Australia liệt kê gấu túi vào danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng

Mai Đan | 12/02/2022, 14:24

Ngày 11/2, Australia đã liệt kê gấu túi (koala) ở vùng bờ biển phía Đông của nước này vào danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng.

4608.jpg
Australia liệt kê gấu túi vào danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: AAP

Gấu túi là một biểu tượng động vật hoang dã đặc trưng của Australia được công nhận trên toàn cầu. Theo ông Stuart Blanch, nhà khoa học bảo tồn thuộc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Australia, gấu túi đi từ loài không nằm trong nhóm “dễ bị tổn thương” đến danh sách loài “dễ bị tổn thương” và sau đó thuộc loài có “nguy cơ tuyệt chủng” chỉ trong vòng 1 thập kỷ. Đó là một sự suy giảm nhanh đến mức kinh ngạc.

Theo các nhà bảo tồn, quần thể gấu túi đã giảm mạnh ở hầu hết khu vực phía Đông Australia trong 2 thập kỷ qua và chuẩn bị đi đến bờ vực tuyệt chủng. Ủy ban Khoa học Các loài có nguy cơ tuyệt chủng Australia - một cơ quan tư vấn độc lập với chính phủ ước tính, gấu túi đã giảm từ 185.000 con năm 2001 xuống còn 92.000 con vào năm 2021.

Bộ trưởng Môi trường Australia Sussan Ley đã chấp nhận đề xuất của Ủy ban khoa học về các loài bị đe dọa về việc quần thể gấu túi ở bang New South Wales, Lãnh thổ Thủ đô Australia và Queensland cần phải được bảo tồn ở một cấp độ cao hơn.

Bộ trưởng Sussan Ley tuyên bố, Australia đang khẩn trương hành động để bảo vệ gấu túi, đồng thời nhấn mạnh cam kết gần đây của chính phủ về việc chi 36 triệu USD để bảo vệ và phục hồi môi trường sống của loài này. Các tổ chức môi trường hoan nghênh động thái mới của chính phủ Australia đối với loài gấu túi.

Ông Blanch nhấn mạnh: "Quyết định trên được hoan nghênh nhưng nó sẽ không ngăn gấu túi khỏi nguy cơ tuyệt chủng nếu không có luật pháp mạnh mẽ hơn, cùng với đó là các biện pháp khuyến khích chủ đất bảo vệ môi trường sống trong rừng của gấu túi”.

Bà Alexia Wellbelove thuộc Hiệp hội Nhân đạo Quốc tế cảnh báo, gấu túi bờ Đông có thể bị tuyệt chủng vào năm 2050 nếu chúng ta không hành động.

Gấu túi Australia là một trong những loài chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của trận cháy rừng tàn khốc được gọi là "Mùa hè đen" từ năm 2019 đến năm 2020. Trước đó, cuộc sống của gấu túi cũng bị tác động không nhỏ do nạn phá rừng, hạn hán, dịch bệnh, xe hơi đâm và chó tấn công.

Theo Tổng hợp từ Guardian & AFP
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Khủng hoảng nước có liên hệ mật thiết với biến đổi khí hậu
(TN&MT) - Ngày 17/3, Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế nguồn nước vừa công bố báo cáo mới “Đảo ngược tình thế: Lời kêu gọi hành động tập thể”, đề cập tới khủng hoảng nguồn nước trên thế giới.
Đừng bỏ lỡ
  • Niger tham gia thỏa thuận chia sẻ nước xuyên biên giới quan trọng của Liên Hợp Quốc
    (TN&MT) - Niger vừa tuyên bố quốc gia này sẽ tham gia một thỏa thuận chia sẻ nước quan trọng của Liên Hợp Quốc với các nước láng giềng ở Hồ Chad trong khu vực Sahel ngày càng bị hạn hán.
  • Hành động táo bạo và hợp tác hiệu quả để cứu một triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng
    (TN&MT) - Nhân Ngày Thế giới bảo vệ động thực vật hoang dã (3/3), các nhà lãnh đạo trên toàn hệ thống Liên Hợp Quốc đã kêu gọi hành động táo bạo và hợp tác hiệu quả hơn để bảo vệ các loài động vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Kỷ niệm Ngày Cỏ biển Thế giới lần đầu tiên: Tập trung vào bảo tồn
    (TN&MT) - Ngày 1/3, nhân dịp lễ kỷ niệm đầu tiên của Ngày Cỏ biển Thế giới, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi hành động nhiều hơn để bảo vệ cỏ biển - một trong những hệ sinh thái biển quan trọng và phổ biến nhất trên hành tinh.
  • Thổ Nhĩ Kỳ và Syria phục hồi sau động đất: WFP tiếp tục kêu gọi cộng đồng hỗ trợ
    (TN&MT) - Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) David Beasley vừa cho biết, mặc dù cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng huy động để hỗ trợ người dân địa phương nhưng tác động của trận động đất tấn công Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ngày 6/2 sẽ còn kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm tới.
  • Châu Âu đối mặt với hạn hán nghiêm trọng
    (TN&MT) - Một đợt nắng nóng mùa đông, lượng mưa thấp kỷ lục và tình trạng thiếu tuyết đáng kinh ngạc ở châu Âu đang đẩy các con sông, kênh và hồ trên khắp lục địa xuống mức thấp đáng báo động. Các chuyên gia cảnh báo hạn hán nghiêm trọng năm ngoái có thể lặp lại.
  • Giải quyết khủng hoảng nước và BĐKH ở Sudan: Trao quyền cho hàng nghìn phụ nữ
    (TN&MT) - Nằm ở rìa phía Nam của sa mạc Sahara, Sudan có khí hậu thay đổi từ sa mạc và bán sa mạc ở phía Bắc, đến thảo nguyên khô cằn trên khắp đất nước.
  • Năm 2050, tiêu thụ nhựa sẽ tăng gần gấp đôi
    (TN&MT) - Ngày 26/2, hai tổ chức Economist Impact và The Nippon Foundation công bố báo cáo cho thấy nếu không có một hiệp ước toàn cầu toàn diện và ràng buộc về mặt pháp lý để hạn chế tiêu thụ nhựa, việc sử dụng nhựa ở các nước G20 sẽ tăng gần gấp đôi vào giữa thế kỷ này.
  • Công bố Danh sách Carbon Clean200 năm 2023
    (TN&MT) - Hai tổ chức As You Sow và Corporate Knights vừa phát hành Danh sách Carbon Clean200 năm 2023 - Bảng xếp hạng vinh danh 200 doanh nghiệp niêm yết toàn cầu đang dẫn đầu về kiến tạo năng lượng sạch trong tương lai. Số liệu cho thấy, các công ty Clean200 đã tạo ra tổng lợi nhuận cao hơn các công ty nhiên liệu hóa thạch.
  • Gánh nặng nợ nần ảnh hưởng khoản chi cho ứng phó với biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết 25 quốc gia có nền kinh tế đang phát triển hiện có khoản thanh toán nghĩa vụ trả nợ nước ngoài cao hơn 20% tổng doanh thu. Đây là số lượng quốc gia cao nhất trong hơn hai thập kỷ, điều này ảnh hưởng đến chi tiêu cho các dịch vụ thiết yếu, bao gồm cả các biện pháp thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Ngày Khí tượng Thế giới 2023: Thời tiết, khí hậu và nước - Tương lai qua các thế hệ
    (TN&MT) - Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), chủ đề của Ngày Khí tượng thế giới năm nay là “The Future of Weather, Climate and Water across Generations - tạm dịch Thời tiết, khí hậu và nước - Tương lai qua các thế hệ”.
  • Lo ngại về nguồn nước an toàn do thời tiết khắc nghiệt cao hơn biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Trong một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường, các nhà nghiên cứu của Trường Chính sách Công USC Sol Price, Trường Đại học Dornsife về Văn thư, Nghệ thuật và Khoa học thuộc Đại học Nam California (USC) (Mỹ) và Liên Minh Bảo Tồn Nguồn Nước đã đánh giá mức độ lo ngại của con người đối với thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu, mối quan tâm về an toàn nguồn nước, trong đó đề cập đến chất lượng của nước uống.
  • 10 trận động đất kinh hoàng nhất thế kỷ 21
    (TN&MT) - Trận động đất lớn tấn công Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào ngày 6/2 là trận động đất kinh hoàng thứ 5 trong thế kỷ này.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO