Bắc Kạn: Đưa hoạt động khoáng sản vào nền nếp

Minh Anh| 23/08/2018 15:59

(TN&MT) - Trong quá trình phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, tỉnh Bắc Kạn quán triệt quan điểm phải quản lý chặt chẽ, tạo hiệu quả thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, chống thất thu ngân sách và thất thoát tài nguyên.

Tài nguyên khoáng sản Bắc Kạn tương đối phong phú, đa dạng. Trong lòng đất khá giàu kim loại màu và kim loại đen… Đây là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội nói chung và công nghiệp khai thác nói riêng.

Tỉnh cũng có các khoáng sản khác như sắt, mănggan, ăngtimon, vật liệu xây dựng và đá quý. Hệ thống núi thấp và trung bình thuộc cánh cung sông Gâm có các loại đá xâm nhập granít, rhyonít, granít haimica và các loại phiến biến chất, thạch anh quắczít, đá sừng…

Cánh cung Ngân Sơn có các loại granít, rhyonít, phiến sét, thạch anh, đá vôi… Khối núi đá vôi Kim Hỷ có tuổi cácbon – pecmi màu xám trắng có cấu tạo kiểu khối, hiểm trở và những biến chất khu vực.

Bắc Kạn hiện có 273 điểm mỏ, thuộc 24 loại khoáng sản. Trong đó, tiềm năng nhất là quặng chì kẽm,sắt, mangan với trữ lượng khá lớn. Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mỏ, điểm mỏ được cấp phép khai thác. Nhìn chung, các mỏ khai thác đảm bảo đúng vị trí được cấp phép. Hoạt động khai thác khoáng sản kim loại trong những năm gần đây có chiều hướng giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ thấp, đặc biệt là quặng sắt.

a3-dtmn.jpeg
Cần chấm dứt hoạt động khai thác manh mún, ô nhiễm môi trường

Về hoạt động chế biến khoáng sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 07 dự án, gồm 4 dự án chế biến sâu chì kẽm, 2 dự án chế biến quặng sắt, 1 dự án chế biến đá trắng. Các dự án được đầu tư nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, khắc phục việc bán quạng thô, tạo giá trị gia tăng, đóng góp ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cơ cấu lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản trong giai đoạn 2004-2018 chiếm khoảng trên dưới 50% trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp toàn tỉnh. Trong giai đoạn 2013-2018 giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản đạt mức tăng trưởng bình quân 7,5%/năm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, công tác phục hồi môi trường tại các mỏ hết hạn cấp phép chưa được nghiêm túc, tình trang thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách còn phổ biến...

30-1621573207-unnamed-1.jpg
Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mỏ, điểm mỏ được cấp phép khai thác

Để nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến khoáng sản, tỉnh Bắc Kạn rà soát, đã điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó công nghiệp khai khoáng phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 8%/năm và đến năm 2030 đạt trên 15%/năm.

Trong thời gian tới, Sở Công thương sẽ tăng cường công tác quản lý và cấp phép

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bắc Kạn: Đưa hoạt động khoáng sản vào nền nếp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO