Bài dự thi “Cùng giữ màu xanh của biển”: Giữ xanh ngôi nhà biển

Phạm Văn Bảo (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2) | 05/10/2021, 11:18

(TN&MT) - Ngôi nhà biển phải xanh thì Cảnh sát biển mới thuận lợi hơn trong hoàn thành nhiệm vụ. Và muốn cho ngôi nhà biển xanh thì không ai khác, mỗi cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển phải chung tay để giữ xanh ngôi nhà biển của mình.

Dài rộng khái niệm xanh

Anh em Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 2 chúng tôi vẫn quan niệm rằng, màu xanh ở đây còn bao hàm cả nội dung chủ quyền, an ninh biển. Vì vậy, chúng tôi luôn xác định: Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển; đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển là nhiệm vụ vinh dự của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nói chung và Vùng Cảnh sát biển 2 nói riêng, đồng thời góp phần giữ xanh ngôi nhà biển.

Cảnh sát biển tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường biển cho ngư dân

BTL Vùng Cảnh sát biển 2 được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật, thực hiện công tác quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên từ đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đến Cù Lao Xanh (Bình Định), bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa và phía Bắc Quần đảo Trường Sa.

Hàng năm, đơn vị đã tổ chức hàng trăm lượt tàu, xuồng thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật trên biển. Tiến hành kiểm tra an ninh hàng nghìn lượt tàu, xử lý các phương tiện vi phạm, tịch thu hàng buôn lậu, hàng quốc cấm, đảm bảo an toàn an ninh trên biển.

Xác định tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, là “mệnh lệnh trái tim”, là hình ảnh và phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Cảnh sát biển”, thời gian qua, BTL Vùng Cảnh sát biển 2 đã thực hiện hàng trăm lượt tìm kiếm, cứu được nhiều người dân và phương tiện, trong đó có nhiều vụ việc diễn ra trên các vùng biển xa, trong điều kiện thời tiết khó khăn, phức tạp.

Ngoài ra, còn tổ chức ứng cứu, khắc phục sau thiên tai, lũ lụt, cấp hàng nghìn lít dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm, nước ngọt cho ngư dân bị nạn, ngư dân làm ăn trên biển; Thực hiện tốt Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” (tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; xã Tân Hiệp (Cù Lao Chàm), TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam); Trao tặng cờ Tổ quốc, áo phao cá nhân, phao tròn cứu sinh; Hướng dẫn ngư dân kỹ thuật cấp cứu người đuối nước; cấp phát sổ tay hướng dẫn nhận biết và xử trí một số tình huống cấp cứu trên biển; Tuyên truyền về biển đảo, Luật Cảnh sát biển Việt Nam; chống đánh bắt hải sản không khai báo và không theo quy định (IUU) cho hàng ngàn lượt cán bộ, nhân dân, ngư dân trên địa bàn đóng quân.

Những đóng góp tích cực của lực lượng Vùng Cảnh sát biển 2 đã góp phần khẳng định an ninh, chủ quyền biển đảo Việt Nam, giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, góp phần tô thêm màu xanh bình yên cho biển đảo Tổ quốc.

Thanh niên BTL Vùng Cảnh sát biển 2 tham gia “Chiến dịch Hãy làm sạch biển” tại xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam

Không chỉ xanh màu bình yên mà còn phải xanh vì sạch

Địa bàn đóng quân và hoạt động của Vùng Cảnh sát biển 2 chủ yếu diễn ra trên biển, đảo và các vùng ven biển; chịu tác động rất lớn của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và môi trường biển, tác động trực tiếp đến nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chiến đấu; Trinh sát, tuần tra, kiểm soát thực hiện chức năng, nhiệm vụ; Làm gia tăng các hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu hộ - cứu nạn; Tác động đến công tác bảo đảm kỹ thuật; Ảnh hưởng đến công tác bảo đảm hậu cần, sức khỏe và đời sống bộ đội...

Vậy nên, ngôi nhà biển phải xanh thì Cảnh sát biển mới thuận lợi hơn trong hoàn thành nhiệm vụ. Và muốn cho ngôi nhà biển xanh thì không ai khác, mỗi cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển phải chung tay giữ xanh ngôi nhà biển.

Những năm qua, đơn vị đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đây là giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, xây dựng ý chí quyết tâm, tính chủ động, tích cực cho cơ quan, đơn vị nói chung và quân nhân nói riêng để chủ động phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động, ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng dự báo tác động, ảnh hưởng của môi trường biển đến thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Yêu cầu đề ra là phải nghiên cứu, đánh giá chính xác các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, thay đổi mực nước biển và những hiện tượng bất thường khác của khí hậu, địa chất, thủy văn. Từ đó dự báo thời gian, số lượng và cường độ, cũng như tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ lụt, ngập úng, triều cường, hạn hán và các sự cố khác,... làm tiền đề cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch, văn kiện tác chiến và công tác sẵn sàng chiến đấu của đơn vị.

BTL Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển

Xây dựng chương trình huấn luyện khoa học, sát với thực tiễn nhiệm vụ đơn vị, tổ chức thực hành huấn luyện theo từng mức độ, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó; cường độ tăng dần từ thấp đến cao; từ điều kiện tự nhiên thuận lợi đến điều kiện tự nhiên phức tạp; từ cá nhân đến tập thể, từ đơn lẻ đến hiệp đồng tác chiến… làm tăng khả năng thích nghi của bộ đội với môi trường và cường độ hoạt động.

Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra bất thường, một trong những yêu cầu đặt ra là nâng cao ứng dụng khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu trong công tác bảo đảm kỹ thuật, hậu cần. Đơn vị đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo đảm kỹ thuật; nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tất cả hoạt động của ngành; dự báo chiều hướng biến động trước mắt cũng như lâu dài. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và các chương trình ngoại khóa để phổ cập kiến thức, nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, xử lý hiệu quả những tác động nguy hại do biến đổi khí hậu gây ra, làm giảm thiểu thiệt hại về người và cơ sở vật chất, nhất là cơ sở vật chất, vũ khí trang bị kỹ thuật, đảm bảo cho môi trường biển không bị tác động trước các sự cố hoạt động của tàu thuyền.

Công tác quy hoạch, xây dựng doanh trại và các công trình đều phải phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đồng thời hạn chế tối đa tác động tới môi trường biển. Bố trí hợp lý các khu vực sinh hoạt, khu vực hoạt động hậu cần và ứng dụng đồng bộ các giải pháp bảo đảm nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống bộ đội. Bảo đảm đầy đủ phương tiện bảo quản lương thực, thực phẩm cho các tàu đi làm nhiệm vụ dài ngày trên biển, không để hư hỏng, thất thoát, giảm chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe bộ đội.

Thời gian tới, đơn vị sẽ áp dụng một số mô hình bảo vệ môi trường biển bằng các hoạt động thiết thực như phân loại rác trên tàu; không vứt rác sinh hoạt trực tiếp xuống biển; hạn chế tối đa việc xả thải trực tiếp ra môi trường biển bằng các ứng dụng khoa học tiên tiến nhằm xử lý chất thải trước khi xả ra biển... để ngôi nhà biển không chỉ xanh màu bình yên mà còn phải xanh vì sạch.

Bài dự thi xin gửi về địa chỉ

Email: thukytoasoan.monre@gmail.com

Điện thoại liên hệ: 0243.7738729 (máy lẻ 305)

Bài liên quan
  • Bài dự thi “Cùng giữ màu xanh của biển”: Giữ biển xanh bằng ước mơ “thất nghiệp”
    (TN&MT) - Là đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) luôn chú trọng đến công tác ứng phó sự cố tràn dầu. Công tác diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu luôn được BSR tổ chức thường niên nhằm nâng cao kỹ năng phối hợp triển khai, sử dụng thành thạo các trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu cho lực lượng ứng phó tình huống khẩn cấp của BSR; góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giữ cho biển sạch, biển xanh, biển không bị ngộ độc bởi dầu tràn

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Chung tay gìn giữ vịnh đẹp toàn cầu
    Với tâm huyết và tình yêu dành cho biển, đảo, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam đã có những đánh giá, phân tích khá toàn diện về vị trí, tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức trong vấn đề bảo tồn, phát triển bền vững vịnh Nha Trang hiện nay, để từ đó truyền đi thông điệp chung tay gìn giữ vịnh Nha Trang. Báo Khánh Hòa trân trọng giới thiệu bài viết của PGS-TS Nguyễn Chu Hồi về vấn đề này.
  • Ngời sáng tinh thần người lính đảo
    (TN&MT) - Năm 2022, tôi có dịp trở lại Trường Sa cùng Đoàn công tác số 2 Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm, kiểm tra đảo và Nhà giàn DKI.
  • Khơi nguồn phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển đã triển khai được hơn 4 năm; đã có nhiều quyết sách đưa ra để phát triển bền vững kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít rào cản, điểm nghẽn cần khơi thông để đạt được mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra. Nhân dịp Xuân mới, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tâm huyết với biển, đảo nước nhà đã đóng góp ý kiến trí tuệ, sáng kiến khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế biển xanh.
  • Khánh Hòa chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Trong những năm qua, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển (KTB) của Đảng và Nhà nước, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực KTB được Khánh Hòa tăng cường và đạt được những kết quả đáng tự hào.
  • Dáng hình Tổ quốc “phía chân trời”
    (TN&MT) - Theo cách gọi thân thương, huyện đảo Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ta ở “phía chân trời” phía Đông, thuộc quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa. Nhóm (quần) đảo Trường Sa gồm khoảng 130 đảo, đá, cồn san hô, bãi cạn, bãi ngầm, bãi cát vụn san hô và rạn san hô vòng (Alton) hở và kín điển hình, phân bố rải rác trong một vùng biển rộng chừng 163.000km2.
  • Cần đẩy nhanh các giải pháp, khâu đột phá lĩnh vực Biển và Hải đảo Việt Nam
    (TN&MT) - Ngày 10/1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
  • Đà Nẵng: Nhiều tín hiệu tích cực trong thực hiện IUU
    (TN&MT) - Đến nay, TP. Đà Nẵng có 567/588 tàu cá có chiều lớn nhất từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Từ năm 2007 đến nay, Đà Nẵng không có tàu cá nào vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ xử lý.
  • Hướng đến khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
    (TN&MT) - Chiều 5/1, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội thảo về Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Tết ở “chân trời” Tổ quốc
    (TN&MT) - Tay nhận phần quà của đất liền gửi tặng, chính trị viên nhà giàn DK1/10 Trung úy Phan Tiến Tùng xúc động rưng rưng nói: Ở tận phía chân trời của Tổ quốc, cán bộ chiến sĩ (CBCS) nhà giàn DK1/10 chúng tôi vẫn có đầy đủ hương vị mùa xuân như ở đất liền. Cảm ơn Đảng, Nhà nước, Quân đội, Nhân dân, Quân chủng Hải quân và Bộ tư lệnh Vùng 2 đã quan tâm chăm lo đến đời sống cán bộ chiến sĩ nhà giàn. Chúng tôi xin hứa với, vững chắc tay súng, canh chủ quyền biển đảo vững chắc để nhân dân cả nước đón Tế
  • “Cú hích” phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Sự “góp mặt” của cảng biển Liên Chiểu sẽ góp phần làm tăng vị thế của vịnh Đà Nẵng trên bản đồ các vịnh biển của Việt Nam. Từ đây, Đà Nẵng có cơ hội bứt phá phát triển mạnh kinh tế biển một cách bền vững gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo...
  • Tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
    (TN&MT) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
  • Ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam
    Chiều 29/12, tại Hà Nội, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TN&MT, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Toàn, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
  • Kỳ vọng một đại dương không rác thải nhựa - Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực cho cam kết chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Với tinh thần chủ động, tiên phong tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, ngay từ rất sớm, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ- TTG của Chính phủ về phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương, giao Bộ TN&MT mà cụ thể là Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện.
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường biển
    (TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo vệ môi trường (BVMT), phát triển bền vững biển, đảo tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Quảng Ngãi: Ngư dân chuyển biến tích cực trong nghề biển
    (TN&MT) - Tại Quảng Ngãi, tính từ đầu năm đến nay không có tàu cá bị nước ngoài bắt giữ. Sau những nỗ lực của chính quyền địa phương, ngư dân đã chấm dứt tình trạng đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO