Bài dự thi “Cùng giữ màu xanh của biển”: Giữ biển xanh bằng ước mơ “thất nghiệp”

Hà Anh (Tạp chí Năng lượng mới) | 09/09/2021, 11:09

(TN&MT) - Là đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) luôn chú trọng đến công tác ứng phó sự cố tràn dầu. Công tác diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu luôn được BSR tổ chức thường niên nhằm nâng cao kỹ năng phối hợp triển khai, sử dụng thành thạo các trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu cho lực lượng ứng phó tình huống khẩn cấp của BSR; góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giữ cho biển sạch, biển xanh, biển không bị ngộ độc bởi dầu tràn

Sẵn sàng kịch bản trước mọi tình huống

Tháng 7/2020, biển Quảng Ngãi xanh trong một màu như ngọc bích; xanh trong đến nỗi nhìn thấy từng đàn cá lìm kìm, cá dò bơi tung tăng ở tầng nước phía dưới cầu cảng. 8 giờ sáng, tiếng còi tàu rền vang, con tàu PTSC Ngàn năm Thăng Long  - Hà Nội 02 khởi động chân vịt, tung bọt trắng xóa trên mặt biển lấp loáng nắng, chở khách ra khu vực phao rót dầu không bến (phao SPM) của Nhà máy lọc dầu Dung Quất để tham gia buổi diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu. Sở dĩ con tàu mang một cái tên ý nghĩa như vậy bởi vì đây là một trong hai công trình chào mừng Ðại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và thành công của Ðại hội Ðảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Đây là buổi diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu năm 2020 được tổ chức bởi Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Toàn cảnh buổi diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu của BSR với sự phối hợp của nhiều bên

Phao SPM là một trong những hạng mục ngoại vi quan trọng nhất của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Phao nặng 360 tấn, cao 10m, có công suất bơm 6.300m3 dầu thô/giờ; bao gồm có các hệ thống plem, đường ống ngầm, đường ống nổi. Nơi đây là điểm tiếp nhận dầu thô từ các con tàu chở dầu khổng lồ, đi qua một đường ống dài 3,2km chạy ngầm dưới biển để vào Nhà máy.

Là nơi tiếp nhận dầu nguyên liệu đầu tiên của Nhà máy, nên phao SPM luôn tồn tại nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu. Vì thế, năm 2020, BSR chọn đây là điểm thực hiện diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu với kịch bản tàu chở dầu thô có trọng tải 100.000 tấn đang nhập dầu tại phao SPM thì bất ngờ bị sự cố tại điểm kết nối ống gây rò rỉ. Lượng dầu thô bị tràn ra ngoài khoảng từ 10 - 15 tấn. Ngay lập tức, người phát hiện sự cố thông báo đến tàu chở dầu để dừng bơm hàng và thông báo đến điều độ cảng BSR để yêu cầu lực lượng hỗ trợ tham gia.

Sau 7 phút kể từ khi nhận được điều động của Chỉ huy hiện trường về sự cố tràn dầu, tàu Dung Quất 06 với các trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu đã tiếp cận hiện trường với đầy đủ trang thiết bị. Đó là 500m phao quây dầu, 1 bộ thiết bị thu gom dầu (Oil Skimmer) và các bể chứa dầu tạm. Tiếp cận hiện trường, Đội ứng phó sự cố tràn dầu nhanh chóng đánh giá sơ bộ mức độ dầu tràn, báo cáo Trung tâm và tổ chức triển khai ngay phao quây để ngăn chặn dầu loang.

“Kéo phao ra!”, từng mệnh lệnh ngắn gọn, khẩn trương vang lên giữa mênh mông biển khơi. Rất nhanh, phao quây dầu được triển khai với sự hỗ trợ của tàu lai kéo. Ngay sau khi đến hiện trường, Chỉ huy đã tổ chức đánh giá mức độ sự cố, tình hình, thời tiết. Trên cơ sở đó sẽ dự đoán sự lan truyền của vệt dầu và báo cáo cấp trên về hướng di chuyển của vệt dầu, vùng bờ bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng nếu không được thu gom triệt để… Lực lượng phòng cháy chữa cháy và ứng phó sự cố của BSR tham gia hỗ trợ ứng phó đã triển khai lực lượng, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi sự cố xảy ra. Các lực lượng hỗ trợ từ Biên phòng cũng sử dụng cano tuần tra cảnh giới, ngăn chặn phương tiện, tàu thuyền vào khu vực tràn dầu.

Diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

Hơn 1.000 chuyến nhập dầu không sự cố

Có thể nói, Nhà máy lọc dầu Dung Quất là nhà máy lọc dầu đầu tiên, là công trình quan trọng liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia. Là đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) luôn chú trọng đến công tác ứng phó sự cố tràn dầu. Và việc diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu luôn được BSR tổ chức thường niên nhằm nâng cao kỹ năng phối hợp triển khai, sử dụng thành thạo các trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu cho lực lượng ứng phó tình huống khẩn cấp của BSR.

Với sự quan tâm sát sao của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, của lãnh đạo BSR, Công ty đã trang bị nhiều thiết bị hiện đại cho công trình sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Hiện, Nhà máy có 3 bộ phao quây dầu, 12 thiết bị thu gom dầu, 9 bộ bơm thủy lực tạo nguồn cho thiết bị thu gom dầu, 12 bể chứa dầu tạm, 4 bộ thiết bị phun chất phân tán, 3 máy thổi khí, 1 máy xịt rửa thiết bị nhiễm dầu áp suất cao.

Tàu Dung Quất 06 triển khai phao quây dầu

“Để đảm bảo các thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu luôn trong tình trạng hoạt động sẵn sàng, BSR đã xây dựng và ban hành quy trình kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu một cách chặt chẽ theo khuyến cáo của nhà cung cấp thiết bị. Đồng thời thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất việc kiểm tra tình trạng hoạt động, vận hành của các trang thiết bị, phương tiện, máy móc sẵn sàng cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu. Ngoài ra, BSR cũng tổ chức các buổi đào tạo triển khai thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu cho lực lượng trực tiếp tham gia ứng phó sự cố”, ông Khương Lê Thành, Thành viên Hội đồng Quản trị BSR cho biết.

Chuyến nhập dầu đầu tiên của Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào tháng 11/2008, tính đến thời điểm hiện tại là hơn 12 năm. Trong hơn 12 năm đó, gần 80 triệu tấn dầu, hơn 1.000 chuyến tàu đã được nhập, nhưng chưa xảy ra bất kỳ sự cố tràn dầu nào. Những con số biết nói này là minh chứng rõ nét nhất cho sự an toàn trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, góp phần khẳng định thương hiệu Nhà máy là cánh chim đầu đàn của nền công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam. Kỳ vọng hơn, đó là hiện thực hóa ước mơ “thất nghiệp” để chung tay góp phần giữ biển sạch biển xanh.

Ngày 1/1/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới thăm đơn vị phòng cháy, chữa cháy đang làm nhiệm vụ. Gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, Bác nói: “Nhân dịp năm mới, Bác chúc các chú thất nghiệp”. Đó vừa là lời động viên của Bác, cũng là mục tiêu mà lực lượng phòng cháy, chữa cháy luôn hướng tới.

Xét ở một khía cạnh nào đó, tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất, có một công việc cũng với đặc thù tương tự như vậy, đó là công tác ứng phó sự cố tràn dầu. Nghề, mà như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tặng lực lượng phòng cháy, chữa cháy, đó là: Chỉ mong "thất nghiệp".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Không có 'vùng cấm' trong xử lý sai phạm trên Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long​
    Theo phản ánh của nhân dân, trên một số đảo thuộc Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long tỉnh Quảng Ninh đang diễn ra hoạt động kinh doanh du lịch bất hợp pháp, xây dựng công trình trái phép, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự. Trước thực tế này, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký yêu cầu xử lý nghiêm, không có “vùng cấm” đối với các cơ sở sai phạm.
  • Dự án Sự Sống: Tọa đàm hành động vì môi trường biển đảo và đa dạng sinh học
    Chiều 4/5, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nằm trong chuỗi sự kiện của Dự án Sự Sống được khởi xướng bởi Công ty TNHH Hiệp hội truyền thông PDA&PARTNERS, với sự đồng hành và bảo trợ  của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Báo Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi Toạ đàm hành động vì môi trường biển đảo và đa dạng sinh học.
  • Bộ TT&TT tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về chủ quyền biển, đảo
    (TN&MT) - Chiều 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về chủ quyền biển, đảo.
  • Thừa Thiên Huế: Phát triển kinh tế biển giúp ngư dân vươn lên thoát nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp để khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh khu vực ven biển, qua đó giúp người dân phát triển kinh tế biển, vươn lên làm giàu. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Đức (ảnh) – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn biển, bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng biển Cù Lao Chàm
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Thông báo số 104/TB-UBND về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu tại buổi đi khảo sát thực tế và làm việc với UBND TP. Hội An về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023
    Ngày 24/3, tại khu vực Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3 (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023.
  • Mê mẩn với ốc đảo nguyên sinh giữa bạt ngàn sóng nước
    (TN&MT) - Hàng ngàn cây cối xanh tươi, hàng trăm loài chim ríu rít, môi trường trong lành mát mẻ đến vô ngần, đó là cảm nhận của Đoàn Đảng bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin & Liên lại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro lần đầu tiên đặt chân đến Đảo Ó Đồng Trường - Một ốc đảo “đẹp - độc - lạ” giữa lòng hồ thủy điện Trị An tỉnh Đồng Nai.
  • Cảnh sát biển tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp cho ngư dân Quảng Trị
    (TN&MT) - Ngày 21/3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) năm 2023; tặng quà cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Gio Linh (Quảng Trị).
  • Việt Nam- Na Uy: Hợp tác phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Chiều ngày 14 tháng 2 năm 2023, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Na Uy, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với ngài Quốc vụ khanh Andreas Bjelland Erikssen Bộ Dầu khí và Năng lượng, để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của Na-uy về Quy không gian biển, chuyển đổi năng lượng xanh và điện gió ngoài khơi.
  • Thanh Hóa: Công ty Công Thanh bị xử phạt 210 triệu đồng do đổ đất lấn biển
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định xử phạt Công ty cổ phần xi măng Công Thanh (Công ty Công Thanh) 210 triệu đồng do tự ý đổ đất đắp đê lấn chiếm 6,2 ha bờ biển tại thị xã Nghi Sơn.
  • Chung tay gìn giữ vịnh đẹp toàn cầu
    Với tâm huyết và tình yêu dành cho biển, đảo, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam đã có những đánh giá, phân tích khá toàn diện về vị trí, tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức trong vấn đề bảo tồn, phát triển bền vững vịnh Nha Trang hiện nay, để từ đó truyền đi thông điệp chung tay gìn giữ vịnh Nha Trang. Báo Khánh Hòa trân trọng giới thiệu bài viết của PGS-TS Nguyễn Chu Hồi về vấn đề này.
  • Ngời sáng tinh thần người lính đảo
    (TN&MT) - Năm 2022, tôi có dịp trở lại Trường Sa cùng Đoàn công tác số 2 Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm, kiểm tra đảo và Nhà giàn DKI.
  • Khơi nguồn phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển đã triển khai được hơn 4 năm; đã có nhiều quyết sách đưa ra để phát triển bền vững kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít rào cản, điểm nghẽn cần khơi thông để đạt được mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra. Nhân dịp Xuân mới, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tâm huyết với biển, đảo nước nhà đã đóng góp ý kiến trí tuệ, sáng kiến khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế biển xanh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO