Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Năm, 24/7/2025 13:12 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp theo công nghệ lần thứ 4

Thứ Sáu 06/12/2019 , 12:41 (GMT+7)

(TN&MT) - Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp nhằm thúc đẩy các cơ sở sản xuất công nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, năng lương, nâng cao năng suất chất lượng phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Thành phố Hà Nội là thủ đô nên được được Bộ Công thương, Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) chọn là một trong những đơn vị đầu mối triển khai chương trình sản xuất sạch hơn, các cán bộ triển khai sản xuất sạch hơn đã tiếp thu các kiến thức, kỹ năng, năng lực qua thực tiễn, góp phần hoàn thành các nội dung của chương trình. Các doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của sản xuất sạch hơn giúp giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh, phát triển bền vững và giảm ô nhiễm môi trường.

Áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ở Hà Nội đã góp phần giảm ô nhiễm môi trường

Triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn đã giúp các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, cung cấp các cơ hội giảm chi phí nhờ giảm tổn thất, tăng cường tuần hoàn và tái sử dụng, nâng cao năng suất chất lượng, góp phần cải thiện môi trường làm việc, giảm tải lượng dòng thải ngay từ đầu vào giảm ô nhiễm môi trường tại vào hệ thống tiếp nhận xả thải Thành phố. Đảm bảo an sinh xã hội trong khu vực tiếp nhận xả thải, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, hỗ trợ cơ sở sản xuất thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đã thực hiện lồng ghép với các chương trình khác của Thành phố như: Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ngành công thương và các hoạt động Khuyến công, sản phẩm chủ lực của Thành phố.

Sau 10 năm triển khai Chương trình, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn những khó khăn cần phải khắc phục. Đội ngũ cán bộ có hiểu biết, có thể triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tại phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã, và các doanh nghiệp thay đổi nhiều. Chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ Công thương, không có kinh phí hỗ trợ triển khai cho giai đoạn 2016 – 2020 nên việc triển khai chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn Thành phố gặp nhiều khó khăn. Thông tin các hoạt động, kiến thức về áp dụng sản xuất sạch hơn chưa được cập nhật thường xuyên và liên tục từ Trung ương.

Chính vì vậy, căn cứ Quyết định số 5768/QĐ-UBND ngày 29/10/2015 về việc ban hành Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 – 2020, UBND thành phố Hà Nội đã tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019, 2020.

Hơn 10 năm trước Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/09/2009. Đây là cơ sở để nên UBND thành phố Hà Nội ban hành các Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp theo các giai đoạn tại các Quyết định số 3090/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 và Quyết định số 5768/QĐ-UBND ngày 29/10/2015.

Không chỉ có vậy, về lâu dài, cần thiết phải xây dựng chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp giai đoạn sau 2020 để hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế thế hệ mới phù hợp với Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Theo đó, đẩy mạnh áp dụng sản xuất sạch hơn theo công nghệ công nghiệp lần thứ 4 tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố nhằm sử dụng tài nguyên thiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu hợp lý, hiệu quả; Giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đảm bảo lợi ích lâu dài trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế thế hệ mới.

Xem thêm
Hơn 80 nông sản Hoa Kỳ sẵn sàng chinh phục người tiêu dùng Việt

Từ 23/7 đến 6/8, người tiêu dùng Việt có thể trải nghiệm mua sắm kết hợp khám phá ẩm thực Mỹ độc đáo ở siêu thị MM Mega Market Thăng Long.

Bảo hiểm thất nghiệp: Lợi ích kép cho người lao động và doanh nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là ‘bệ đỡ’ an sinh cho người lao động lúc mất việc mà còn hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

Mở tài khoản doanh nghiệp online với VietinBank eFAST

Chỉ vài phút trên điện thoại, doanh nghiệp đã sẵn sàng giao dịch với tài khoản thanh toán online (eKYC) từ VietinBank eFAST! Không cần hồ sơ giấy, không cần đến quầy, VietinBank mang đến trải nghiệm ngân hàng số hiện đại dành cho doanh nghiệp.

[Bài 5]: Gợi mở cho kinh tế tư nhân Việt Nam

Bên cạnh chính sách, nền nông nghiệp của một số quốc gia đã cất cánh nhờ biết đặt doanh nghiệp tư nhân làm hạt nhân kiến tạo chuỗi giá trị.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Chuyển khoản bị treo 30 phút, ngân hàng phải báo cáo

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 15/2024/TT-NHNN.

Bình luận mới nhất