An toàn dịch bệnh là điều kiện hàng đầu của ‘3 tại chỗ’

Theo Chinhphu.vn | 27/08/2021, 18:25

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, dứt khoát phải bảo đảm tất cả người lao động khi tham gia “3 tại chỗ” phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Đây là điều kiện tiên quyết. “Quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe cho công nhân, đây là tài sản quý của doanh nghiệp”.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thăm hỏi tình hình sản xuất của Công ty Tôn Đông Á - Ảnh VGP/Đức Tuân
Hôm nay (27/8), Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và đoàn công tác đã đi kiểm tra việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong hoạt động sản xuất tại một số doanh nghiệp, khu công nghiệp ở Bình Dương, địa phương có số ca mắc COVID-19 cao thứ 2 trên cả nước.

Cùng đi có Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, lãnh đạo các Bộ Công Thương, Giao thông vận tải, Lao động-Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ.

Trong 5 ngày qua, kể từ khi đến TPHCM trong ngày đầu tiên Thành phố thực hiện siết chặt giãn cách xã hội (ngày 23/8), Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đi thị sát tình hình hoạt động tại 14 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hệ thống kho bãi, cung ứng thực phẩm của TPHCM và các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương.

Hôm nay, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và đoàn đã đến kiểm tra tại Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam ở Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore II (VSIP II), TP. Thủ Dầu Một; Công ty Sanaky Việt Nam, Công ty sản xuất giấy bao bì Vina Kraft Paper tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, huyện Bến Cát; Công ty Tôn Đông Á tại Khu công nghiệp Sóng Thần 1, TP. Dĩ An và Công ty gốm sứ Minh Long ở TP. Thuận An.

Là địa phương đứng đầu về thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, hiện toàn tỉnh Bình Dương có gần 50.000 doanh nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động đến từ hầu hết các tỉnh, thành phố. Đến nay có 406 doanh nghiệp có 3.715 ca F0 (phát hiện tại công ty 3.370 F0 và phát hiện tại các khu cách ly là 345 F0).

Trong bối cảnh dịch bệnh, để duy trì sản xuất, hiện có khoảng 1.300 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp hoạt động sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” với tổng số lao động 140.238 người.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra điều kiện ăn ở của công nhân tại Công ty Foster - Ảnh VGP/Đức Tuân

Báo cáo với Phó Thủ tướng, lãnh đạo Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam cho biết, thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa sản xuất”, Công ty đã bố trí chỗ ăn ở cho hơn 700 cán bộ, công nhân (chiếm 80% tổng số công nhân). Để có chỗ ở cho tất cả, Công ty cho cải tạo lại 2 khu xưởng, lắp đặt thêm máy lạnh, màn, chăn; gắn thêm vòi hoa sen tại nhà vệ sinh. Ngoài 4 bữa ăn được cung cấp miễn phí, công nhân còn được công ty tặng 1 thùng sữa tươi và hỗ trợ mỗi người 100.000 đồng/ngày. Hiện tại, Công ty cứ 1 tuần xét nghiệm 20% số công nhân đang làm việc. Mặc dù 70% số lao động là người ngoại tỉnh nhưng theo khảo sát của Công ty, toàn bộ công nhân đồng thuận việc sản xuất “3 tại chỗ”, không có công nhân nào bỏ về quê.

Đối với Tôn Đông Á, doanh nghiệp này cũng duy trì sản xuất với 620 lao động (trong 800 lao động, chiếm 77,5%). Tình hình sản xuất của nhà máy tương đối ổn định, sản lượng đạt 65.000-68.000 tấn, công suất đạt 100%, chủ yếu là xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu. Năm nay, Công ty dự kiến đạt doanh thu 14.000 tỷ đồng, cao hơn mức 12.500 tỷ đồng của năm ngoái.

Trong khi đó, từ ngày 19/7, Công ty Sanaky bắt đầu “3 tại chỗ” với 550 người trong tổng số 1.000 lao động. Doanh nghiệp tổ chức ăn ở và làm việc riêng từng bộ phận, sinh hoạt với từng khung giờ khác nhau, đến nay không xảy ra lây nhiễm chéo. Nhờ đó, mặc dù dịch bệnh, phải thực hiện “3 tại chỗ” nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động khá tốt. Công nhân được hỗ trợ 1,75 triệu đồng.

Có 100% vốn nước ngoài (Thái Lan), lãnh đạo Công ty Vina Kraft Paper cho biết, tất cả lao động nghỉ việc, không tham gia “3 tại chỗ” đều được hưởng toàn bộ lương. Công nhân đi làm được hưởng trợ cấp 100.000 đồng/ngày. Một ngày, Công ty phải chi 100 triệu đồng lo tiền ăn uống cho công nhân. Lãnh đạo Công ty bày tỏ vui mừng khi tất cả công nhân đi làm đều đã được tiêm vaccine.

Đến nay, việc giữ an toàn cho vùng sản xuất được Minh Long I thực hiện tốt với 1.100 cán bộ, công nhân. Với sự đầu tư đồng bộ từ nhà xưởng, công nghệ sản xuất đến nơi sinh hoạt khép kín nên đơn vị hoàn toàn chủ động thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh, duy trì sản xuất, xuất khẩu, đồng thời bảo đảm tốt chế độ cho người lao động.

Nêu các kiến nghị trong quá trình thực hiện “3 tại chỗ”, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn, việc kiểm soát phương tiện trên đường cần phải có những nguyên tắc và phối hợp thống nhất giữa các địa phương, áp dụng công nghệ để giảm thiểu số lượng phương tiện, thời gian phải dừng. Nhà nước cần có giải pháp thống nhất điều kiện cấp phép lưu thông phương tiện và kiểm tra sức khỏe lái xe. Các doanh nghiệp mong muốn đẩy nhanh việc phân bổ, tiêm vaccine cho công nhân lao động tại Bình Dương nhằm đưa hoạt động sản xuất trở lại trạng thái bình thường mới.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tặng khẩu trang cho người lao động của Công ty Sanaky - Ảnh VGP/Đức Tuân

Phải chú trọng chăm lo đời sống công nhân “3 tại chỗ”

Sau khi kiểm tra trực tiếp và trao đổi với các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao tinh thần chủ động, nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ và công nhân lao động vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh; giữ vững chuỗi cung ứng hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế. Phó Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi đời sống công nhân được bảo đảm. Tỉ lệ doanh nghiệp hoạt động “3 tại chỗ” tại Bình Dương là khá cao so với các địa phương khác.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, dứt khoát phải bảo đảm tất cả người lao động khi tham gia “3 tại chỗ” phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Đây là điều kiện tiên quyết. Phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc hằng tuần để kiểm tra, tầm soát. Nếu phát hiện ca F0 thì phải dừng sản xuất ngay. Quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe cho công nhân, đây là tài sản quý của doanh nghiệp. Do đó, phải an toàn thì mới sản xuất, bởi để xảy ra lây nhiễm trong nhà máy, xí nghiệp thì thiệt hại rất lớn, không chỉ kinh tế mà cả sức khỏe, đời sống của người lao động. Phải kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng thực phẩm cho nhà máy.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc thực hiện “3 tại chỗ” kéo dài, cần hết sức quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, từ bữa ăn đến điều kiện vệ sinh, vui chơi, giải trí. “Có một số doanh nghiệp tôi đi kiểm tra, bị đứt gãy, khi quay trở lại hoạt động thì mời công nhân đến làm rất khó. Mà đào tạo được 1 công nhân thành thạo, có tay nghề cao không thể một sớm, một chiều”.

Không được chủ quan. Mỗi doanh nghiệp là một pháo đài chống dịch, góp sức cùng Bình Dương sớm kiểm soát được dịch, Phó Thủ tướng nói. Để dịch càng kéo dài, người dân càng khổ, hệ thống bộ máy càng mệt mỏi.

Phó Thủ tướng nhất trí và sẽ yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động, lực lượng tiên phong trên mặt trận kinh tế.

Đức Tuân

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Vicem Hà Tiên khẳng định vị thế với số lượng sản phẩm đạt "Nhãn xanh" nhiều nhất SGBC
Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên (Vicem Hà Tiên) tiếp tục khẳng định vị thế là nhà sản xuất xi măng tại Việt Nam sở hữu danh mục sản phẩm được trao nhiều chứng nhận nhãn xanh nhất từ SGBC (13 sản phẩm).
Đừng bỏ lỡ
  • An cư giữa đô thị nghỉ dưỡng đa tiện ích, tại sao không?
    (TN&MT) - Phá vỡ khái niệm về điểm đến đơn thuần chỉ dành cho những chuyến du lịch - nghỉ dưỡng ngắn ngày, các khu căn hộ nằm giữa đô thị nghỉ dưỡng đa tiện ích, được phát triển dành riêng cho nhu cầu an cư cận phố, đang trở thành xu hướng nhà ở rất được ưa chuộng.
  • Vinamilk đẩy mạnh đầu tư và khai thác thị trường nước ngoài
    (TN&MT) - Song song với việc phát triển thị trường nội địa, công ty sữa hàng đầu Việt Nam tích cực khai thác các cơ hội để mở rộng kinh doanh tại các thị trường quốc tế, thông qua hoạt động đầu tư vào các chi nhánh nước ngoài và xuất khẩu.
  • PVEP - Hành trình 35 năm kiếm tìm tài nguyên trên biển
    Hướng đến mục tiêu trở thành công ty dầu khí quốc tế chuyên nghiệp nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực, với năng lực hoạt động toàn cầu, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) luôn ở tư thế sẵn sàng đổi mới, vượt qua các thử thách trong hành trình 35 năm xây dựng và phát triển.
  • EVN phải tập trung nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp về cung ứng điện
    EVN phải tập trung nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp về cung ứng điện, đặc biệt là việc thực hiện đạt hiệu quả cao nhất các biện pháp về tiết kiệm điện; xây dựng các kịch bản điều hành cung ứng điện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
  • WinMart đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn
    Hệ thống WinMart/WinMart+ dự kiến đến cuối tháng 6/2023 sẽ  tiêu thụ khoảng 200 tấn vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang và đưa loại trái cây đặc sản này có mặt tại gần 3.500 siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Đây là chia sẻ của đại diện Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp (WCM) tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều huyện Lục Ngạn năm 2023, diễn ra ngày 7/6.
  • Trồng rừng - “mục tiêu kép” của PVEP trong nỗ lực giảm phát thải
    Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang tích cực triển khai những giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK), hướng tới mục tiêu “net-zero” theo cam kết COP26 vào năm 2050. Một trong những giải pháp được PVEP lựa chọn là trồng rừng, đây là một giải pháp cụ thể để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa giảm phát thải KNK, vừa thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ môi trường.
  • 11 thủy điện dừng phát điện do “khát nước”
    Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, hiện có 9 hồ thủy điện ở mực nước chết, có 11 thủy điện phải dừng phát điện vì lưu lượng và mực nước hồ không đảm bảo vận hành tổ máy.
  • Thị trường LNG chuyển biến thuận lợi - giải pháp cho năng lượng Việt Nam
    Giá LNG tại các thị trường châu Á và châu Âu liên tục giảm mạnh do khí hậu và lượng hàng tồn kho lớn. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể nhập khẩu và chuyển dịch dài hạn sang điện khí LNG. PV GAS là đơn vị tiên phong nhập khẩu chuyến tàu LNG về Việt Nam, hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhu cầu tiêu thụ khí, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Lợi thế vàng khiến Sunshine Sky City lọt vào “mắt xanh” của các nhà đầu tư
    Pháp lý minh bạch, chính sách bán hàng hấp dẫn, chủ đầu tư uy tín cùng những ưu thế vượt trội về vị trí, tiện ích, Sunshine Sky City hứa hẹn trở thành dự án có tiềm năng tăng giá không giới hạn tại thị trường bất động sản TP.HCM.
  • PV Power nỗ lực đảm bảo cung ứng điện
    Nhằm đảm bảo cung ứng điện khi nhu cầu điện tăng cao, thời gian qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã đưa ra rất nhiều giải pháp để đảm bảo khả dụng cho vận hành khi có yêu cầu huy động từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0).
  • Chủ đầu tư tung kích cầu: Thị trường BĐS dần có thanh khoản
    (TN&MT) - Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) tại khu vực phía Nam nói chung, TP.HCM nói riêng ảm đạm, thanh khoản chậm, nhiều chủ đầu tư (CĐT) đã tung ra các chính sách kích cầu để hâm nóng thị trường. Song, chỉ một số dự án ghi nhận có giao dịch, phần còn lại của thị trường vẫn khá trầm lắng.
  • PVEP - 35 năm: Viết tiếp truyền thống tự hào
    Trong quá trình 35 năm xây dựng và phát triển, dưới sự định hướng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) luôn bám sát mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của mình để trở thành đơn vị chủ lực, cốt lõi của Petrovietnam trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO