Bài dự thi: “Cùng giữ màu xanh của biển”: Chuyện “ông Tây” nhặt rác ở biển Nha Trang

Thủy Vũ | 03/08/2022, 23:30

(TN&MT) - Người dân khu bãi tắm Hòn Chồng (Nha Trang, Khánh Hòa) đã quá quen thuộc với hình ảnh một người đàn ông nước ngoài, sáng sáng chiều chiều men dọc theo bờ biển từ khu bãi tắm Hòn Chồng đến đoạn gần Nhà sáng tác Nha Trang, nhặt nhạnh hết thảy những bịch nilon, gói thức ăn mà du khách đã dùng và “vô ý” để lại trên bãi biển.

Một lần tình cờ tôi còn nhìn thấy cái dáng cao to khềnh khàng của ông chạy đuổi theo những bịch rác đang bị những con sóng trêu đùa nổi lềnh phềnh trên biển. Ông gom tất cả những thứ rác nhặt được trên biển bỏ vào một cái túi thật to, để trên bãi cát, cách xa con sóng. Sau khi tắm biển trở về, hai tay ông xách hai bịch bỏ vào thùng rác bên đường. Ông là Paul - người đàn ông Quốc tịch Anh - hiện đang sinh sống và làm việc tại Nha Trang.

hon-chong-nha-trang-la-noi-duoc-nhieu-du-khach-chon-la-diem-den-de-kham-pha.jpg

Hòn Chồng - Nha Trang là nơi được nhiều du khách chọn làm điểm đến để khám phá.

Nhặt rác là để bảo vệ chính mình

“Tôi đi nhiều nước trên thế giới và tắm ở rất nhiều, rất nhiều bãi biển nhưng biển ở Việt Nam vẫn là đẹp và bãi biển Nha Trang thì thật tuyệt vời, rất ít nơi nào có được. Nước biển sạch, trong xanh thoai thoải, không có những hộc sâu, nước ngầm xoáy như nhiều biển trên thế giới. Lần đầu tiên được ngắm nhìn biển Nha Trang từ trên máy bay, tôi đã không cưỡng lại được lòng mình, chỉ còn biết thốt lên hai từ tuyệt tác. Nhưng rồi đến khi nhìn thấy trên bãi biển xinh đẹp này người ta lại có thể vô tư xả rác thì tôi thấy buồn vô hạn. Thật tiếc. Chẳng khác nào nàng hoa hậu mà trên mặt lại mọc đầy những chiếc mụn trứng cá” - Paul bắt đầu câu chuyện với tôi như thế.

Năm 2018, lần đầu tiên Paul đến Nha Trang, ông đã không ngừng thốt lên những lời khen “Tuyệt vời, một bãi biển tuyệt đẹp. Quá tuyệt vời” và thầm trách mình sao đến giờ này mới biết đến Nha Trang. Ngay từ lần đầu nhìn thấy Nha Trang, Paul đã muốn gắn bó cuộc đời mình với mảnh đất này. “Nó vừa lạ, vừa quen như duyên tiền định từ muôn kiếp nào. À, quên giới thiệu, vợ tôi chính gốc là người Nha Trang. Tôi đã bảo mình nhất định thuộc về mảnh đất này mà” - Paul giải thích thêm về những điều vừa nói.

Những ngày đầu tiên thấy Paul sáng nào ra tắm biển, khi trở về cũng hai tay hai bịch rác, mọi người trong gia đình vợ không khỏi bật cười bảo Paul “Dã tràng xe cát Biển Đông”, nhiều người không ngại ngần nói thẳng rằng sẽ chẳng thay đổi được gì đâu khi một người nhặt và trăm người cứ vô tư xả rác. “Nhưng nếu mình không làm thì chẳng thể thay đổi được ai. Muốn thay đổi được nhận thức của người khác thì không chỉ nói mà còn phải làm, bằng những hành động, việc làm cụ thể. Ngay như các em bên nhà vợ, lần đầu tiên thấy tôi mang bịch rác về nhà đã lăn ra cười nhưng lần sau thì thấy bình thường, lần sau nữa thì thấy hơi… ngứa ngáy tay chân và không thể không nhặt khi thấy rác. Việc thay đổi nhận thức là cả một quá trình. Cô nhìn kìa, đâu chỉ có mình tôi biết nhặt rác”.

rac-o-nah-trang.png
Bờ biển Nha Trang bị ô nhiễm bởi rác

Tôi nhìn theo hướng tay Paul. Trên bãi biển, đã có thêm vài ba người dân đi tắm biển cũng nhặt rác gom vào để trên bãi cát như Paul.

Chị Linh, bà xã của Paul không giấu sự tự hào khi kể về chồng mình. “Làm sạch cho biển dường như là đam mê bất tận của Paul, không chỉ ở Nha Trang mà bất kể nơi đâu mà Paul đặt chân đến, việc đầu tiên là ngó nghiêng xem biển có bị rác “bu bám, làm phiền”. Có những hôm người thật mệt, trước khi ra biển Paul đã hứa với vợ là chỉ đi dạo hóng gió biển, sẽ không chăm chăm nhặt rác như thường ngày nữa. Dù đã có chủ đích từ trước nhưng khi thấy rác không nhặt không được. Ngày nào đi biển cũng thấy Paul hôm túi lớn, lúc túi nhỏ đầy rác là rác. Lúc đầu nhìn thấy cả nhà mắc cười, thấy ngộ ngộ hay hay nhưng lâu dần lại thấy quen, rồi thương lúc nào không biết. Từ khi thương Paul, không chỉ chị Linh mà cả nhà chị Linh cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống xanh, sạch của Paul. “Người ta chỉ là người “dạo chơi” trên đất nước mình mà còn lo lắng, giữ gìn để bãi biển mình xanh, sạch, đẹp. Lý nào biển nhà mình, mình lại xả rác. Nghĩ cũng xấu hổ thiệt chứ”.

Paul tiếp lời vợ: “Xả rác, đó là một hành động vô cùng xấu xí, ở nước Paul chẳng ai làm thế bao giờ. Paul ngạc nhiên quá đỗi khi mọi người có thể vô tư xả rác nơi công cộng. Nói người không được, mình làm luôn, để rồi người ta nhìn thấy biết mình phải làm gì”. Rồi như để chứng minh cho lời nói của mình là chuẩn xác, Paul bước tới nhặt chiếc hộp xốp đựng cá viên chiên của một đôi bạn trẻ vừa vứt lại trên bãi cát. Sau thoáng ngạc nhiên, hai bạn trẻ quay trở lại đứng trước mặt Paul lí nhí cất lời xin lỗi, cầm lại hộp xốp trên tay Paul tìm thùng rác bỏ vào.

Tôi hỏi sao lại thích làm việc này, Paul trả lời gọn ghẽ “Nhặt rác nói là để bảo vệ môi trường nhưng chính là bảo vệ cho mình đấy thôi”.

Lan tỏa điều bình dị

Hình ảnh một ông Tây sáng nào cũng “lê la” trên bãi biển nhặt rác, khiến nhiều người chú ý rồi giật mình nhìn lại chính bản thân mình.

Không nói đâu xa, tôi chỉ là một du khách đến Nha Trang du lịch, một tuần đi tắm biển, bảy ngày tôi đều gặp Paul nhặt rác, chính điều đó đã khiến cho cô con gái của tôi không khỏi tò mò. Cháu kéo tay tôi đi sát theo sau Paul để xem ông Tây nhặt rác mang đi đâu và để làm gì. Khi thấy tôi nói chuyện với Paul và được tôi giải thích thêm ý nghĩa việc nhặt rác của Paul, con gái đã tự giác nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định. Sáng, chiều tắm biển cũng chăm chăm gom rác để mang bỏ vào thùng. “Ông Tây là khách, người ta đến nước mình chơi, nhà cửa đã không sạch sẽ, lại để người ta phải nhặt rác ngay trên biển của mình, con thấy thật xấu hổ mẹ ơi”. Hành động nhặt rác của Paul và tâm sự của đứa con gái nhỏ khiến tôi ngẫm ngợi. Nhiều người cũng chung suy nghĩ như tôi.

“Lúc đầu thấy tui sáng nào cũng ra biển nhặt rác mang đi bỏ thùng. Mấy người nhìn thấy bảo tôi làm màu. Nhưng thấy “ông Tây” nhặt rác, mình dân Nha Trang cũng thấy mắc cỡ. Vậy là làm thôi” - đó là suy nghĩ của anh Nguyễn Minh - trú tại 158/4 Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang.

Vậy là làm thôi. Nói thì thật đơn giản nhưng để thực hiện nó không giản đơn chút nào. Cái tâm lý ngại ngần, sợ mình trở nên khác biệt trong mắt người khác đã cản ngăn con người ta không dám là mình.

Khi tôi ngỏ ý muốn chụp một tấm ảnh để minh họa cho bài viết của mình, Paul nhất định không cho tôi chụp. Với Paul đó là chuyện rất bình thường “Không chỉ ở Nha Trang, mà bất kỳ nơi nào, thấy rác là tôi đều nhặt. Nhặt rác là chuyện bình thường mà bất kỳ ai cũng có thể làm được” Paul nói.

Anh Nguyễn Minh cũng nhất nhất lắc đầu từ chối việc chụp ảnh “Người ta là khách đến chơi mà còn muốn giữ biển nhà mình xanh - sạch - đẹp. Mình chủ nhà tại sao không? Cô đừng khen, tôi ngại lắm. Giữ gìn môi trường biển xanh sạch không chỉ thu hút khách đến Nha Trang ngày càng đông, mình có thêm thu nhập ngày hôm nay mà còn vì tương lai cho mai sau”.

Cứ thế, người ta thấy ngày càng có thêm nhiều người miệt mài tìm nhặt rác trên bãi biển Nha Trang, như một chuyện bình thường hằng ngày, mặc dù vẫn còn đó nhiều ánh mắt ngạc nhiên nhìn theo, nhưng không phủ nhận, cái nhìn ấy mang đầy thiện chí, và từ việc chỉ đứng nhìn, họ đã tự nguyện đi nhặt rác.

Bài liên quan
  • Bài dự thi “Cùng giữ màu xanh của biển”: Người giữ rừng cho biển
    (TN&MT) - Về miền quê biển của xứ Dừa Bến Tre, nhắc đến cái tên “Người giữ rừng”, ai ai ở địa phương này cũng đều nghĩ ngay đến nữ thạc sĩ Trịnh Thị Ngọc Hiện, người đã góp công xây dựng và lan tỏa mô hình du lịch sinh thái, khai thác nguồn lợi thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị kinh tế dưới tán rừng, tái tạo tài nguyên để hướng đến sự phát triển bền vững của địa phương.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đắk Lắk: Tận dụng giá trị đất nông nghiệp giúp giảm nghèo bền vững
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 cả nước, với hơn 13.000 km2, có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, màu mỡ, diện tích mặt nước nuôi trông thủy sản khá lớn và điều kiện khí hậu phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của đa số các loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp như: cà phê, cao su, tiêu, ca cao; cây ăn quả có giá trị như: sầu riêng, bơ, cây có múi, cây rừng, dược liệu.
Đừng bỏ lỡ
  • Yên Bái: Phát triển mô hình mới giúp người dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai thực hiện, qua đó thúc đẩy những mô hình sản xuất nông nghiệp mới, giá trị kinh tế cao giúp người dân xoá đói, giảm nghèo. Xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.
  • Quảng Ngãi: Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để có sinh kế bền vững
    Mỗi năm, tỉnh Quảng Ngãi tiến hành thả hàng chục nghìn con giống thủy sản xuống các hồ, đập đã góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm có sinh kế bền vững.
  • Thanh tra nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản số 2450/STNMT-KS&TNN yêu cầu 14 doanh nghiệp được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cung cấp hồ sơ và báo cáo các nội dung về hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ công tác thanh tra của Thanh tra Bộ TN&MT.
  • Củ Chi (TP.HCM): Quản lý đất đai hiệu quả hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên đất hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhờ sử dụng quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
  • Bạc Liêu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW), tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
  • An Giang: Phê duyệt 21 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
  • Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
    Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Ngày 27/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 16 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Infogarphic: Điều chỉnh đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc
    Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về Thông tư 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành ngày 21/8/2023 sửa đổi Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có sửa đổi đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Cần bổ sung thêm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước
    Sáng 27/9, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy và Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì Hội thảo.
  • Hàng loạt các công trình lớn lo thiếu cát
    Nguồn đất, cát đắp nền khan hiếm, giá cao, cùng với thủ tục khai thác bị vướng khiến nhiều công trình giao thông trọng điểm bị lụt tiến độ.
  • Nghệ An: Lấn chiếm đất, chủ mỏ đá bị xử phạt 330 triệu đồng
    Công ty CP Xây dựng Văn Sơn là chủ mỏ đá Văn Sơn, xã Quỳnh Văn (huyện Quỳnh Lưu) vừa bị UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 330 triệu đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO