Bài dự thi “Cùng giữ màu xanh của biển”: Để biển xanh mãi xanh

Phạm Thạch Hoàng (P.1209, KĐT mới Sài Đồng, P.Việt Hưng, Q.Long | 19/08/2021, 11:12

(TN&MT) - Nhiều người Việt sinh ra, lớn lên đã biết đến biển, biển nằm ngay bờ Đông đất nước, nên dân gian gọi là Biển Đông. Từ nơi thành thị đến chốn rừng xa, người người ao ước được đến với biển xanh. Có dịp đi biển là như được đến và hòa mình vào một không gian xanh màu nước, được nghỉ ngơi thư giãn, được phóng chiếu tầm mắt ra xa, nghe biển sóng vỗ về, được những con nước mát lành làm dịu mát thân thể giữa những ngày oi bức.

Có một tình yêu với biển

Nếu có dịp đi dọc đất nước, qua những vùng ven biển, mới thấy biển bao la và đẹp đẽ đến nhường nào. 3260 km đường bờ biển, trải dài qua 28 tỉnh thành, với nhiều bãi tắm đẹp, những khu du lịch nghỉ dưỡng thơ mộng, và thưởng thức ẩm thực biển… Biển chứa đựng tiềm năng và lợi thế hết sức quý giá. Bởi thế, ông cha ta từng gọi biển ấy là Biển bạc”.

Có biết bao lời thơ, câu hát viết về biển, và cả những tiếng lòng thổn thức trước số phận của biển. Đã bao đời nay vẫn thế, người Việt chung sống với biển, bám trụ mưu sinh cùng biển, yêu mến và tự hào về biển; biển hiện diện trong đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Việt như một người đồng hành, người bạn thủy chung, đầy tin cậy.

Báo TN&MT phối hợp với Sở TN&MT Bà Rịa - Vũng Tàu ra quân làm sạch biển tại ấp Phước Thắng, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 28/9/2020.

Có những ngày biển đau

Có những ngày biển đau. Đó là khi giông bão quăng quật, cuồn cuộn sóng xô, tàu thuyền nghiêng ngả, những công trình trên biển hư hại, những nhà giàn vặn mình trong bão, người dân chài không thể đi biển đánh bắt cá tôm... Trung bình mỗi năm, Biển Đông có 15 cơn bão, với nhiều cơn bão to gió giật cấp 12. Không ít lần, những cơn bão lớn đi qua duyên hải miền Trung gây lũ lụt, mất mát về người và tài sản. Thử hình dung bão ở bờ đã giảm sức gió còn gây ra nhiều thiệt hại như vậy, thì bão trên biển với cường độ và sức gió mạnh trên cấp 12, thậm chí tới cấp 15, sẽ thế nào?.

Nhưng bão thiên tai không thể tránh khỏi đã đành, mà có những cơn bão do cơn người gây ra cho biển: Bão rác.

Đó là những vùng biển bị xâm hại bởi rác thải bẩn, rác sinh ra và trôi ra biển do sự thiếu ý thức một cách vô tình và cả cố tình của con người. Hải sản và thủy sinh chết, biển nhiễm độc, ngột ngạt. Có những vùng biển ngầu đục và bộn rác tấp vào khiến người dân không thể xuống tắm. Ngay cả san hô cũng hóa đá lặng câm.

Bên cạnh đó, con người khai thác tiềm năng biển nhưng không phải con người đã kiểm soát được các rủi ro, chưa nói không ít cá nhân, tổ chức vì lợi mà bất chấp xả rác thải ra biển, làm xâm hại môi trường biển nói chung và môi trường sinh sống của các loài thủy hải sản nói riêng.

Có cả những ngày Biển Đông bị nhòm ngó chủ quyền, sóng trào nước xoáy. Trong lịch sử, Biển Đông từng chứng kiến những mất mát đau thương. Biển đau bao nhiêu thì đất liền cũng đau xót bấy nhiêu. Biển ngột ngạt bao nhiêu thì con người sẽ bị trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng bấy nhiêu. Nỗi đau ấy không chỉ được vỗ về bằng nhạc họa thơ ca mà bắt buộc con người phải thức tỉnh và hành động.

Bộ đội Hải quân tham gia dọn rác

Để biển mãi xanh

Biển xanh, không chỉ là xanh của mặt nước, mà là xanh của sự trong sạch, bình yên. Ước mơ về một vùng biển Tổ quốc xanh là mong mỏi của triệu triệu người dân Việt. Càng yêu quê hương đất nước, càng tha thiết biển mãi xanh trong để tôm cá sinh sôi, để thuyền bè an toàn vào lộng ra khơi, để các giàn khoan khai thác dầu, để du khách được thỏa sức tắm mình trong gió nước trong lành sạch sẽ. Và những người lính biển, những lực lượng làm nhiệm vụ chấp pháp trên biển, những ngư dân vừa đánh bắt vừa khẳng định chủ quyền biển Việt có động lực hơn trước sự chung tay của mọi người.

Để biển xanh được mãi xanh, với tư cách của cá nhân, người viết xin đưa ra một số ý kiến sau:

Đảm bảo an ninh biển: An ninh biển trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ngày nay, an ninh biển được mở rộng cách hiểu, không chỉ là tình trạng không có tranh chấp, xung đột trên biển, mà còn là trạng thái an toàn biển về nhiều phương diện.

Để có an ninh biển, trước hết phải có hòa bình trên biển, các quốc gia phải biết tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Trong bối cảnh hiện nay, giải quyết tranh chấp bằng đàm phán, trên cơ sở luật pháp quốc tế là con đường tối ưu nhất.

Giữ gìn môi trường biển: Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển bị các nguyên nhân khác nhau tác động làm thay đổi tính chất lý hóa sinh của biển, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ số tự nhiên của nước biển. Đồng thời, nó gây hại các sinh vật sống trên biển, cũng ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Môi trường Biển Đông đang bị xâm hại nghiêm trọng bởi một số nguyên nhân, trong đó phải kể đến nạn tràn dầu và xả rác thải ra biển.

Tràn dầu là sự cố xảy ra do khai thác, chế biến, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm từ dầu dẫn đến tình trạng dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái môi trường biển và gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế trên biển. Ở vùng biển Việt Nam, theo thống kê, từ năm 1992 đến 2019 có 190 vụ tràn dầu. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014, Việt Nam là một trong 3 quốc gia có số lượng sự cố tràn dầu nhiều nhất.

Tình trạng xả thải một cách thiếu ý thức do sinh hoạt thường ngày, do du lịch, sản xuất, kinh doanh… làm nhiễm độc môi trường biển. Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… chưa được xử lý từ các khu đô thị hay các nhà máy sản xuất công nghiệp chưa qua xử lý đổ thẳng ra sông, theo các cửa sông ra biển, đây là một trong những nguyên nhân ô nhiễm nặng nề. Bên cạnh đó là rác, rác thải nhựa. Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là rác thải nhựa. Việc xả rác thải bừa bãi, thiếu ý thức, thiếu văn hóa từ hoạt động thường nhật, du lịch, đặc biệt là túi rác thải nilon, sản phẩm nhựa cũng làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển.

Người dân tham gia dọn rác

Do vậy, cần coi trọng bảo đảm an toàn cho môi trường biển bằng luật pháp với các chế tài nghiêm minh, kiểm soát chặt, xử lý nghiêm, phạt nặng, có thể cấm hoạt động, đánh bắt, công khai rộng rãi đối tượng vi phạm… Bên cạnh đó, cần thúc đẩy tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường biển của người dân.

Phát triển kinh tế biển phải đi đôi với bảo vệ môi trường: Trong Chiến lược phát triển kinh tế biển, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định mục tiêu đưa Việt Nam thành nước có biển mạnh.

Tuy nhiên, vấn đề phát triển kinh tế biển đang có nhiều thách thức đặt ra, trong đó phải kể đến việc quản lý biển - đảo đến nay vẫn theo tư duy “của chung” hoặc chủ yếu quản lý theo ngành, vì vậy một số hoạt động phát triển kinh tế biển hoặc các cơ sở sản xuất ven biển chưa xem trọng vấn đề môi trường. Các phương thức, cách tiếp cận mới trong quản lý biển chậm được áp dụng, hoặc chưa có khả năng nhân rộng, như tiếp cận hệ thống, tổng hợp, liên ngành, quản lý dựa vào hệ sinh thái và đồng quản lý.

Bên cạnh đó, tính liên kết vùng chưa cao, có hiện tượng cùng một dải biển nhưng địa phương này làm tốt, địa phương khác lại buông lỏng, trong khi, ô nhiễm và rác thải biển là không cố định. Vì vậy, rất cần một sự chung tay của các cấp các ngành, địa phương để đảm bảo biển xanh phải xanh cả môi trường, xanh cả kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, có như vậy mới giúp cho biển xanh mãi.

Theo ước tính, GDP của biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47 - 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20 - 22% tổng GDP cả nước, chủ yếu là từ khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển.

 

Bài dự thi xin gửi về địa chỉ

Email: thukytoasoan.monre@gmail.com

Điện thoại liên hệ: 0243.7738729 (máy lẻ 305)

Bài liên quan
  • Bài dự thi “Cùng giữ màu xanh của biển”: “Sống xanh” giữa biển khơi
    (TN&MT) - Mỗi lần đi biển thực hiện nhiệm vụ hoặc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, ngoài bảo đảm tốt công tác an toàn người và vũ khí trang bị kỹ thuật, các tàu chiến đấu của Lữ đoàn 171 Hải quân đều chấp hành nghiêm các quy định bảo vệ môi trường với tinh thần “tàu sống xanh, bộ đội sống khỏe, môi trường lành mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Chung tay gìn giữ vịnh đẹp toàn cầu
    Với tâm huyết và tình yêu dành cho biển, đảo, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam đã có những đánh giá, phân tích khá toàn diện về vị trí, tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức trong vấn đề bảo tồn, phát triển bền vững vịnh Nha Trang hiện nay, để từ đó truyền đi thông điệp chung tay gìn giữ vịnh Nha Trang. Báo Khánh Hòa trân trọng giới thiệu bài viết của PGS-TS Nguyễn Chu Hồi về vấn đề này.
  • Ngời sáng tinh thần người lính đảo
    (TN&MT) - Năm 2022, tôi có dịp trở lại Trường Sa cùng Đoàn công tác số 2 Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm, kiểm tra đảo và Nhà giàn DKI.
  • Khơi nguồn phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển đã triển khai được hơn 4 năm; đã có nhiều quyết sách đưa ra để phát triển bền vững kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít rào cản, điểm nghẽn cần khơi thông để đạt được mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra. Nhân dịp Xuân mới, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tâm huyết với biển, đảo nước nhà đã đóng góp ý kiến trí tuệ, sáng kiến khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế biển xanh.
  • Khánh Hòa chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Trong những năm qua, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển (KTB) của Đảng và Nhà nước, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực KTB được Khánh Hòa tăng cường và đạt được những kết quả đáng tự hào.
  • Dáng hình Tổ quốc “phía chân trời”
    (TN&MT) - Theo cách gọi thân thương, huyện đảo Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ta ở “phía chân trời” phía Đông, thuộc quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa. Nhóm (quần) đảo Trường Sa gồm khoảng 130 đảo, đá, cồn san hô, bãi cạn, bãi ngầm, bãi cát vụn san hô và rạn san hô vòng (Alton) hở và kín điển hình, phân bố rải rác trong một vùng biển rộng chừng 163.000km2.
  • Cần đẩy nhanh các giải pháp, khâu đột phá lĩnh vực Biển và Hải đảo Việt Nam
    (TN&MT) - Ngày 10/1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
  • Đà Nẵng: Nhiều tín hiệu tích cực trong thực hiện IUU
    (TN&MT) - Đến nay, TP. Đà Nẵng có 567/588 tàu cá có chiều lớn nhất từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Từ năm 2007 đến nay, Đà Nẵng không có tàu cá nào vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ xử lý.
  • Hướng đến khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
    (TN&MT) - Chiều 5/1, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội thảo về Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Tết ở “chân trời” Tổ quốc
    (TN&MT) - Tay nhận phần quà của đất liền gửi tặng, chính trị viên nhà giàn DK1/10 Trung úy Phan Tiến Tùng xúc động rưng rưng nói: Ở tận phía chân trời của Tổ quốc, cán bộ chiến sĩ (CBCS) nhà giàn DK1/10 chúng tôi vẫn có đầy đủ hương vị mùa xuân như ở đất liền. Cảm ơn Đảng, Nhà nước, Quân đội, Nhân dân, Quân chủng Hải quân và Bộ tư lệnh Vùng 2 đã quan tâm chăm lo đến đời sống cán bộ chiến sĩ nhà giàn. Chúng tôi xin hứa với, vững chắc tay súng, canh chủ quyền biển đảo vững chắc để nhân dân cả nước đón Tế
  • “Cú hích” phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Sự “góp mặt” của cảng biển Liên Chiểu sẽ góp phần làm tăng vị thế của vịnh Đà Nẵng trên bản đồ các vịnh biển của Việt Nam. Từ đây, Đà Nẵng có cơ hội bứt phá phát triển mạnh kinh tế biển một cách bền vững gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo...
  • Tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
    (TN&MT) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
  • Ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam
    Chiều 29/12, tại Hà Nội, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TN&MT, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Toàn, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
  • Kỳ vọng một đại dương không rác thải nhựa - Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực cho cam kết chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Với tinh thần chủ động, tiên phong tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, ngay từ rất sớm, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ- TTG của Chính phủ về phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương, giao Bộ TN&MT mà cụ thể là Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện.
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường biển
    (TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo vệ môi trường (BVMT), phát triển bền vững biển, đảo tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Quảng Ngãi: Ngư dân chuyển biến tích cực trong nghề biển
    (TN&MT) - Tại Quảng Ngãi, tính từ đầu năm đến nay không có tàu cá bị nước ngoài bắt giữ. Sau những nỗ lực của chính quyền địa phương, ngư dân đã chấm dứt tình trạng đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO