An ninh lương thực cho hộ nghèo ở Mai Châu - Bài 2: Đề xuất ba giải pháp để cải thiện thu nhập cho hộ nghèo ở Mai Châu

04/12/2018, 09:13

(TN&MT) - Một số nghiên cứu viên của Học viện Nông nghiệp đã tiến hành khảo sát việc đảm bảo lương thực thực phẩm cho các hộ nghèo tại huyện Mai Châu (Hòa Bình). Nghiên cứu cho thấy, hộ nghèo thường gặp rất nhiều trở ngại về việc tiếp cận lương thực do điều kiện giao thông, kinh tế chậm phát triển. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất 3 giải pháp nhằm đa dạng hóa hoạt động sản xuất; hỗ trợ kỹ thuật canh tác và thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm cho người nông dân nghèo tại Mai Châu.

image003
Xây dựng hệ thống mương máng sẽ giúp cho việc sản xuất lúa hiệu quả hơn. Ảnh: Báo Hòa Bình

Đa dạng hóa hoạt động sản xuất

Để đa dạng hóa hoạt động sản xuất và tạo thu nhập cho hộ nghèo, cải thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, chính quyền địa phương nên kết hợp với các tổ chức hỗ trợ giảm nghèo có thể xây dựng các mô hình trình diễn lúa, ngô, lạc trong các xã nghèo để giúp người dân nâng cao hiệu quả sử dụng giống cây trồng, hiệu quả sử dụng phân bón và giới thiệu các biện pháp canh tác phù hợp.

Chính quyền cũng là đầu mối trợ giúp cho các hộ gia đình nghèo từng phần hoặc toàn phần tiền mua giống vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà để mở rộng quy mô đàn và số hộ chăn nuôi. Có thể hỗ trợ bằng lợn giống, gà giống, nhưng phải được tuyển chọn tại địa phương hoặc có thể liên kết với các hộ gia đình không phải diện nghèo để cung cấp giống vật nuôi phù hợp với người dân tại địa phương. Hoạt động hỗ trợ cần tập trung vào cấp hộ gia đình thay vì nhóm hộ gia đình như hiện tại.

Hỗ trợ kỹ thuật

Trước mắt, các chính quyền, tổ chức hội nông dân cần tổ chức các khoá tập huấn vào từng thời điểm cụ thể, đảm bảo đúng yêu cầu mùa vụ trong trồng trọt và chăn nuôi để giúp người dân có biện pháp can thiệp kịp thời tình hình dịch bệnh của cây trồng và vật nuôi.

Đối với cây trồng, nội dung tập huấn cần tập trung vào: Kỹ thuật xử lý hạt giống ngô, lúa khi gieo trồng; Kỹ thuật làm đất, và sử dụng bón phân; Biện pháp chẩn đoán và quản lý sâu hại trên cây trồng.

Đối với vật nuôi, nội dung tập huấn cần tập trung vào: Kỹ thuật làm chuồng trại cho chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò; Biện pháp phòng, chống rét cho chăn nuôi lơn, gà, trâu, bò; Kỹ thuật chuẩn bị, chế biến thức ăn chăn nuôi; Kỹ thuật chăm sóc lợn giống, lợn sơ sinh; Biện pháp chẩn đoán dịch bệnh cơ bản cho vật nuôi.

Đối với cán bộ khuyến nông và cán bộ thú y cơ sở, cần có các khoá huấn luyện chuyên sâu về kỹ năng, phương pháp làm việc với nông dân; trau dồi kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp về kiến thức cơ bản trong chăm sóc, phòng, trị dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Cải thiện hoạt động sau thu hoạch

Hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm như ngô, lạc, sắn của các hộ gia đình chủ yếu được thực hiện ngay tại thời điểm thu hoạch. Việc bán tươi hạn chế khả năng rải vụ trong nông nghiệp, làm tăng tính mùa vụ, tạo thời cơ để các đầu mối thu gom ép giá mua nông sản gây thua thiệt cho người dân.

Giải pháp cụ thể là giới thiệu và hỗ trợ công nghệ lò sấy ngô, sắn, lạc nhằm tăng khả năng bảo quản, tránh bị ép giá bán khi thu hoạch. Nội dung hỗ trợ này có thể hướng đến nhóm hộ gia đình nghèo theo phạm vi thôn bản, hoặc khuyến khích người dân tự đầu tư xây dựng công trình sấy nông sản và hỗ trợ gián tiếp vốn đầu tư cho công trình đó.

Đây là bài tuyên truyền về Chương trình hành động Quốc gia Không còn nạn đói ở Việt Nam năm 2018

Bài liên quan
  • An ninh lương thực cho hộ nghèo ở Mai Châu - Bài 1: Trở ngại trong tiếp cận lương thực, thực phẩm
    (TN&MT) - Một số nghiên cứu viên của Học viện Nông nghiệp đã tiến hành khảo sát việc đảm bảo lương thực thực phẩm cho các hộ nghèo tại huyện Mai Châu (Hòa Bình). Nghiên cứu cho thấy, hộ nghèo thường gặp rất nhiều trở ngại về việc tiếp cận lương thực do điều kiện giao thông, kinh tế chậm phát triển. Các giải pháp trước mắt cần tập trung vào cải thiện sản xuất nông nghiệp, nâng cao cơ hội tiếp cận thị trường, các biện pháp giảm thiểu rủi ro, tiếp cận và sử dụng lương thực của hộ nghèo ở Mai Châu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TN&MT: Xây dựng cơ quan xanh - sạch - đẹp, không khói thuốc lá
    (TN&MT) - Thời gian qua, Công đoàn Bộ TN&MT đã triển khai phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong cán bộ, công chức, viên chức và lao động, trong đó có xây dựng môi trường không khói thuốc lá nơi làm việc. Xung quanh vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc phỏng vấn ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT.
  • Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam và Vinamilk trao sữa đến trẻ em nhân dịp năm học mới
    (TN&MT) - Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước. Chương trình cũng đã hoàn thành mục tiêu dành tặng 1,5 triệu hộp sữa đến các em trong năm nay.
  • Vinamilk tiếp sức nhà vô địch nhí bứt phá tại Robotacon WRO 2023
    (TN&MT) - Chung kết “Robotacon WRO 2023” với sự đồng hành của Vinamilk đã tìm ra các nhà vô địch giành tấm vé thẳng tiến tới bảng đấu quốc tế tại Panama.
  • Đề xuất tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ thai sản
    Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho rằng, việc bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện nhằm tăng tính hấp dẫn của chính sách này, thu hút người dân (đặc biệt là nhóm lao động trẻ tuổi) tham gia.
  • Muôn hình vạn trạng "chiêu thức" trục lợi Quỹ BHYT
    Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) bị trục lợi bằng nhiều hình thức, muôn hình vạn trạng, như một người sử dụng thẻ BHYT đi khám chữa bệnh (KCB) nhiều lần; nhiều người mượn thẻ BHYT của người khác đi KCB…, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết.
  • Thiết lập kịch bản phát triển người tham gia BHXH hiệu quả
    Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu sớm hoàn thiện kịch bản phát triển người tham gia BHXH phù hợp với tình hình chung của từng địa phương, qua đó có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể.
  • Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024
    (TN&MT)- Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định 2461/QĐ-BTNMT về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023-2024 nhằm tăng cường việc thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và nhân rộng mô hình “công sở không khói thuốc” trong các đơn vị trực thuộc.
  • Cần khung pháp lý đầy đủ để quản lý thuốc lá thế hệ mới
    (TN&MT) - Tại Tọa đàm “Khung khổ pháp lý để quản lý thuốc lá thế hệ mới” vừa diễn ra, đại diện cơ quan quản lý và các chuyên gia nhìn nhận, sự xuất hiện của thuốc lá thế hệ mới, chủ yếu là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng trong thơi gian qua đã thay đổi cục diện thị trường thuốc lá tại Việt Nam. Tất các sản phẩm này đều là sản phẩm nhập lậu hoặc xách tay do thiếu khung pháp lý để kiểm soát.
  • Intracom Group: Đưa “bệnh viện di động” lên non cao
    (TN&MT) - Đưa đội ngũ bác sĩ, chuyên gia, hệ thống trang thiết bị và thuốc điều trị lên vùng cao, nhằm giải quyết khó khăn về đi lại và chi phí cho bà con, chính là ý nghĩa của Hành trình nâng niu từng sự sống do Intracom Group thực hiện vào ngày 26/8.
  • Quản lý chặt dữ liệu để phòng chống trục lợi quỹ BHXH, BHYT
    Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố rà soát để cập nhật thông tin căn cước công dân, đảm bảo dữ liệu của người hưởng tại cơ quan BHXH đồng bộ với dữ liệu về dân cư.
  • Nhiều lợi ích khi tham gia BHYT hộ gia đình
    Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình được Quỹ BHYT thanh toán số tiền khám, chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động Phòng, chống tác hại thuốc lá
    (TN&MT) - Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Cũng theo thông tin từ Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) – Bộ Y tế cho thấy, hàng năm Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, do đó, việc phòng, chống tác hại của thuốc lá là chiến lược quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và kinh tế đất nước.
  • Gen Z thanh lọc cơ thể để giải nóng trong người khi “sống về đêm”
    Gen Z đang chiếm trọn sự quan tâm của xã hội khi thế hệ này tiếp tục được ưu ái gọi là “thế hệ cú đêm”. Áp lực công việc, học tập, tác động từ công nghệ hay đơn giản là thói quen thức khuya khiến nhiều bạn trẻ dễ cáu gắt, nóng nảy, thiếu sức sống. Một thống kê cho thấy có tới 84% Gen Z có vấn đề về giấc ngủ.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO