Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai

Linh Nga | 22/09/2022, 10:15

(TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang đẩy nhanh công tác lập quy hoạch sử dụng đất, đồng thời, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng tiếp cận phương pháp tiên tiến, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thay đổi theo định hướng phát triển

Ông Lê Anh Tú - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Đến nay, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050 cho 8 đơn vị huyện, thị, thành phố. Hiện, UBND tỉnh đang lập Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2022.

13-2-.jpg

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai sẽ đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp tìm kiếm và sử dụng đất đai khách quan, minh bạch

Thực tế cho thấy, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong từng giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong định hướng phát triển của địa phương, đặc biệt, trong việc xác định lại quy hoạch sử dụng đất để thu hút các dự án đầu tư. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và giám sát, thanh tra, đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương vào nền nếp.

Tuy vậy, trong Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt có một số thay đổi. Cụ thể, có một số khu vực đất trước đây thuộc quy hoạch đất ở nông thôn, sau khi công bố quy hoạch mới lại chuyển sang quy hoạch đất nông nghiệp. Điều này đã gây ra một số khó khăn cho người dân.

Ông Lê Anh Tú cho rằng, việc thay đổi quy hoạch sử dụng đất là đúng theo quy định tại Điều 13, Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất là do Nhà nước quyết định. Đồng thời, Luật Quy hoạch và Luật Đất đai hiện nay quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất chỉ còn quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, không còn quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện do UBND huyện lập, thông qua HĐND cùng cấp trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt. Trước khi trình thông qua HĐND cùng cấp, UBND tỉnh phê duyệt, UBND cấp huyện phải tổ chức lấy ý kiến người dân và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên Trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện theo quy định.

Bên cạnh đó, việc thay đổi quy hoạch sử dụng đất là do định hướng phát triển của địa phương thay đổi. Trong đó, có thể giai đoạn trước khu vực đó được quy hoạch sử dụng đất là khu dân cư hoặc quy hoạch là đất ở, nhưng giai đoạn này định hướng thay đổi không bố trí quy hoạch dàn trải, mở rộng mà tập trung theo các tuyến đường giao thông để đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kết nối khu vực...

“Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực, đồng thời, bảo đảm được định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phù hợp với chỉ tiêu phân bố đất đai của các địa phương, các cấp, bắt kịp xu thế phát triển của các vùng lân cận và khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai” - ông Lê Anh Tú nhấn mạnh.

Cần tiếp cận thông tin chính thống

Ông Lê Anh Tú - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay: Thông tin quy hoạch đất đai luôn được nhiều người quan tâm. Song, việc xem các thông tin quy hoạch đất và việc thụ lý hồ sơ bằng các phương pháp thủ công truyền thống tốn nhiều thời gian và công sức, không chỉ cho cơ quan Nhà nước mà còn cho cả người dân. Bởi lẽ, thông thường, người dân muốn xem thông tin quy hoạch phải đến UBND phường hoặc UBND cấp huyện để xem và chờ được giải đáp thắc mắc.

13-1-.jpg

Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bảo đảm định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Hiện tại, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang lập Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2022. Ngay sau khi Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được phê duyệt, UBND các huyện, thị xã, thành phố sẽ tổ chức rà soát, khảo sát các khu vực có kiến nghị, phản ánh của cử tri để xem xét, điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với hiện trạng, định hướng phát triển của tỉnh, đồng thời, đảm bảo quyền lợi sử dụng đất của người dân địa phương.

Từ đó, dẫn đến khả năng Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện quá tải trong việc tiếp dân và phản hồi những thắc mắc của người dân xung quanh vấn đề quy hoạch đất đai. Do đó, việc vận hành ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tra cứu đất đai trên phạm vi toàn tỉnh nhằm giúp người dân, doanh nghiệp, nhà quản lý có cái nhìn tổng quát về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của tỉnh và dễ dàng tìm kiếm các khu vực được quy hoạch sử dụng đất phù hợp với nhu cầu đầu tư.

Vì vậy, tháng 6/2021, Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa ứng dụng di động "Sổ tay Quản lý đất đai (iLand)" vận hành trên hệ điều hành Android và iOS. Phần mềm tích hợp quy hoạch sử dụng đất qua app iLand.BRVT được xây dựng trên phương châm đơn giản, dễ sử dụng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nên đã thu hút hàng trăm nghìn lượt người tham gia khai thác, góp phần minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận thông tin đất đai đến từng thửa đất.

Ông Lê Anh Tú cho biết: Hiện nay, ứng dụng có tên là “Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” với các thông tin quy hoạch chính xác, không chỉ giúp người dân dễ dàng kiểm tra quy hoạch đất, ứng dụng này còn giúp công tác quản lý đất đai của ngành TN&MT thuận lợi hơn khi các dữ liệu về đất đai được cập nhật, số hóa. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số đối tượng lợi dụng ứng dụng tra cứu quy hoạch sử dụng đất của Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để quảng cáo bán một số ứng dụng (app) kiểm tra quy hoạch sử dụng đất không chính thống trên mạng xã hội.

Cụ thể, chỉ cần khách hàng có nhu cầu, bỏ tiền mua cài đặt ứng dụng với mức giá từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng thì các đối tượng này sẽ cung cấp ứng dụng quy hoạch sử dụng đất. Ứng dụng này có thể thay đổi thông tin quy hoạch thửa đất theo hướng có lợi cho người bán; có thể thay đổi quy hoạch từ đất trồng cây hằng năm lên quy hoạch đất thổ cư; thay đổi từ đất dự án sang đất ở đô thị… gây thiệt hại lớn cho người dân và doanh nghiệp nếu sử dụng thông tin trên những app lừa đảo này.

Trước chiêu trò nêu trên, Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khuyến cáo người dân, doanh nghiệp, nhất là vùng nông thôn cần hết sức thận trọng, tỉnh táo, cảnh giác với app kiểm tra quy hoạch sử dụng đất không chính thống trên mạng xã hội nhằm tránh phải gánh lấy hậu quả không mong muốn và hệ lụy cho gia đình, xã hội.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Lãnh đạo Bộ TN&MT tiếp công dân định kỳ tháng 3/2023
    Ngày 30/3, tại trụ sở tiếp công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 3/2023 của Bộ.
  • Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề về môi trường
    (TN&MT) - Đã từng trải qua giai đoạn kinh tế phát triển nhanh như Việt Nam, đối diện với những vấn đề về môi trường và đã vượt qua bằng việc điều chỉnh các chính sách quản lý. Từ kinh nghiệm đó, Hàn Quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam để đảm bảo đạt được các mục chung của toàn cầu” - Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc Kum Han Seung khẳng định.
  • Ngân hàng Thế giới xây dựng Khung đối tác quốc gia với Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều ngày 28/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã tiếp và làm việc với bà Stefanie Stallmeister - Giám đốc Điều hành hoạt động Dự án Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Hai đoàn đã trao đổi về nhu cầu xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên môi trường trong thời gian tới.
  • Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Phát biểu tại Chương trình gặp mặt cán bộ đoàn các thời kỳ và Tọa đàm “Khát vọng tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ TN&MT tổ chức chiều 28/3, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành mong muốn trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên Bộ cần tập trung thường xuyên trau dồi kỹ năng, kiến thức cho mỗi đoàn viên, thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu “Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam
    (TN&MT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 40/NQ-CP 2023 về Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Sửa đổi chính sách lồng ghép thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26
    (TN&MT) - Từ nay đến năm 2025, Bộ TN&MT sẽ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó lồng ghép các nội dung thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
  • Hà  Nội: Bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Ngày 23/3, tại quận Nam Từ Liêm, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc điều động ông Nguyễn Huy Cường, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND Quận Nam Từ Liêm đến nhận công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở.
  • Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều 20/3, tại Hà Nội, Cục Khoáng sản Việt Nam tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Công đoàn Cục Khoáng sản Việt Nam và ra mắt Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời Cục Khoáng sản Việt Nam. Ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT dự và trao Quyết định.
  • Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh
    (TN&MT) - Phát biểu tại phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) sáng 19/3, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên khẳng định: Ngành tài nguyên và môi trường cam kết luôn lắng nghe, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để hoàn thiện cơ chế chính sách, nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
  • Bộ TN&MT hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Bộ TN&MT vừa có Công văn gửi các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam đề nghị quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp chủ đề Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Thúc đẩy nghiên cứu biến đổi khí hậu phục vụ quá trình phát triển bền vững
    (TN&MT) - Ngày 17/3, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KHKTTV&BĐKH) đã tổ chức Hội thảo Khoa học thường niên lần thứ XXV với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số và khoa học mở trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đất nước”.
  • Phổ biến các quy định pháp luật ứng phó BĐKH trong Luật Bảo vệ môi trường cho các tỉnh, thành miền Trung
    (TN&MT) - Sáng ngày 16/3, tại Đà Nẵng, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường” cho đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị ở khu vực miền Trung.
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ứng phó với biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Ngày 16/3, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo “Khí hậu Việt Nam - Hợp tác giáo dục nhằm đạt được sự thay đổi bền vững tại các vùng đồng bằng Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Tri thức Orange và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho giai đoạn 2019 - 2023, nhằm nâng cao nguồn chất lượng nhân lực và giải quyết những thách thức trong bối cảnh biến đổi khí hậu mà Việt Nam đang phải đối mặt.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, khai thác quỹ đất công: Triển khai nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng bước đi vào nền nếp và đạt được một số kết quả nhất định. Điển hình là công tác quản lý, khai thác quỹ đất công luôn được các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả quản lý, sử dụng hợp lý, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO