Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát huy lợi thế nguồn lực đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững

Linh Nga | 15/11/2022, 07:27

(TN&MT) -Thời gian qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều chính sách, kế hoạch theo đề án giảm nghèo của Nhà nước nhằm cải thiện đời sống, giảm thiểu số hộ nghèo trong toàn tỉnh. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng giao cho các sở, ngành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

a1.-ung-dung-iland(1).jpg
Ứng dụng iLand tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận thông tin đất đai


Phát huy lợi thế nguồn lực đất đai

Theo Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời gian qua, để có các cơ sở dữ liệu khoa học, bản đồ chính xác phục vụ cho mục tiêu quản lý, khai thác và sử dụng đất trong toàn tỉnh, Sở TN&MT đã tích cực triển khai thực hiện đo vẽ chỉnh lý bản đồ địa chính; chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính; đồng thời, chuyển đổi hồ sơ địa chính phần thuộc tính sang dạng số bằng phần mềm Vilis; triển khai thi công công trình đo đạc lập bản đồ phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Ông Lê Anh Tú, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Từ khi triển khai ứng dụng CNTT trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai với sự hỗ trợ các phần mềm, thiết bị điện tử đã giúp tiến độ và chất lượng đo đạc đã được nâng lên rõ rệt; bảo đảm độ chính xác theo quy phạm một cách dễ dàng. Sản phẩm đo đạc bản đồ được thành lập dạng số giúp cho việc lưu trữ, khai thác sử dụng tiện lợi hơn.

Trong đó, nổi bật nhất là việc đưa vào sử dụng ứng dụng di động "Sổ tay Quản lý đất đai (iLand)" vận hành trên hệ điều hành Android và iOS. Ứng dụng này cho phép người dân tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh trực tiếp bằng thiết bị di động hoặc trên bất cứ thiết bị nào có kết nối internet như máy tính bảng, máy tính. Ngoài ra, người dân còn có thể truy cứu thông tin pháp lý của sổ đỏ.

Để phát huy lợi thế nguồn lực đất đai thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của Sở TN&MT, nhất là triển khai App giám sát quyền sử dụng đất đến tổ chức, cá nhân; tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy định đảm bảo điều kiện cho chuyển đổi số về tài nguyên và môi trường, nhất là về lĩnh vực đất đai; tiếp tục tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai cho người dân.

a2.-huong-dan-tra-cuu(1).jpg
Hướng dẫn tra cứu thông tin về thửa đất bằng bất cứ thiết bị nào có thể kết nối internet

Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững

Theo báo cáo mới đây của Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy, thời gian qua, dựa trên cơ sở dữ liệu địa chính đã do đạc hoàn thành, Sở TN&MT đã vận hành phần mềm Vilis để quản lý và cung cấp tài khoản cho các Văn phòng Đăng ký đất đai các địa phương để theo dõi việc cấp sổ đỏ, đăng ký biến động… nhằm nâng tỷ lệ giải quyết đúng hạn đối với hồ sơ hộ gia đình, cá nhân theo thẩm quyền.

Ông Đỗ Đình Quốc, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Công tác cấp sổ đỏ luôn được Sở ngành liên quan và chính quyền địa phương quan tâm thực hiện. Trong đó, việc đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ cho người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số là công tác quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Cụ thể, nhờ có sổ đỏ, người dân được thế chấp vay vốn ngân hàng lấy vốn để phát triển kinh tế, đến nay nhiều hộ gia đình vùng nông thôn đã có kinh tế khá giả hơn.

Điển hình, như gia đình bà Trần Thị Nga (xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc) có hơn 2ha đất nông nghiệp, tuy nhiên do không có vốn để đầu tư sản xuất nên nhiều năm trước đây, gia đình bà Nga chỉ biết sử dụng phần đất này để trồng cây mỳ, cây hoa màu ngắn ngày. Mặc dù, công sức bỏ ra nhiều nhưng hiệu quả kinh tế thu về không cao, khiến cho cuộc sống của gia đình bà Nga luôn lâm vào tình cảnh khó khăn.

a3.-cap-so-do-cho-dan(2).jpg
Công tác cấp “sổ đỏ” cho người dân luôn được Sở ngành, địa phương quan tâm thực hiện

Tuy nhiên, khi được tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng để chuyển sang trồng tiêu và cà phê, kinh tế của gia bà Nga đã trở lên khấm khá hơn trước. Bà Nga chia sẻ: “Từ khi được cơ quan Nhà nước cấp sổ đỏ, gia đình tôi có cơ sở chứng minh tài sản để vay vốn. Mấy năm gần đây, gia đình tôi đã vay vốn từ ngân để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp như mua phân bón, dụng cụ máy móc… nên hiêu quả kinh tế từ việc sản xuất nông nghiệp đã cao hơn, gia đình tôi đã có của ăn của để”.

Ông Lê Anh Tú, Phó Giám đốc Sở TN&MT Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay: Thời gian tới, Sở TN&MT sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với Chi cục Thuế triển khai thực hiện công tác luân chuyển thông tin địa chính bằng hình thức điện tử giữa cơ quan Thuế và cơ quan Đăng ký đất đai để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai; đồng thời, tiếp tục phối hợp với cơ quan Bưu chính triển khai mô hình tiếp nhận hồ sơ đăng ký trực tuyến và chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại để giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai.

Thời gian qua, để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững, Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm minh bạch thông tin về đất đai, giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin về thửa đất theo nhu cầu, giảm thiểu rủi ro khi giao dịch. Thời gian tới, Sở TN&MT tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai, hướng đến sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bài liên quan
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận) được các ngành chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung giải quyết và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy vậy, đến nay nhiều địa phương trong tỉnh vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong công tác này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Gỡ vướng trong triển khai hỗ trợ đất ở, đất sản xuất vùng đồng bào DTTS&MN
(TN&MT) – Những năm qua, Sơn La đã đẩy mạnh rà soát, bố trí quỹ đất để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất, góp phần từng bước nâng cao chất lượng sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững. Liên quan đến vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Dương – Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
Đừng bỏ lỡ
  • Văn phòng ĐKĐĐ Vĩnh Phúc: Lấy chỉ số hài lòng của dân làm thước đo thay đổi
    Điều chỉnh hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai (ĐKĐĐ), 100% cán bộ, nhân viên tuân thủ đạo đức công vụ, văn minh công sở, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp - đây là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, là bước thay đổi ngoạn mục đo bằng chỉ số hài lòng của dân đang hiện hữu tại Vĩnh Phúc.
  • Cả nước còn gần 1,2 triệu ha đất chưa sử dụng
    Bộ TN&MT vừa công bố Quyết định số 719/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2021 (tính đến ngày 31/12/2021). Trong đó, có gần 1,2 triệu ha thuộc nhóm đất chưa sử dụng.
  • Quảng Bình: Kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án đầu tư chậm tiến độ
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các dự án chậm tiến độ, làm cơ sở thu hồi đất theo quy định, tránh lãng phí nguồn lực đất đai.
  • Quản lý đất đai cấp cho đồng bào dân tộc còn bất cập
    Theo báo cáo mới nhất về kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc (năm 2019), cả nước còn có 24.532 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở; 210.400 hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất.
  • “Sổ đỏ” mang tên cả vợ lẫn chồng : Tạo điều kiện để phụ nữ chủ động phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo
    Phụ nữ và nam giới bình đẳng về quyền sử dụng (QSD) đất được đề cập trong các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam. Nội dung này được thể hiện trong Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Thanh Hoá: Có 429.337 ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có Báo cáo số 47/BC-UBND, ngày 19/3/2023 về việc tổng hợp kết quả tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi). Các tổ chức, cá nhân góp ý 16 chương với 429.337 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Infographic: Chính sách đất đai đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đó, có nhiều chính sách về đất đai hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO