Áo mùa Xuân cho biển

Hồ Minh Tâm | 22/01/2023, 01:53

(TN&MT) - “Ngày xưa biển không có cát như bây giờ/ Ngày xưa biển không có sóng vỗ bờ…” - Đấy là nhạc sĩ Thanh Tùng vì yêu mà thay đổi cả thế gian nên bảo thế. Tùy thôi, nói gì thì nói, hát gì thì hát,... nhưng biển ngày xưa vẫn có cát như bây giờ, biển ngày xưa cũng có sóng vỗ bờ. Biển ngày xưa, bờ ngày xưa...

Làng tôi, một cái làng nhỏ xinh ven sông, “nửa đồi núi/nửa ruộng đồng/sông bao quanh làng, bốn bến đò ngang”... Cho đến bây giờ, khi đã quăng quật khắp chốn thị thành, trong một đêm nhớ làng, nhớ mẹ hay nhớ gì loanh quanh chẳng rõ, tôi đã mường tượng về khuôn vóc làng mình như thế.

Đầu làng tôi gối lên bóng lưng Rú Vắp, chân làng tôi xuôi dài phía sông Gianh, cửa biển. Sông thì xanh và núi thì nâu. Xanh cũng ba bảy đường xanh. Sông làng tôi xanh là bởi sông không một chút phù sa, lòng sông là đá vôi, là cuội sỏi. Núi nâu là bởi núi chỉ đá ong, núi trọc đầu, sông và núi cho làng tôi muôn màu đói và khát. Một thời, đã một thời của ông bà, cha mẹ, cả làng tôi như vậy. Quần quật mưa nắng, quần quật ruộng vườn quanh năm, cũng chỉ để... thiếu ăn. Giờ làng tôi nhờ cửa sông, nhờ rong rêu từ biển sạch mà tôm tôm cá cá rồi khá lên.

axcb.jpg

Làng chỉ cách biển vài ba cây số, chẳng hiểu sao bao nhiêu năm tuổi này tuổi nọ, tôi không có lấy một lần ra nhúng mình xuống biển. Tại không biết bơi, hay tại thời đó tắm biển chưa phải là nhu cầu của mùa hè, chẳng phải là một sự hưởng thụ, nhẽ thế?!

Nghèo đói đóng khung ý nghĩ, nghèo đói có thể không làm con người ta hèn, nhưng chắc chắn sẽ làm cho người ta tự đánh mất nhiều cơ hội, kể cả những cơ hội từ đâu đó kề bên. Mãi những năm ra Huyện học cấp 3, những lối đi về... ngang qua chiếc loa trên đầu trụ điện thị trấn, nghe chị Ngọc Bích hát... tôi mới tò mò, mới tiếc nuối cái thờ ơ của mình với biển. Ừ, thì làm lại vậy, đọc lại vậy, yêu lại vậy, biển quê mình vẫn đấy, vẫn trải hết mình ra đấy chứ đâu, biết bắt đầu thì có bao giờ là muộn.

Và, tôi bắt đầu...

Tôi bắt đầu tìm câu trả lời cho những hoài nghi của mình: Cát ngày xưa có trắng như bây giờ? Cát bảo: cát trắng hơn, bởi bờ xưa không bị quá nhiều bùn đất từ núi trọc cuộn về mùa mưa lũ, cát ngày ấy trắng hơn bởi núi ngày xưa xanh hơn... như em ngày xưa hay cười hơn bây giờ, bởi ngày xưa tóc anh chưa từng nhuốm bạc... ấy là tôi nghe vợ chồng hàng xóm trò chuyện với nhau, trách nhau vậy thôi.

Miền Trung, nơi cái vòng hai duyên dáng eo thon, biển Nhật Lệ, biển Trung Trạch, biển Đá Nhảy quê tôi... mỗi ban mai ra bờ phi lao vươn vai hít thở, dang tay ra phía nào cũng đụng biển. Chẳng phải đặc ân gì cho Quảng Bình, cho miền Trung của tôi, mà từ Bắc chí Nam, biển vẽ đường cho núi non mềm mại. Biển như tấm lụa dài ngày đêm gọi gió về chơi.

Nhờ đặc thù nghề nghiệp, tôi được đi, được sống kề biển nhiều nơi. Hồi nhỏ, mặc định trong đầu: Mặt trời mọc lên từ biển, lặn phía núi. Không phải luôn thế đâu, không phải cứ theo thói quen, nếp cũ thì không sai. Năm 2007, tôi đang quản lý một hạng mục ở khu lấn biển Rạch Giá, nhớ một chiều muộn, khi đang vùi đầu vào tập bản vẽ A0 chằng chịt số má bình đồ thì cô bạn đồng nghiệp xinh đẹp và vui nhộn vỗ cái đốp vào vai: “Ra bờ biển ngồi vừa lai rai vừa ngắm mặt trời lặn anh, làm gì lắm... mắm cũng từ cá mà ra thôi à, hihi”. Giọng miền Tây, nụ cười hồn nhiên của cô gái miền Tây… Ừ thì đi, sợ gì.

Quả nhiên, không phải vì bia hay vì nụ cười mà mặt trời lặn từ phía biển... mà bởi cuối trời Nam, gần cái Mũi Cà Mau, cả một dải từ Hà Tiên qua Rạch Giá, Rạch Sỏi đến Cà Mau... nó thế, toàn biển. Vì cái Mũi xinh xinh nhòn nhọn mà mặt trời chẳng muốn đi xa, lên từ biển, rồi lại xuống... với biển.

Khu đô thị lấn biển hàng trăm héc-ta ở Rạch Giá ấy, giờ đây nườm nượp đông vui, quán bia cũ vẫn còn, quán bar, cà phê và những dãy nhà mọc dày hơn nấm. Rất nhanh, những bãi lau bãi sậy ngày xưa giờ là nhà phố liền kề, khu biệt thự, những công viên, những đường nhựa bao quanh... Biển bao dung ngàn đời, bờ hiền hòa khắp cõi, ngàn đời vốn thế. Nay con người làm cho đổi thay... tốt thôi, chỉ mong rằng sự can thiệp của con người không làm biển đau, trời giận. Sự sống trên Trái đất này chỉ được duy trì và phát triển một cách bền vững khi mọi can thiệp của con người dù với mục đích tốt hơn cho bờ lau bãi sậy thì cũng phải tuân theo một quy luật: Thuận thiên.

Những khu lấn biển cấp tốc, những đồ án hào nhoáng sang trọng ở Rạch Giá và vài nơi khác xinh đẹp mọc lên trên biển... có ai đủ thời gian để nghe biển buồn - vui?!

Nhưng tôi chắc hàng phi lao già hơn hồi đó, lá thưa hơn hồi đó, cô bạn đồng nghiệp của tôi cũng lên thành phố theo chồng. Mặt trời vẫn cứ đêm ngày xuống rồi lên với biển, chẳng biết lòng biển như xưa, hay buồn vui đục trong xói lở thế nào? Gần chục năm rồi, tôi chưa trở lại... tự dưng nhớ lùm xùm lau sậy ngày xưa.

Và, tôi bắt đầu...

Khi không, nhiều khi nhớ biển. Nhớ một đêm, chẳng hiểu vì nóng không ngủ được, hay vì nhớ biển Nhật Lệ, tôi phóng xe một mạch trong đêm từ Hà Nội về Đồng Hới. Nước trong veo, nước lăn tăn, cát mịn trắng, cát dài, cát vắng... Tôi đánh trần, tôi lột tất, lột giày, tôi ngấu nghiến, tôi hưởng thụ biển tôi.

Tôi thăm biển. Tôi thăm tôi. Thăm cả bãi dài muống biển. Bên trong những vạt tím lơ ngơ, ai đó uống xong, thuận tay quẳng những chiếc vỏ chai Men rỗng ruột, vài ba túi ni lông, hộp xốp đựng đồ ăn,… nằm chòng queo ngoài ý thức.

Tôi xót biển tôi như xót tấm áo mới mẹ mua cho ngày Tết bị vấy bẩn. Chỉ là, áo Tết của tôi màu trắng, còn áo biển thì xanh. Chỉ là, áo tôi có thể phôi phai, nhưng màu biển thì vẫn có thể xanh trong trở lại nhờ ý thức của con người. Trong nỗi xót xa, tôi cứ nghĩ, ai cũng gọi biển là Mẹ Biển để đòi hưởng đặc ân từ Mẹ, mà không ai xem biển là con. Để giống như những đứa con mỗi năm được mẹ sắm cho áo Tết, bẩn thì giặt, cũ thì làm mới.

Mà chả cần phải đợi hết năm đâu, ngày nào người ta cũng thế, cũng bớt đi một cái vỏ chai, vỏ lon, một túi ni lông, bớt đi một miệng cống đen ngòm,… thì ngày nào cũng là Tết đến xuân về của Biển.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền 
    (TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế biển, từng bước đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền
  • Phát triển kinh tế rừng – góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo
    Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Những triệu phú ở xã đào Xuân Quang
    Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây đào cảnh.
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
  • Hà Nội: Điều chỉnh giao thông giảm ùn tắc nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng
    (TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông Hà Nội sẽ tiến hành thí điểm điều chỉnh tổ chức lại nút giao nói trên, nút giao Ngã Tư Sở và các nút giao lân cận.
  • Văn Yên (Yên Bái): Tạo sinh kế cho người dân để thoát nghèo
    Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO