Bắc Ninh: Bao giờ xử lý những vi phạm đất đai ở huyện Yên Phong?

Phạm Văn | 29/07/2022, 14:34

(TN&MT) - Hơn 3 tháng đã trôi qua kể từ ngày UBND huyện Yên Phong ban hành quyết định xử phạt, buộc tháo dỡ công trình vi phạm nhưng đến nay mọi chuyện vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Báo Tài nguyên và Môi trường đã đăng tải thông tin phản ánh tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công ích, hành lang thoát lũ tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nhưng chính quyền xử lý thiếu kiên quyết, có dấu hiệu buông lỏng quản lý và làm ngơ cho sai phạm.

sai-pham-dat-dai-yen-phong-1.jpg
Nhà xưởng của Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Phong vẫn hoạt động bình thường 

Sau khi Báo đăng tải thông tin, UBND huyện Yên Phong đã lập đoàn kiểm tra và ban hành một loạt các quyết định xử phạt vi phạm hành chính vào ngày 13/4/2022. Cụ thể, UBND huyện đã xử phạt Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Phong 60 triệu đồng (vì hành vi chiếm đất phi nông nghiệp với diện tích vi phạm 985 m2); phạt hộ ông Nguyễn Duy Hải 7,5 triệu đồng (vì hành vi tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn với diện tích vi phạm 110 m2); phạt hộ ông Nguyễn Văn Xuân 12,5 triệu đồng (vì hành vi tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn với diện tích vi phạm khoảng hơn 300 m2).

Tất cả những trường hợp vi phạm buộc phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là 10 ngày kể từ khi người vi phạm nhận được quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn mà người vi phạm không nghiêm chỉnh chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

sai-pham-dat-dai-yen-phong-2(2).jpg
Lối cổng vào (ảnh lớn) khu nhà vườn hoành tráng của hộ ông Nguyễn Văn Xuân (ảnh nhỏ) chụp ngày 28/7/2022

Thế nhưng sau hơn 3 tháng kể từ ngày huyện Yên Phong ban hành các quyết định xử phạt, buộc tháo dỡ, các công trình vi phạm vẫn tiếp tục tồn tại và hoạt động bình thường. Ghi nhận của phóng viên thấy rằng, các nhà xưởng xây dựng trên đất công ích của Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Phong hoạt động rầm rộ, không có dấu hiệu ngừng sản xuất để tự tháo dỡ theo quyết định của chính quyền; khu nhà vườn hoành tráng xây dựng trên đất nông nghiệp của hộ ông Nguyễn Văn Xuân còn có dấu hiệu tiếp tục thi công, hoàn thiện cổng vào; những trạm trộn bê tông trong khu vực bãi sông đê hữu Cầu (thôn Lương Tân, xã Yên Trung) tuy đã tháo dỡ, di dời đi nhưng thế chỗ vào đó là những bãi tập kết vật liệu xây dựng có dấu hiệu trái phép.

Liên quan tới việc chậm trễ xử lý vi phạm đất đai trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Huynh, Chủ tịch UBND xã Yên Trung cho biết: “Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch cưỡng chế vi phạm nhưng còn phải chờ sự phối hợp của bên công an mới có thể tiến hành được. Khi nào có kết quả xử lý chúng tôi sẽ thông tin lại sau”. Trong khi trước đó, ông Nguyễn Chí Cường, Chủ tịch UBND huyện Yên Phong thông tin với phóng viên rằng để xử lý những vi phạm nêu trên cần phải làm quy trình cưỡng chế theo đúng quy định pháp luật.

sai-pham-dat-dai-yen-phong-3.jpg
Bãi tập kết vật liệu xây dựng xuất hiện ngay tại vị trí các trạm trộn bê tông vừa mới di dời đi 

Luật sư Nguyễn Văn Nghi (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết: “Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được thực hiện khi cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt. Trong trường hợp này, người vi phạm đã không tự giác chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả nên theo lý thuyết, huyện Yên Phong có thể ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả ngay sau khi hết hạn thời gian ghi trong quyết định xử phạt. Việc kéo dài thời gian xử lý như trong trường hợp này có thể làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khác sau này”.

Để tránh tình trạng phạt cho có lệ hoặc phạt cho tồn tại, thiết nghĩ UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để xử lý dứt điểm những vi phạm, tránh những điều tiếng xấu trong dư luận.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Hoàng Mai, Thường Tín (Hà Nội): Người dân mong không tái diễn tình trạng tồn đọng rác
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được thông tin phản ánh của người dân quận Hoàng Mai, huyện Thường Tín về tình trạng rác thải tồn đọng hàng tháng không vận chuyển đi xử lý. Sau nhiều ngày ý kiến, đến nay toàn bộ rác thải của quận Hoàng Mai, nhất là phường Hoàng Văn Thụ đã được đơn vị thu gom chuyển đi.
  • Điện Biên: Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng xả khói giữa vùng dân cư
    (TN&MT) - Trong buổi làm việc giữa phòng TN&MT huyện Điện Biên, UBND xã Thanh Xương và người dân bản Bánh, xác minh nội dung báo chí nêu một số vấn đề xoay quanh Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng. Người dân bản Bánh kiến nghị ngay trong buổi làm việc: đề nghị Nhà máy tuân thủ quy định về thời gian, nâng cao ống khói, tưới nước thường xuyên để giảm tiếng ồn, khói lò và khói bụi không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
  • Đình làng An Cựu “kêu cứu”
    Là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, thế nhưng, hiện nay đình làng An Cựu (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Xã Thọ Điền (Hà Tĩnh): Dân "khát" bên nhà máy nước sạch
    Nhà máy nước sạch tập trung tại xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) được đầu tư rất bài bản, tiêu tốn hàng tỷ đồng nhưng không thể sử dụng, trong khi người dân rất cần nước sạch để sinh hoạt.
  • Thanh Hóa: Yêu cầu xử lý trách nhiệm vì để rừng bị phá ở huyện Thường Xuân
    Để xảy ra tình trạng 3.367m2 diện tích rừng bị phá, khối lượng lâm sản thiệt hại 14,418 m3 gỗ; lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thường Xuân và các cá nhân có liên quan bị yêu cầu xử lý trách nhiệm.
  • Thanh Hóa: Cần sớm có giải pháp cứu Đình cổ Đông Môn
    Đình làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) nằm sát Thành nhà Hồ, vốn là niềm tự hào của làng, là nơi sinh hoạt văn hoá của bà con. Nhưng hiện tại người dân đang thấp thỏm lo sợ ngôi đình 400 năm tuổi nay có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Quảng Nam: Chậm nạo vét kênh “làm khó” vụ mùa của nông dân
    (TN&MT) - Dự án nạo vét kênh dẫn vào trạm bơm Cù Bàn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) “dậm chân tại chỗ” thời gian dài khiến cho gần 100ha lúa và hoa màu của nhiều hộ dân bị thiếu nước tưới. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đưa ra phương án khẩn cấp bố trí kinh phí ngân sách nạo vét, tập kết vật liệu nạo vét tại vị trí phù hợp, sau đó tổ chức đấu giá.
  • Văn Yên - Yên Bái: Người dân bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi ở sông Ngòi Thia
    (TN&MT) - Nhiều năm nay, người dân 2 xã Yên Phú và An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vô cùng bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi trái phép và tập kết vật liệu ở sông Ngòi Thia. Mặc dù từng bị đình chỉ, nhắc nhở từ các cấp chính quyền nhưng xong đâu lại vào đấy. Có hay không tình trạng “trên bảo, dưới không nghe” và thách thức pháp luật.
  • Điểm bất thường của 2 Nhà máy gạch tuynel  Điện Biên
    (TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Điện Biên có 2 nhà máy gạch tuynel đang hoạt động. Tuy nhiên, theo khẳng định của Sở TN&MT tỉnh Điện Biên thì đến nay cả chưa có mỏ đất nào được cấp phép, kể cả công trình trọng điểm mở rộng sây bay Điện Biên. Dư luận không khỏi hoài nghi và đặt câu hỏi: Vậy đất ở đâu để 2 nhà máy gạch tuynel này cho ra thành phẩm hàng triệu viên gạch mỗi năm?
  • Xã Tứ Hiệp – Thanh Trì: Cần xem xét những uẩn khúc liên quan Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Được bốc thăm đất tái định cư nhưng không được nhận đất; một hộ gia đình nhưng lại được ưu ái mua 2 suất tái định cư; phương án bồi thường không khớp với các văn bản đo đạc hiện trạng trước đó … là những thông tin mà người dân phản ánh liên quan tới Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (thuộc địa phận xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội).
  • Việc đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án KĐT Bách Lẫm A (Yên Bái): Trách nhiệm thuộc về ai?
    (TN&MT) - Gần đây, Báo TN&MT đã nhận được phản ánh về tình trạng có nhiều đối tượng đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án Khu đô thị Bách Lẫm A (Dự án) thuộc xã Giới Phiên, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan đô thị.
  • Quảng Nam: “Nghịch lý” sống cạnh 2 công trình nước sạch, dân vẫn phải sử dụng nước bẩn
    (TN&MT) - 2 công trình nước sạch tiền tỷ ở thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam dù đã được nghiệm thu, bàn giao nhưng lại bỏ hoang. Hàng trăm người dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt.
  • Văn Chấn – Yên Bái: Nạn khai thác đá bán quý ở Minh An chính quyền có làm ngơ?
    (TN&MT) - Lập biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chính quyền xã Minh An, huyện Văn Chấn lại “quên xác định khối lượng tang vật”, liệu đây có phải cách làm “chiếu lệ” để cho qua?!
  • Thông tin tiếp “Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường”: Do hệ thống vận hành gặp sự cố?
    Sáng ngày 10/02/2023, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty CP quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Vinh) liên quan đến hiện tượng nước thải được xả ra môi trường chiều ngày 09/02/2023 có màu đục.
  • Nghệ An: Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường?
    Theo người dân phản ánh, Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, đặt tại xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) đã tiến hành xử nước thải có màu đục ra ngoài mương đi ra môi trường. Sự việc nói trên phóng viên đã trực tiếp ghi nhận được hình ảnh vào khoảng hơn 15h25, ngày 09/02/2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO