Bà Rịa - Vũng Tàu: Đảm bảo an toàn nguồn nước phục vụ giảm nghèo bền vững

Linh Nga (thực hiện) | 14/03/2023, 15:52

(TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.

a1-tnn-brvt(2).jpg
Ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu


PV: Xin ông cho biết, để quản lý, bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện những giải pháp nào?
Ông Đặng Sơn Hải:

Trong những năm gần đây, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đã đề ra hàng loạt biện pháp, giải pháp cấp bách để bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Chủ trương của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu là không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế. Trong đó, Bà Rịa -Vũng Tàu đã có nhiều văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tăng cường các giải pháp thực hiện quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, Tỉnh ủy Bà Rịa -Vũng Tàu đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TU về công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương cần phải thực hiện các giải pháp bảo vệ nghiêm ngặt các hồ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn, nhất là đối với các hồ: Đá Đen, Sông Ray, Sông Hỏa, Suối Các, Núi Nhan, Châu Pha, Kim Long, Suối Nhum...; đồng thời, rà soát, cương quyết di dời các cụm công nghiệp, cơ sở chăn nuôi, sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở thượng nguồn và các hồ cấp nước.
UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cũng đã ban hành Quyết định về công bố danh mục các dự án không thu hút đầu tư, hạn chế thu hút đầu tư tại vùng thượng nguồn thuộc bản đồ khoanh vùng bảo vệ hồ chứa nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Quyết định nhằm hạn chế các ngành nghề có tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân; ban hành văn bản yêu cầu các Sở, ban, ngành và các địa phương tăng cường công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Trong đó, các Sở, ngành, địa phương cần chú trọng đến việc quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; nghiêm cấm các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ nguồn nước như: xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc, công trình và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây đe dọa, làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước, gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước...

a3.-tnn-brvt(1).jpg
Tiếp tục vận hành mạng quan trắc để theo dõi, giám sát chất lượng nước tại các hồ chứa nước ở địa phương

PV: Trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước, địa phương đã gặp những khó khăn nào, thưa ông?
Ông Đặng Sơn Hải:

Hiện nay, xung quanh các khu vực các hồ chứa nước của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đều có dân cư sinh sống và sản xuất nông nghiệp, do đó vẫn còn tình trạng một số hộ dân xả nước thải chăn nuôi gia súc trực tiếp ra môi trường, vứt vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước.
Bên cạnh đó, một số hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn còn duy trì nếp sống theo thói quen, tập tục như chăn nuôi gia súc thả rông, để phân gia súc vương vãi xung quanh nhà và đường đi, gặp mưa bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước; chưa có ý thức thu gom rác vào đúng nơi quy định; vứt rác thải bừa bãi xuống suối làm cho môi trường sống mất đi mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường.

a2-ttn-brvt(1).jpg
Chú trọng công tác tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của nguồn tài nguyên nước cho người dân

PV: Để công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước gắn với giảm nghèo bền vững, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ triển khai những giải pháp nào, thưa ông?
Ông Đặng Sơn Hải:

Trong thời gian tới, nhằm quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt, bảo đảm an ninh, an toàn các nguồn nước, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương, Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tập trung thực hiện các giải pháp như: Tiếp tục vận hành mạng lưới quan trắc tài nguyên nước để theo dõi, giám sát nguồn tài nguyên nước, kịp thời đưa ra các cảnh báo để ứng phó, khắc phục việc ô nhiễm nguồn nước; thực hiện rà soát, điều chỉnh mạng lưới quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; lập phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra để tích hợp vào quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sở TN&MT cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ, cải thiện cảnh quan, môi trường nơi sinh sống và sản xuất; hướng dẫn người dân vùng nông thôn, nhất là người đồng bào DTTS thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng vào bể chứa rác thải thuốc BVTV, tuyệt đối không vứt bao bì, chai lọ thuốc BVTV ra môi trường tự nhiên, nhất là các sông, suối, kênh rạch làm ảnh hưởng đến an toàn nguồn nước.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO