Ấn tượng với mô hình Đưa gia súc ra khỏi gầm sàn ở Ít Ong (Sơn La)

Nguyễn Nga | 19/09/2021, 16:59

(TN&MT) - Tháng 10/2020, Hội liên hiệp phụ nữ thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La chính thức tổ chức ra mắt Mô hình đưa gia súc ra khỏi gầm sàn tại tiểu khu Ít Bon, góp phần thay đổi ý thức bảo vệ môi trường sống cho người dân.

Bà Lò Thị Huyền, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Thị trấn Ít Ong, huyện Mường La cho biết: Triển khai mô hình “Đưa gia súc ra khỏi gầm sàn” tại Tiểu khu Ít Bon, Hội phụ nữ Thị trấn đã phối hợp với Ban quản lý tiểu khu thành lập Ban chỉ đạo xây dựng mô hình, Câu lạc bộ mô hình có quy chế hoạt động cụ thể. Hàng tháng, quý tổ chức họp để tuyên truyền tới bà con nhân dân phương pháp thực hiện, vận động nhân dân nâng cao ý thức, hiểu biết về mục đích, ý nghĩa và hiệu quả việc di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở. Trong quá trình chăn thả gia súc hàng ngày, cũng đề nghị bà con quét dọn luôn để giữ vệ sinh các tuyến đường.

Kết quả, từ tháng 10/2020 tới nay, đã tiến hành ký cam kết cho 66 hội viên nuôi gia súc; vận động được 54/66 hội viên đưa gia súc ra khỏi gầm sàn. Hội đã giúp đỡ 2 hộ gia đình làm chuồng trại với số tiền hỗ trợ 2,5 triệu đồng/hộ.

Các hộ còn lại do đang thiếu kinh phí và quỹ đất ít nên việc thực hiện mô hình “Đưa gia súc ra khỏi gầm sàn” tại Tiểu khu Ít Bon chưa thực hiện được 100%. Hiện nay, Hội đang tiếp tục tuyên truyền vận động hội viên đưa gia súc ra khỏi gầm sàn đảm bảo vệ sinh môi trường cảnh quan đô thị gắn với mô hình “xanh- sạch – đẹp”.

Chị Lò Thị Hằng, Chi hội trưởng Hội phụ nữ Tiểu khu Ít Bon chia sẻ: Tiểu khu Ít Bon với hơn 130 hộ dân, 100% đồng bào dân tộc Thái. Sau khi tuyên truyền đến các hội viên về việc đưa gia súc ra khỏi gầm sàn để nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng hơn, bà con trong tiểu khu rất hưởng ứng. Nhờ đó, môi trường sống của bà con cải thiện nhiều, không bị ô nhiễm mùi, đảm bảo vệ sinh hơn.

Gia đình chị Lò Thị Muôn, Tiểu khu Ít Bon có 3 con bò.

Trước đây, gia đình chị Muôn chăn thả gia súc lên nương, đồi, về thì nuôi nhốt gia súc ngay dưới sàn nhà.

“Rất là mùi, khó chịu lắm. Giờ đưa ra khỏi gầm sàn rồi thì không có mùi nữa, không khí quanh nhà quang đãng hơn, ruồi muỗi cũng giảm.” – chị Muôn nói.

Gia đình chị Muôn là 1 trong 2 hộ được Hội phụ nữ thị trấn Ít Ong hỗ trợ kinh phí xây dựng chuồng trại để di dời gia súc khỏi gầm sàn.

Chị Lò Thị Minh, Tiểu khu Ít Bon cũng rất hưởng ứng việc đưa gia súc ra khỏi gầm sàn.

Từ khi đưa gia súc ra khỏi gầm sàn, thấy sạch sẽ, thoáng mát, không có mùi hôi khu vực sinh hoạt của gia đình.

Gia đình chị Minh đã làm 1 nhà để thức ăn ở phía trên, phía dưới thì nuôi nhốt gia súc.

Hội phụ nữ Thị trấn Ít Ong tích cực tuyên truyền đến các hội viên triển khai quét dọn, vệ sinh chuồng trại, đảm bảo vệ sinh khu nuôi nhốt.

Bài liên quan
  • Nỗ lực vì một môi trường xanh – sạch – đẹp ở xã vùng cao Châu Phong
    (TN&MT) - Đã thành thói quen, cứ vào đầu tháng, Đoàn thanh niên xã vùng cao Châu Phong (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) lại ra quân đến từng đoạn đường, ngõ xóm để dọn rác, làm sạch môi trường. Ý tưởng cũng như sự duy trì đều đặn phong trào nói trên đã mang lại cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp cho xã vùng cao này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh
(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO