Bài dự thi “Cùng giữ màu xanh của biển”: Phụ nữ Nghi Sơn chung tay làm xanh biển

Nguyễn Thị Sen (Phó Chủ tịch Hội LHPN Thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa | 12/04/2022, 10:10

(TN&MT) - Từ bao đời nay, biển đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và phát triển kinh tế của người dân thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa). Biển đem lại nguồn sống, tạo ngư trường khai thác, đánh bắt, chế biến hải sản cho nhân dân vùng ven biển thị xã. Những năm gần đây, Nghi Sơn còn phát triển du lịch biển, nuôi trồng thủy sản nước mặn, góp phần khơi dậy tiềm năng và lợi thế đặc biệt từ biển để làm giàu.

Tuy nhiên những năm gần đây, môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống và phát triển kinh tế biển của thị xã. Nhận thức việc bảo vệ môi trường biển trong tình hình hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn thị xã đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thể hiện ý thức trách nhiệm của hội viên, phát huy vai trò của tổ chức Hội trong việc chung tay bảo vệ môi trường biển đảo quê hương.

Để biển mãi xanh

Hội xác định để biển mãi xanh không phải chỉ dừng ở khẩu hiệu không vứt rác bừa bãi, khẩu hiệu tuyên truyền mọi người phải giữ gìn vệ sinh xung quanh vùng biển, không đánh bắt hải sản bằng hình thức tận diệt... mà phải xác định bằng những việc làm cụ thể, hành động cụ thể. Trước hết muốn sạch biển thì phải phân loại, hạn chế, ngăn chặn, xử lý rác thải ngay từ đầu nguồn để lượng rác không xả xuống sông, đổ ra các cửa sông, cửa biển đầu nguồn rồi ra biển. Hội đã chỉ đạo các đơn vị vận động gia đình hội viên phụ nữ và nhân dân xây lò đốt rác, phân loại rác tại gia đình và vận động các thành viên xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; tận dụng xây dựng hầm Bioga trong chăn nuôi bảo vệ môi trường.

phu-nu-xa-nghi-son-nhat-rac-doc-bo-bien.jpg

Phụ nữ TX. Nghi Sơn dọn rác dọc bờ biển.

Hội đã thành lập mỗi chi hội 1 Câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ với công tác vệ sinh môi trường”; mỗi xã, phường chọn và xây dựng 1 mô hình điểm về chi hội thu gom phế liệu, vận động hội viên, phụ nữ tham gia ngày thứ Bảy tình nguyện, ngày Chủ nhật xanh, dọn dẹp cảnh quan môi trường, vệ sinh khuôn viên nhà, vận động hộ dân để rác đúng nơi quy định, đảm nhận các tuyến đường phụ nữ tự quản, tham gia trồng, chăm sóc các tuyến đường hoa, cây xanh, hạn chế việc đốt chất thải nông nghiệp sau thu hoạch, nạo vét kênh mương nội đồng,….

Đến nay đã có 238 Chi hội phụ nữ thành lập được CLB “Phụ nữ với công tác vệ sinh môi trường”; 153 chi hội phụ nữ thu gom phế liệu; 172 đoạn đường phụ nữ tự quản gắn biển, xây dựng 1.410 lò đốt rác tại gia đình, duy trì 166 CLB gia đình 5 không 3 sạch, 80 tổ thu gom rác thải, 14 CLB nói không với túi ni lông, 3 HTX thu gom rác thải tại xã Nghi Sơn, Tân Dân, Hải Lĩnh, đã xây dựng 67 tuyến đường hoa ở 28/31 xã, phường với tổng chiều dài hơn 49,8km đường hoa, 100% chi hội tổ chức cho hội viên tham gia quét dọn vệ sinh môi trường vào chủ nhật tuần cuối tháng, hằng tháng... Những hoạt động trên đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia, tạo sức lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã, giảm thiểu việc xả rác gây ô nhiễm môi trường biển góp phần làm cho bờ biển sạch.

Nhân lên những hành động đẹp

Nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường biển, bảo vệ màu xanh của biển là bảo vệ sức khỏe của người dân, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, thực hiện nếp sống văn minh, bên cạnh những hoạt động thiết thực chung tay bảo vệ môi trường biển xanh, Hội LHPN phụ nữ thị xã còn tích cực ra quân hưởng ứng các hoạt động thu gom rác thải nhân Ngày Môi trường thế giới, thành lập CLB phụ nữ văn minh du lịch, đội tuyên truyền viên bảo vệ môi trường, tổ chức các lớp truyền thông kiến thức về bảo vệ môi trường biển, tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ, CLB, vận động hội viên phụ nữ và người dân hạn chế sử dụng túi nilon, không xả rác thải ra bãi biển, tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường nói chung và môi trường biển trong lành, sạch đẹp.

bai-dong.jpg

Hội LHPN thị xã còn phát động cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực phân loại rác, giảm rác, tái sử dụng và tái chế chất thải thông qua sử dụng hầm Bioga trong chăn nuôi; Tiếp tục tuyên truyền để ngư dân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển; khuyến khích hội viên phụ nữ tự hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh; lên án, tố cáo các hành vi phá hoại, ảnh hưởng xấu đến môi trường; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường; Duy trì kiểm tra và kịp thời phát hiện các tổ chức, cá nhân vi phạm về bảo vệ môi trường, đồng thời có hình thức khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích, sáng tạo trong bảo vệ môi trường.

Đồng thời nhân rộng và duy trì các mô hình đoạn đường phụ nữ tự quản, đường hoa ven đường, nhà sạch vườn đẹp, CLB nói không với túi nilon, chi hội phụ nữ thu gom rác thải, tổ phụ nữ thu gom rác thải, hợp tác xã thu gom rác thải... Đây cũng là một nội dung hoạt động mà Hội LHPN thị xã đưa ra chỉ tiêu cụ thể để giao cho các đơn vị ngay từ đầu năm; đưa vào đánh giá chỉ tiêu thi đua đối với các cấp hội hằng năm để góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tích cực thực hiện hiệu quả cuộc vận động xây dựng “gia đình 5 không, 3 sạch”. Ngoài ra, hằng năm, Hội LHPN thị xã tổ chức các hội thi, các lớp tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, môi trường biển và biến đổi khí hậu, các cấp Hội trực thuộc cũng tích cực triển khai các hoạt động tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những nội dung trên.

Từ những hoạt động của hội phụ nữ đã làm thay đổi nhận thức của hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bàn thị xã về công tác bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp, là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt đã thay đổi ý thức của các hộ kinh doanh nhà nghỉ, khách sạch, nhà hàng ven biển. Chị Nguyễn Thị Hằng - chủ nhà hàng Trang Nguyên, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn cho biết: “Lâu nay, nhiều người chúng tôi nghĩ chỉ cần dọn sạch rác thải khu vực nhà mình là được, nhưng từ khi thấy chị em phụ nữ trong CLB văn minh du lịch của phường hàng tháng đều đi dọn vệ sinh dọc bờ biển của Hải Hòa, bản thân thấy trách nhiệm của mình trong giữ gìn vệ sinh không chỉ khu vực nhà mình mà cần phải giữ gìn chung vệ sinh chung của bờ biển nên khi sóng thủy triều rút xuống, tôi và các thành viên trong gia đình lại sắp xếp thời gian, mang bao tải đi nhặt rác ở bờ biển”.

Hội LHPN thị xã Nghi Sơn mong rằng thông qua các hoạt động, mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ sẽ tích cực hơn nữa trong việc chung tay bảo vệ môi trường biển đảo; coi việc bảo vệ môi trường, bảo vệ biển, giữ màu xanh của biển là trách nhiệm của bản thân và thể hiện tinh thần trách nhiệm này bằng những hành động, việc làm cụ thể nhằm lan tỏa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gìn giữ tài nguyên biển của người dân, những ngư dân làm nghề đánh bắt trên biển, các cơ sở, hộ sản xuất, các tổ chức, hộ kinh doanh và khách du lịch, đặc biệt, lan tỏa tới các nhà máy, xí nghiệp ven biển nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, không xả chất thải chưa xử lý an toàn ra biển.

Hành động “Chung tay vì màu xanh của biển” là chung tay thể hiện tình yêu quê hương đất nước bằng hành động thiết thực, ý nghĩa bảo vệ môi trường biển, hạn chế rác thải nhựa, giảm thiểu ô nhiễm và chung tay xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp vì cuộc sống của người dân và sự phát triển của quê hương.

Bài liên quan
  • Bài dự thi "Cùng giữ màu xanh của biển": Đổi thay những làng biển
    (TN&MT) - Nhiều đời nay, người dân ở các làng biển, bãi ngang dọc các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu (Nghệ An) không hề xây dựng nhà vệ sinh. "Truyền thống" xấu đó nay đã được "đổi mới" một cách triệt để khi nhà nhà đã tự xây dựng cho gia đình nhà vệ sinh kiên cố, hiện đại góp phần bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái biển luôn xanh - sạch - đẹp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Thừa Thiên Huế: Phát triển kinh tế biển giúp ngư dân vươn lên thoát nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp để khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh khu vực ven biển, qua đó giúp người dân phát triển kinh tế biển, vươn lên làm giàu. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Đức (ảnh) – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn biển, bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng biển Cù Lao Chàm
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Thông báo số 104/TB-UBND về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu tại buổi đi khảo sát thực tế và làm việc với UBND TP. Hội An về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023
    Ngày 24/3, tại khu vực Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3 (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023.
  • Mê mẩn với ốc đảo nguyên sinh giữa bạt ngàn sóng nước
    (TN&MT) - Hàng ngàn cây cối xanh tươi, hàng trăm loài chim ríu rít, môi trường trong lành mát mẻ đến vô ngần, đó là cảm nhận của Đoàn Đảng bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin & Liên lại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro lần đầu tiên đặt chân đến Đảo Ó Đồng Trường - Một ốc đảo “đẹp - độc - lạ” giữa lòng hồ thủy điện Trị An tỉnh Đồng Nai.
  • Cảnh sát biển tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp cho ngư dân Quảng Trị
    (TN&MT) - Ngày 21/3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) năm 2023; tặng quà cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Gio Linh (Quảng Trị).
  • Việt Nam- Na Uy: Hợp tác phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Chiều ngày 14 tháng 2 năm 2023, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Na Uy, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với ngài Quốc vụ khanh Andreas Bjelland Erikssen Bộ Dầu khí và Năng lượng, để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của Na-uy về Quy không gian biển, chuyển đổi năng lượng xanh và điện gió ngoài khơi.
  • Thanh Hóa: Công ty Công Thanh bị xử phạt 210 triệu đồng do đổ đất lấn biển
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định xử phạt Công ty cổ phần xi măng Công Thanh (Công ty Công Thanh) 210 triệu đồng do tự ý đổ đất đắp đê lấn chiếm 6,2 ha bờ biển tại thị xã Nghi Sơn.
  • Chung tay gìn giữ vịnh đẹp toàn cầu
    Với tâm huyết và tình yêu dành cho biển, đảo, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam đã có những đánh giá, phân tích khá toàn diện về vị trí, tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức trong vấn đề bảo tồn, phát triển bền vững vịnh Nha Trang hiện nay, để từ đó truyền đi thông điệp chung tay gìn giữ vịnh Nha Trang. Báo Khánh Hòa trân trọng giới thiệu bài viết của PGS-TS Nguyễn Chu Hồi về vấn đề này.
  • Ngời sáng tinh thần người lính đảo
    (TN&MT) - Năm 2022, tôi có dịp trở lại Trường Sa cùng Đoàn công tác số 2 Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm, kiểm tra đảo và Nhà giàn DKI.
  • Khơi nguồn phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển đã triển khai được hơn 4 năm; đã có nhiều quyết sách đưa ra để phát triển bền vững kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít rào cản, điểm nghẽn cần khơi thông để đạt được mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra. Nhân dịp Xuân mới, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tâm huyết với biển, đảo nước nhà đã đóng góp ý kiến trí tuệ, sáng kiến khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế biển xanh.
  • Khánh Hòa chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Trong những năm qua, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển (KTB) của Đảng và Nhà nước, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực KTB được Khánh Hòa tăng cường và đạt được những kết quả đáng tự hào.
  • Dáng hình Tổ quốc “phía chân trời”
    (TN&MT) - Theo cách gọi thân thương, huyện đảo Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ta ở “phía chân trời” phía Đông, thuộc quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa. Nhóm (quần) đảo Trường Sa gồm khoảng 130 đảo, đá, cồn san hô, bãi cạn, bãi ngầm, bãi cát vụn san hô và rạn san hô vòng (Alton) hở và kín điển hình, phân bố rải rác trong một vùng biển rộng chừng 163.000km2.
  • Cần đẩy nhanh các giải pháp, khâu đột phá lĩnh vực Biển và Hải đảo Việt Nam
    (TN&MT) - Ngày 10/1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
  • Đà Nẵng: Nhiều tín hiệu tích cực trong thực hiện IUU
    (TN&MT) - Đến nay, TP. Đà Nẵng có 567/588 tàu cá có chiều lớn nhất từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Từ năm 2007 đến nay, Đà Nẵng không có tàu cá nào vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ xử lý.
  • Hướng đến khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
    (TN&MT) - Chiều 5/1, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội thảo về Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO