An Giang: Dự báo vụ sạt lở đất ở sông Hậu còn tiếp diễn nghiêm trọng

23/04/2017, 00:00

Liên quan đến việc hỗ trợ các hộ dân có nhà bị sập, phải di dời do ảnh hưởng sạt lở tại huyện Chợ Mới, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang Lâm Quang Thi...

 

Liên quan đến việc hỗ trợ các hộ dân có nhà bị sập, phải di dời do ảnh hưởng sạt lở tại huyện Chợ Mới, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang Lâm Quang Thi cho biết tỉnh đã hỗ trợ 16 hộ có nhà và nền nhà bị sập, 42 hộ có nhà nằm ở khu vực sạt lở nguy hiểm (đã di dời khẩn cấp ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở) mỗi hộ 40 triệu đồng.

Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang hỗ trợ 16 hộ có nhà và nền nhà bị sạt lở tổng số tiền là 78 triệu đồng; vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ tiền mặt và quà có tổng trị giá180 triệu đồng.

Hội Chữ thập Đỏ huyện Chợ Mới (An Giang) hỗ trợ 58 hộ có nhà bị sạt lở và các hộ phải di dời nhà mỗi hộ 30kg gạo và một bình đựng nước sạch. Ứớc tính tổng số tiền hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng của sạt lở là gần 3 tỷ đồng.

Trước đó, vào ngày 22/4, tại khu vực tổ 12, ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đã xảy ra vụ sạt lở với nghiêm trọng với chiều dài 70m, làm 14 căn nhà và hai nền nhà của người dân bị đổ sập xuống sông Hậu; mép sạt lở đã ăn sâu vào đường liên xã khoảng 2m, cắt đứt tuyến đường giao thông liên xã Mỹ Hội Đông đi Nhơn Mỹ (huyện Chợ Mới) với tổng thiệt hại tài sản ước tính khoảng 8,8 tỷ đồng. Vụ sạt lở không gây thiệt hại về người.

Theo kết quả đo đạc ngày 22/4 của Trung tâm quan trắc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, khu vực quanh cung sạt lở, các đường đẳng trị độ sâu có khuynh hướng áp sát vào cung lõm nhưng lại thoải dần ra về hai đầu của cung này, chứng tỏ quanh khu vực này, độ sâu lớn và bất thường so với khu vực xung quanh. Qua đó, dự báo cung lõm này sẽ tiếp tục phát triển rộng thêm nhằm tái cân bằng lại mái dốc, sẽ tiếp tục lở vào thêm ít nhất 15m và phát triển thêm hơn 50m về hai phía đầu và cuối cung này, tức chiều dài sạt lở dự báo là 260m, tăng 100m so với báo cáo ngày 21/4.

Theo khảo sát hiện trạng dọc bờ, hiện nay, tại khu vực tâm của cung sạt, cách mép bờ 6m về phía trong, đang hình thành vết nứt với độ rộng khoảng 1-3mm, ảnh hưởng đến sân trước nhà của các hộ đối diện khu vực sạt lở.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang kiến nghị các ngành chức năng tiếp tục cấm các phương tiện giao thông trên tuyến đường liên xã Mỹ Hội Đông đi Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới (đoạn sạt lở), hạn chế người qua lại khu vực này; thông báo mở rộng việc di dời người và tài sản trong vùng chịu ảnh hưởng sạt lở đoạn dài 260m; thường xuyên trực theo dõi diễn biến và báo cáo tình hình sạt lở...

Bên cạnh đó, do khu vực sạt lở này dòng chảy diễn biến phức tạp có độ sâu thay đổi không lớn sau khi sạt lở, vách vẫn thẳng đứng, đường bờ kết cấu rất yếu và trên bờ vẫn còn có nhà xây dựng kiên cố, gia tăng tải trọng lên đường bờ do đó đề nghị xem xét đề xuất tháo dỡ nhằm giảm tải trọng lên đường bờ. Đoạn sông này là khu vực hợp lưu nên dòng chảy xoáy rất bất thường và không theo quy luật do đó việc lấp hố xoáy, chỉnh trị dòng chảy, kè kiên cố là không khả thi. Do đó, địa phương nên có phương án quy hoạch lại đi dời và bố trí dân cư, đường giao thông, hạ tầng thích hợp tránh xa các khu vực có nguy cơ sạt lở cao này.

Ông Trương Trung Lập, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Chợ Mới, cho biết huyện tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng của huyện và xã ứng trực 24/24 giờ theo dõi diễn biến và cảnh báo tình hình sạt lở; đảm bảo tình hình an ninh trật, an toàn giao thông, đồng thời giúp dân di dời tài sản ra khỏi khu vực cảnh báo sạt lở; thông báo cho học sinh Trường Tiểu học A Mỹ Hội Đông nghỉ học trong hai ngày (ngày 24-25/4); khẩn trương thi công đường tránh Ấp Chiến Lược-Mương Ông Chủ nhằm điều tiết giao trên tuyến đường xã hướng Mỹ Hội Đông đi Nhơn Mỹ (huyện Chợ Mới); khảo sát nhu cầu cuộc sống của các hộ đã di dời để xem xét hỗ trợ kịp thời giúp người dânổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, huyện Chợ Mới cũng tiến hành khảo sát và lập các hồ sơ thủ tục để tiến hành xây dựng khu dân cư nhằm hỗ trợ nền tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng sạt lở.

Vào sáng 23/4, lãnh đạo tỉnh An Giang cùng các ngành chức năng đã đến khảo sát tình hình sạt lở tại tổ 12, ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang). Đoàn đã thăm hỏi, chia sẻ những khó khăn của người dân trong vùng bị sạt lở.

Qua kiểm tra thực tế tại khu vực bị sạt lở, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân chỉ đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang và huyện Chợ Mới khẩn trương di dời nhân dân ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm; ưu tiên bố trí chỗ ở tạm cho những hộ dân bị ảnh hưởng; chăm lo đời sống cho người dân để người dân sớm ổn định tâm lý.

Ủy ban Nhân dân huyện Chợ Mới có phương án hợp lý để các học sinh trên địa bàn không bị gián đoạn việc học, nhất là đang trong giai đoạn các em học sinh chuẩn bị thi học kỳ kết thúc năm học. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với chính quyền xã Mỹ Hội Đông nhanh chóng thống kê các hộ nghèo, các hộ hoàn cảnh khó khăn để kịp thời động viên hỗ trợ người dân, giúp các hộ sớm ổn định cuộc sống.

Về lâu dài, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, Sở Xây dựng An Giang bố trí, sắp xếp, tạo điều kiện, hỗ trợ người dânbị thiệt hại về nhà vào ở tại các khu dân cư trên địa bàn xã nếu người dân có nhu cầu; cần sớm có quy hoạch khu dân cư tái định cư để bố trí, sắp xếp các hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao cần phải di dời nhằm giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

Đặc biệt, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang nhanh chóng lựa chọn đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và trình độ cao hơn để đánh giá, đề xuất các giải pháp hữu hiệu khắc phục sự cố sạt lở một cách căn cơ, hiệu quả bền vững, lâu dài./.

Theo TTXVN 


(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Hòa tiếng nói chung nhịp đập xanh
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh, phát triển xanh là xu thế, là tất yếu. Với chức năng định hướng, điều chỉnh dư luận, báo chí - truyền thông đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội về chuyển đổi xanh, phát triển xanh.
  • Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra “Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023-2024 ở khu vực Nam Bộ” nhằm giúp các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng chống thiên tai. Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) kết hợp cùng với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
  • "Tấm thẻ xanh" để Đắk Nông bứt phá
    (TN&MT) - Chỉ còn hơn 3 tháng, Đắk Nông - địa phương trẻ nhất trong các tỉnh thành trực thuộc Trung ương trên cả nước sẽ đón tuổi 20 - mốc son quan trọng được ghi dấu bằng chặng đường bền bỉ xây giá trị. Những giá trị mang dấu ấn vùng đất, con người Đắk Nông đang được kỳ vọng sẽ tạo đà cho tuổi 20 bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
  • Đồng Nai: Yêu cầu Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại 250 trang trại
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7604/STNMT-CCBVMT gửi Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai về việc tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại các trại chăn nuôi chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
  • Chuyển đổi xanh - một ứng xử văn hóa cấp thiết với thiên nhiên
    (TN&MT) - Gần sáng ngày 11/9/2023, cư dân vùng Derna - Libya đang say ngủ thì đột ngột bị đánh thức bởi một tiếng nổ lớn. Đó là tiếng vỡ khủng khiếp của một con đập. Dòng nước khổng lồ đã cuốn ra biển sinh mạng hơn chục ngàn người. Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc, lũ lụt, lở đất và các cơn bão đổ bộ vào đại lục mang theo lượng mưa lớn nhất chưa từng thấy trong cả trăm năm qua đều có nguyên nhân cơ bản và sâu xa của gia tăng biến đổi khí hậu. Mà gây ra biến đổi khí hậu lại có phần do con người. Như vậy, trong thiên tai có cả nhân tai.
  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường đến các doanh nghiệp tại miền Trung
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, ngày 22/9, tại TP. Huế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Diễn đàn “Doanh nghiệp với Luật BVMT khu vực miền Trung”.
  • Cơ quan Khí tượng phân tích nắng nóng giữa mùa Thu ở Hà Nội
    (TN&MT) - Ngày 22/9 là ngày thứ 4 liên tiếp người dân thủ đô Hà Nội trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè, đặc biệt vào thời điểm trưa hoặc đầu giờ chiều ở ngoài trời. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, đây không phải là hiện tượng thời tiết bất thường.
  • Thời tiết ngày 22/9: Ngày nắng, mưa về chiều và đêm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (22/9), thời tiết chủ đạo ở hầu hết các khu vực trên cả nước là có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Riêng Thủ đô Hà Nội không mưa, thời tiết ban ngày nắng nóng, có nơi trên 35 độ.
  • Ấn tượng kinh tế tuần hoàn qua ảnh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Tổ chức C asean Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023. Tổng cộng có 9 tác phẩm đạt giải, thể hiện những góc nhìn mới lạ, nghệ thuật và đầy tính sáng tạo về chủ đề kinh tế tuần hoàn.
  • ESG - cánh cửa kết nối doanh nghiệp Việt với thế giới
    (TN&MT) - ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) là bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của một công ty mà các nhà đầu tư và đối tác thương mại sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro và tính bền vững của một doanh nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tư hoặc hợp tác thương mại.
  • Phát triển Hạ tầng Cây xanh - Mặt nước ở Huế
    (TN&MT) - Đó là tên gọi của Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng các đối tác địa phương thực hiện vào ngày 21/9.
  • Sơn La: Kiểm soát chặt hoạt động gây nuôi động vật hoang dã
    (TN&MT) - Đây là một trong những mục tiêu tỉnh Sơn La đề ra tại Kế hoạch 207/KH-UBND, thực hiện Đề án Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
  • Đà Nẵng: Rác và bùn “bức tử” cống thu nước, hố ga
    Rác và bùn đất ngập trong cống thoát nước và hố ga khiến nước không thể thoát. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngập tại Đà Nẵng sau những cơn mưa lớn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO