ngập mặn toàn tỉnh đã lên tới 1.215 ha. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên đến nay chỉ còn giữ lại được khoảng gần 400 ha rừng ngập mặn.

Nằm cách trung tâm TP. Vinh khoảng 6 km về phía biển Cửa Hội, rừng bần Hưng Hòa ngút xanh trải từ cuối xóm Hòa Lam đến tận Phúc Thái Thọ bên đường ven Sông Lam.

Ông Trần Văn Chương (73 tuổi), ở xóm Thuận  Hòa, xã Hưng Hòa cho biết: “Không biết cánh rừng này có tự bao giờ, lớn lên tôi đã thấy bạt ngàn rừng bần. Xưa, ở mảnh đất này, đất đai thường xuyên bị chua mặn do ảnh hưởng từ triều cường của sông Lam và sông Rào Đừng, làm cho hệ thực vật ngập mặn phát triển, hình thành nên những cánh rừng ngập mặn quý giá như hiện nay”.

Ông Đinh Thìn và ông Trần Văn Chương ở xóm Thuận Hòa, xã Hưng Hòa (TP. Vinh) đang đi kiểm tra rừng bần

Từ bao đời, “bức tường xanh” này bảo vệ, gìn giữ xóm làng, đất đai, dù mỗi mùa mưa lụt, nhiều đoạn đê xung yếu đã bị vỡ, nhiều nơi bị nước biển xâm thực nhưng những đoạn nào có rừng bần che chắn là xóm làng vững chãi, yên bình.

Xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu có những cánh rừng ngập mặn xanh ngút mắt trải dài theo bờ biển. Theo các bậc cao niên trong vùng, trước những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi mùa bão lũ, triều cường dâng cao làm xói lở, vỡ đê biển, đất nông nghiệp của hàng ngàn hộ dân các xã Diễn Kim và Diễn Vạn bị ngập mặn không sản xuất được; nhiều nhà dân bị cuốn trôi, cuộc sống của người dân vùng biển Diễn Châu luôn đối mặt với hiểm nguy, bất ổn.

Đến năm 1997, dự án trồng rừng ngập mặn của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản được triển khai, người dân xã Diễn Kim kết hợp với dự án để trồng trên 152 ha rừng ngập mặn. Bây giờ rừng đã xanh ngút bao bọc lấy làng quê.

Bà Nguyễn Thị Tươi (76 tuổi), nhà nằm gần bờ biển ở xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu phấn khởi: “Trước đây, chỉ cần có mưa to là làng mạc chìm trong nước biển, nhà cửa, hoa màu gần đến ngày thu hoạch bị cuốn trôi, bà con ai cũng lo “chạy” bão lụt, cuộc sống bấp bênh, khốn khổ. Bây giờ nhờ có rừng ngập mặn như “bức tường xanh” bảo vệ, người dân chúng tôi yên tâm nuôi tôm, trồng rau màu phát triển kinh tế. Hàng trăm tàu thuyền đánh bắt cá về neo đậu trong mùa mưa bão cũng được rừng ngập mặn che chở an toàn, bà con còn khai thác được nguồn cá, cáy, tôm… trong rừng để tăng thêm thu nhập”.

Chung tay gìn giữ “báu vật”

Tại xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu không ai là không biết đến ông Vũ Xuân Tình, người đã đứng ra tự nguyện bảo vệ rừng bần ngập mặn của xã nhà.

Dẫn chúng tôi ra cánh rừng bần xanh ngắt, ông Tình chia sẻ: “Trước đây, rừng bần liên tục bị một số đối tượng vào chặt phá, cắt đọt về làm thức ăn cho dê, chặt cây, cành để làm củi. Năm 2007, tôi đứng ra xin nhận bảo vệ rừng. Thời gian đầu, một mình tôi phải đi tuần rừng, vừa chống chặt phá, vừa bảo vệ đàn cò không bị săn bắn. Có những đêm rình bắt được cả hàng chục chiếc bẫy cò giăng trên rừng ngập mặn. Vừa nghiêm túc xử lý, vừa vận động, tuyên truyền, dần dần bà con hiểu được ý nghĩa, vai trò của rừng ngập mặn nên không còn hiện tượng lén lút vào rừng chặt phá nữa”.

Đã 21 năm làm công tác bảo vệ rừng ngập mặn ở xã Hưng Hòa, TP. Vinh, ông Đinh Thình (67 tuổi) thuộc rừng như lòng bàn tay. Buổi trưa, dù trời nắng gắt nhưng ông vẫn thoăn thoát dẫn chúng tôi lội bộ đi xuyên dọc cánh rừng mà mình nhận chăm sóc, bảo vệ bấy lâu.

Lạch Vạn (xã Diễn Vạn, Diễn Kim thuộc huyện Diễn Châu) yên bình vì được chở che bởi những khu rừng đước, rừng bần

“Rừng ngập mặn xã Hưng Hòa kéo dài gần 9 km xuống tận Phúc Thái Thọ, diện tích lại rộng gần 65 ha. Trước đây, rừng hay bị chặt, chim hay bị săn bắn trộm. Công tác bảo vệ rừng cần phải có phương tiện đi lại ven sông, ven biển nên cũng khó khăn. Tôi phải thuê xuồng con đi tuần tra, bảo vệ ban đêm những lúc cần thiết. Có những gia đình chặt rừng về làm củi nấu bị tôi bắt được nhắc nhở, xử lý. Tôi tham mưu giải pháp bảo vệ rừng cho xã, tuyên truyền tới từng gia đình. Mưa dầm thấm lâu nên giờ đây ý thức bảo vệ rừng bần của người dân rất tốt, tôi yên tâm hơn hẳn…” - Ông Đinh Thình phấn khởi nói.

Ông Hồ Khắc Lộc, ở thôn 6, xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu được nhận bảo vệ gần 10 ha rừng ngập mặn của xã từ 2018. Theo ông Lộc, trước khi ông nhận chăm sóc, bảo vệ thì diện tích rừng ngập mặn hay bị người dân chặt làm củi, làm giàn trồng mướp… Tuy nhiên, đến nay, hiện tượng trên đã không còn. Ông Lộc cho biết thêm, còn một phần diện tích đất ngập mặn chưa được trồng ông sẽ tiến hành trồng thêm trong thời gian tới để “phủ xanh” bờ biển Quỳnh Nghĩa.

Chia tay những người “vác tù và hàng tổng”, những người “canh giữ báu vật” để cho con cháu mai sau có những lá phổi xanh chắn những cơn sóng dữ, chúng tôi cầu mong cho họ sức khỏe bền lâu với biển với rừng, để câu chuyện giữ rừng ven biển được lớp lớp thế hệ nối dài thêm mãi, chung tay đắp lũy thành xanh chở che làng biển.

Bài liên quan
  • Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên
    (TN&MT) - Cũng như các nước trên thế giới, các hệ sinh thái của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng, săn bắn trộm động vật hoang dã... Trong bối cảnh này, Việt Nam đang nỗ lực để bảo tồn các hệ sinh thái (HST) tự nhiên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Chung tay gìn giữ vịnh đẹp toàn cầu
    Với tâm huyết và tình yêu dành cho biển, đảo, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam đã có những đánh giá, phân tích khá toàn diện về vị trí, tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức trong vấn đề bảo tồn, phát triển bền vững vịnh Nha Trang hiện nay, để từ đó truyền đi thông điệp chung tay gìn giữ vịnh Nha Trang. Báo Khánh Hòa trân trọng giới thiệu bài viết của PGS-TS Nguyễn Chu Hồi về vấn đề này.
  • Ngời sáng tinh thần người lính đảo
    (TN&MT) - Năm 2022, tôi có dịp trở lại Trường Sa cùng Đoàn công tác số 2 Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm, kiểm tra đảo và Nhà giàn DKI.
  • Khơi nguồn phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển đã triển khai được hơn 4 năm; đã có nhiều quyết sách đưa ra để phát triển bền vững kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít rào cản, điểm nghẽn cần khơi thông để đạt được mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra. Nhân dịp Xuân mới, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tâm huyết với biển, đảo nước nhà đã đóng góp ý kiến trí tuệ, sáng kiến khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế biển xanh.
  • Khánh Hòa chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Trong những năm qua, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển (KTB) của Đảng và Nhà nước, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực KTB được Khánh Hòa tăng cường và đạt được những kết quả đáng tự hào.
  • Dáng hình Tổ quốc “phía chân trời”
    (TN&MT) - Theo cách gọi thân thương, huyện đảo Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ta ở “phía chân trời” phía Đông, thuộc quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa. Nhóm (quần) đảo Trường Sa gồm khoảng 130 đảo, đá, cồn san hô, bãi cạn, bãi ngầm, bãi cát vụn san hô và rạn san hô vòng (Alton) hở và kín điển hình, phân bố rải rác trong một vùng biển rộng chừng 163.000km2.
  • Cần đẩy nhanh các giải pháp, khâu đột phá lĩnh vực Biển và Hải đảo Việt Nam
    (TN&MT) - Ngày 10/1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
  • Đà Nẵng: Nhiều tín hiệu tích cực trong thực hiện IUU
    (TN&MT) - Đến nay, TP. Đà Nẵng có 567/588 tàu cá có chiều lớn nhất từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Từ năm 2007 đến nay, Đà Nẵng không có tàu cá nào vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ xử lý.
  • Hướng đến khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
    (TN&MT) - Chiều 5/1, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội thảo về Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Tết ở “chân trời” Tổ quốc
    (TN&MT) - Tay nhận phần quà của đất liền gửi tặng, chính trị viên nhà giàn DK1/10 Trung úy Phan Tiến Tùng xúc động rưng rưng nói: Ở tận phía chân trời của Tổ quốc, cán bộ chiến sĩ (CBCS) nhà giàn DK1/10 chúng tôi vẫn có đầy đủ hương vị mùa xuân như ở đất liền. Cảm ơn Đảng, Nhà nước, Quân đội, Nhân dân, Quân chủng Hải quân và Bộ tư lệnh Vùng 2 đã quan tâm chăm lo đến đời sống cán bộ chiến sĩ nhà giàn. Chúng tôi xin hứa với, vững chắc tay súng, canh chủ quyền biển đảo vững chắc để nhân dân cả nước đón Tế
  • “Cú hích” phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Sự “góp mặt” của cảng biển Liên Chiểu sẽ góp phần làm tăng vị thế của vịnh Đà Nẵng trên bản đồ các vịnh biển của Việt Nam. Từ đây, Đà Nẵng có cơ hội bứt phá phát triển mạnh kinh tế biển một cách bền vững gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo...
  • Tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
    (TN&MT) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
  • Ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam
    Chiều 29/12, tại Hà Nội, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TN&MT, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Toàn, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
  • Kỳ vọng một đại dương không rác thải nhựa - Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực cho cam kết chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Với tinh thần chủ động, tiên phong tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, ngay từ rất sớm, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ- TTG của Chính phủ về phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương, giao Bộ TN&MT mà cụ thể là Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện.
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường biển
    (TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo vệ môi trường (BVMT), phát triển bền vững biển, đảo tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Quảng Ngãi: Ngư dân chuyển biến tích cực trong nghề biển
    (TN&MT) - Tại Quảng Ngãi, tính từ đầu năm đến nay không có tàu cá bị nước ngoài bắt giữ. Sau những nỗ lực của chính quyền địa phương, ngư dân đã chấm dứt tình trạng đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO